053-2020 - page 16

16
. Nga
: Hạ viện Nga ngày 11-3 đã
chính thức bỏ phiếu thông qua dự
luật sửa đổi hiến pháp của nước này,
theo hãng tin
Reuters
. Dự luật này
có những điều khoản cho phép Tổng
thống Vladimir Putin có quyền tái
tranh cử vào năm 2024, một điều vốn
bị giới hạn trong hiến pháp Nga hiện
hành.
Reuters
nhận định điều khoản
mới sẽ tạo cơ hội để ông Putin tại
nhiệm tới năm 2036, khi ông đã 83
tuổi, nếu ông vẫn tiếp tục nhận được
sự tín nhiệm của người dân.
. Bangladesh
: Ngày 11-3, một vụ
hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại
một khu ổ chuột ở thủ đô Dhaka của
Bangladesh, khiến hàng ngàn người
nghèo ở đây rơi vào cảnh mất chỗ ở
(
ảnh
). 150 lính cứu hỏa đã được huy
động đến hiện trường và mất 3 giờ
đồng hồ để dập tắt đám cháy. Hiện
chưa có báo cáo về thương vong
trong vụ hỏa hoạn. Nguyên nhân vụ
việc đang được điều tra làm rõ.
PHẠM KỲ
Thế giới 24 giờ
COVID-19: Nguy cơ Anh là ổ dịch
tiếp theo sau Ý
Trước tình hình COVID-19 ở Anh diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều chuyên gia cảnh báo đã xuất hiện
dấu hiệu nước này sẽ bùng phát dịch quymô lớn như ở Ý.
VĨ CƯỜNG
T
ính đến 21 giờ ngày
11-3, trang thống kê
Worldometer
dẫn nguồn
cơ quan y tế của nhiều quốc
gia ghi nhận toàn thế giới
có 4.269 ca tử vong do dịch
COVID-19, 118.903 trường
hợp nhiễm. Như vậy, so với
cùng giờ ngày 10-3, số ca tử
vong tăng 180 người, số ca
nhiễm tăng 2.844 trường hợp.
Hiện dịch đã lây lan sang
115 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Ở châu Âu, nhiều chuyên gia
cảnh báo Anh sẽ trở thành ổ
dịch tiếp theo khi quỹ đạo
diễn biến COVID-19 diễn ra
tương tự cuộc khủng hoảng
đang làm tê liệt hoàn toàn Ý.
Đến tối 11-3, nước này ghi
nhận 383 ca nhiễm với sáu
trường hợp tử vong.
Đáng chúý, hãng tin
Reuters
cùng ngày cho biết Thứ trưởng
Y tế Anh Nadine Dorries đã
xét nghiệm dương tính với
COVID-19 sau khi có triệu
chứng bất thường từ hôm 6-3
và hiện đang tự cách ly tại nhà.
Quan chức này được cho là
đã gặp hàng trăm người tại
Quốc hội tuần qua và thamdự
tiệc chiêu đãi với Thủ tướng
Boris Johnson.
Nguy cơ cao Anh
bùng phát dịch
như Ý
Theo đài
CNN
, giới chức
Ý hôm 9-3 đã ra lệnh phong
tỏa toàn quốc và cấm hơn 60
triệu dân di chuyển giữa các
TP nhằm ngăn COVID-19
lây lan. Số ca nhiễm ở nước
này hiện đã vượt qua con số
10.000 người, biến nước này
thành vùng dịch lớn thứ hai
trên thế giới.
“Những gì vừa xảy ra với
chúng tôi giống như một quả
bom phát nổ. Tôi sẽ rất cẩn
thận trong giai đoạn này bởi
nó lây lan rất nhanh, như một
đám cháy” - người đứng đầu
đơn vị chăm sóc đặc biệt ở
vùngLombardy-ôngGiacomo
Grasselli bình luận.
Trước tình hình dịch bệnh
diễn biến nghiêm trọng ở Ý,
cựu bác sĩ người Anh Adam
Kat cảnh báo rằng Anh có
thể sẽ chứng kiến đợt bùng
phát tương tự trong khoảng
hai tuần tới.
“Quỹ đạo của dịch bệnh ở
Anh gần như tương đương
với miền Bắc Ý, chỉ chậm
hơn khoảng 2-3 tuần” - GS
Francis Balloux thuộc ĐH
London cảnh báo. Theo
chuyên gia này, trong chưa
đầy một tháng tới,Anh có thể
phải ra lệnh phong tỏa toàn
quốc như những gì giới chức
Rome đang áp dụng.
Được biết saukhi các trường
hợp nhiễm COVID-19 đầu
tiên xuất hiện ở các khu nghỉ
dưỡng trượt tuyết miền Bắc
Ý, nhiều thị trấn ở đây đã bị
phong tỏa, sau đó là toàn bộ
đất nước. Người dân Ý có
thể bị phạt tù nếu cố tình vi
phạm lệnh phong tỏa. Các
trường học bị đóng cửa, giải
bóng đá chuyên nghiệp Serie
A bị dừng, giao thông công
cộng đình trệ, các bảo tàng
cùng các sự kiện lớn đều bị
tạm hoãn.
Trong khi đó, giới chức
London đến nay không thực
hiện bất kỳ biện pháp quyết
liệt nào để ngăn virus lây lan
nhưng lại nhiều lần tuyên bố
chính quyền đủ khả năng ngăn
chặn dịch bệnh. GS Mark
Handley thuộc ĐH London
đã xây dựng một biểu đồ cho
thấy COVID-19 ởAnh, Đức,
Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ và
Thụy Sĩ đều đang đi theo cùng
một quỹ đạo như Ý. Các quốc
gia này đều chứng kiến mức
tăng ca nhiễmmới hằng ngày
khoảng 33%. Ông Handley
sau đó so sánh các nước này
với Nhật Bản, nơi tốc độ tăng
thấp hơn đáng kể. “Các nước
khác sẽ giống Ý trong thời
gian 9-14 ngày” - ông nói.
London chống dịch
thiếu hiệu quả
Hồi ngày 10-3, Phó Giám
đốc Cơ quan Y tế công cộng
Anh Jenny Harries dự đoán
nước này trong tương lai sẽ
có hàng ngàn người nhiễm
COVID-19. Hầu hết trường
hợp sẽ chỉ ở mức độ nhẹ và
không cần trợ giúp y tế, trong
khi một số người khác có thể
phải nhập viện và một tỉ lệ
nhỏ tử vong.
Nhân viên y tế đo thân nhiệt tài xế tại một chốt kiểmtra giao thông ở thủ đô London, Anh ngày 9-3.
Ảnh: BBC
Bà Merkel: 60% dân Đức sẽ nhiễm
COVID-19
Đài
DW
(Đức) ngày 10-3 đưa tinThủ tướngĐức Angela
Merkel cảnh báo sẽ có tới 60% dân số Đức có nguy cơ
mắc COVID-19, đồng thời yêu cầu các bang thực hiện các
biện phápmạnh và đồng bộ để ngăn chặn sự lây lan của
virus gây dịch COVID-19 trong bối cảnh đã có hơn 1.550
người Đức nhiễm virus này.
Được biết Thủ tướng Merkel đưa ra cảnh báo trên tại
cuộc họp của nhómnghị sĩ Liênminh Dân chủ/Xã hội cơ
đốc giáo (CDU) tại Quốc hội chiều cùng ngày. Bà Merkel
yêu cầu giới chức nước này thực hiện các biện pháp
nghiêmngặt để chống dịch COVID-19, theo đó nên hủy
mọi sự kiện không quá cấp thiết, như các trận bóng đá
trong khuôn khổ Bundesliga.
Trước đó, Bộ trưởngY tế liên bang Đức Jens Spahn đã
khuyến cáo hủy mọi sự kiện có trên 1.000 người tham
gia. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là khuyến cáo và không ràng
buộc về mặt pháp lý. Theo quy định phân quyền liên
bang cũng như luật chống lây nhiễmcủa Đức, mọi quyết
định liên quan vấn đề trên thuộc thẩm quyền cấp địa
phương, cụ thể là các bang và các quận, trong khi cấp
liên bang chỉ có thể đưa ra các khuyến cáo và cập nhật
thông tin cho người dân.
ChâuÂu cần nhìn nhận thực
tế là chúng ta đang trải qua
một cuộc khủng hoảng đặc
biệt chưa từng có nên cần có
sựứngphó tươngxứng. Chúng
tôi đã sẵn sàng tiến hành các
quyết định cần thiết đểđốimặt
với dịchbệnh, ứngphó với mọi
hậu quả. Liên minh châu Âu
(EU) cần sự ứng phó nhanh và
mạnh nhất có thể. Điều tôi kêu
gọi là sự đồng lòng trong EU.
Tổng thống Pháp
EMMANUEL
MACRON
trong họp báo ngày 10-3
Họ đã nói
Quỹ đạo của dịch
bệnh ở Anh gần
như tương đương
với miền Bắc Ý, chỉ
chậm hơn khoảng
2-3 tuần.
50%
bãi biển trên thế giới sẽ biến mất vào đầu năm 2100 do
hậu quả của biến đổi khí hậu, một nghiên cứu thuộc Ủy
ban châu Âu công bố trên chuyên san
Nature Climate
Change
ngày 11-3 khẳng định. Mỹ, Canada, Mexico,
Trung Quốc, Chile, Nga, Argentina, Ấn Độ và Brazil được
cảnh báo là những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất. Úc
cũng có thể mất gần 15.000 km đường biển trong 80
năm tới.
PHẠM KỲ
“Chúng ta hiện ghi nhận
khá ít ca nhiễm, đó là lý do
chúng ta vẫn trong giai đoạn
ngăn chặn (bước đầu tiên
trong kế hoạch hành động của
chính phủ). Tuy nhiên, Anh
sẽ có số ca nhiễm lớn chưa
từng thấy, ngay cả với những
người được đào tạo chuyên
nghiệp như chúng tôi” - ông
Harries nói.
Cũng theo quan chức này,
một nguyên nhân khác sẽ dẫn
tới tình trạng bùng phát dịch
trong thời gian tới là hiện rất
đông dân sốAnh không hiểu
rõ về COVID-19 và chưa ai
có kháng thể với loại virus
này. “Chúng ta sẽ thấy hàng
ngàn người bị nhiễm virus
như đang thấy ở các quốc
gia khác. Điều quan trọng là
đảm bảo rằng chúng ta kiểm
soát tốt các ca lây nhiễm đó”.
Hôm 9-3,Thủ tướng Anh
Boris Johnson đã vấp phải
phản ứng dữ dội sau khi tuyên
bố sẽ không nâng mức báo
động đối với COVID-19, bất
chấp khuyến cáo Anh có thể
đối mặt với một đợt bùng phát
dịch nghiêm trọng trong tương
lai gần. Phát ngôn viên của
thủ tướngAnh cho rằng nước
này vẫn đang trong giai đoạn
ngăn chặn dịch, chưa chuyển
sang giai đoạn ngăn ngừa lây
nhiễm trong cộng đồng.
“Từ khi dịch bùng phát, tất
cả quyết định của chúng tôi
đều dựa trên những thông tin
khoa học tốt nhất hiện có và
chúng tôi sẽ tiếp tục làm như
vậy” - phát ngôn viên của ông
Johnson khẳng định.
Tuy nhiên, cựu bộ trưởng
Phát triển quốc tế Anh Rory
Stewart cho biết dựa trên tình
hình dịch bệnh ở Trung Quốc
và dịch Ebola ở châu Phi mà
ông từng có kinh nghiệm,
Anh không còn nhiều thời
gian để chuẩn bị. “Chính
phủ chắc chắn sẽ phải ban
lệnh đóng cửa trường học.
Chúng ta nên làm ngay điều
đó trong nay mai” - ông
Stewart nhấn mạnh.•
Quốc tế -
ThứNăm12-3-2020
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook