062-2020 - page 10

10
Bạn đọc -
ThứHai 23-3-2020
Khách Tây đã chịu đeo khẩu trang
chống dịch COVID-
1
9
Du khách nước ngoài vui vẻ đeo khẩu trang nơi công cộng để cùng người dân Việt Namphòng, chống
đại dịch COVID-19.
TRÚCPHƯƠNG
N
hiều du khách nước
ngoài đã tìmmua khẩu
trang và chịu đeo khẩu
trang khi đến các địa điểm
công cộng nhằm phòng tránh
đại dịch.
Khó chịu nhưng phải
chịu khó
Những ngày qua, việc các
du khách nước ngoài chủ
quan không đeo khẩu trang
nơi công cộng trong đại dịch
COVID-19 đã khiến dư luận
khá bức xúc và lo lắng. Tuy
nhiên, trước chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ bắt
buộc đeo khẩu trang nơi
công cộng, nơi đông người
từ ngày 16-3, nhiều khách
nước ngoài đã hưởng ứng
một cách khá vui vẻ.
Janine (nữ du khách Đức)
vừa đếnViệt Nam (VN) được
ba tuần cho biết bản thân chị
tán đồng với yêu cầu phải
mang khẩu trang tại nơi đông
người của VN.
Theo Janine, chính phủVN
đưa ra yêu cầu bắt buộc mọi
người phải mang khẩu trang
khi ra đường là một giải pháp
kịp thời để phòng, chống đại
dịch. Do đó, chị chấp nhận
việc mang khẩu trang dù việc
này có phần khiến chị khó
chịu vì chị cảm thấy khó thở.
“Tôi thấy ở mọi nơi, mọi
người đều khuyến khích đeo
khẩu trang, dùng nước rửa
tay thường xuyên. Đây là
điều cần thiết để phòng dịch
bệnh. Nếu tôi ra đến cửa hàng
hay siêu thị mà không đeo
khẩu trang sẽ được người
bảo vệ nhắc nhở ngay. Tôi
nghĩ mình cần tự giác đeo
khẩu trang để tốt cho mình
và không gây khó cho người
khác” - Janine chia sẻ.
Nữ du khách này cũng cho
rằng việc mua khẩu trang, các
loại nước rửa tay hay nước
sát khuẩn ở VN đã dễ dàng
hơn trước, thậm chí hơn hẳn
ở quê nhà.
“ỞĐức, mọi người ồ ạtmua
mọi thứ, từ thức ăn đến khẩu
trang hay nước rửa tay, trên
kệ hàng của các siêu thị, cửa
hàng đều hết sạch hàng hóa.
Còn ở VN thì không lo, tôi
có thể mua những thứ này ở
mọi nơi” - Janine nói.
ĐếnVN được hơn hai tuần,
ông Petei Juosila và vợ (đều
mang quốc tịch Anh) cảm
thấy rất an tâm với các biện
pháp phòng ngừa dịch bệnh
chặt chẽ của VN.
“Tôi thấy yên tâmvì những
thông tin về biện pháp phòng,
chống có khắp mọi nơi, nhắc
nhở mọi người nên đeo khẩu
trang, rửa tay thường xuyên.
Từ sân bay, vợ chồng tôi được
đo thân nhiệt và hướng dẫn
các thông tin về dịch bệnh”
- ông Petei cho biết.
Theo ông, trước đây nhiều
du khách nước ngoài không
chấp nhận việc đeo khẩu trang
vì họ nghĩ đeo khẩu trang cũng
không bảo vệ con người trước
virus lây bệnh. Bởi dịch bệnh
khôngchỉlâytruyềnquamiệng,
mũi mà còn mắt, da và nhiều
đường lây nhiễm khác. Giờ
đây nhiều du khách đã ý thức
hơn về việc đeo khẩu trang sẽ
hạn chế con đường lây nhiễm
của dịch bệnh.
“Bạn bè tôi đang đi du lịch
ở VN đều nhắc nhở nhau hãy
mua và đeo khẩu trang khi
ra đường. Chúng tôi cũng
Khi đến nơi công cộngmua sắm,
du khách không quênmang
khẩu trang. Ảnh: TRÚC PHƯƠNG
Du khách vui vẻ tuân thủ
quy địnhmang khẩu trang nơi
công cộng. Ảnh: TRÚC PHƯƠNG
Người thân không được tự ý đưa thuốc bổ cho phạm nhân
đã trang bị khẩu trang và cả
găng tay khi sang VN” - ông
Petei vui vẻ nói.
Nhiều du khách đã
làm theo khuyến cáo
Sinh sống và kinh doanh
quán ăn trên đường Đề Thám
(quận1,TP.HCM), chịNguyễn
Thị Oanh chia sẻ cảm thấy
an tâm hơn khi các du khách
nước ngoài đã chấp nhận việc
mang khẩu trang.
“Ngày trước khi thấy người
nước ngoài khôngmang khẩu
trang ra đường là dânmình sợ
và ngại tiếp xúc lắm. Quán ăn
của tôi nếu có khách Tây vào
mà không mang khẩu trang là
tôi phải nhắc ngay, nếu không
các khách khác sẽ cảm thấy
lo lắng” - chị Oanh kể.
Chị Oanh cho biết khi có
yêu cầu bắt buộc mọi người
mang khẩu trang ở nơi công
“Bạn bè tôi đang đi
du lịch ở VN đều
nhắc nhở nhau hãy
mua và đeo khẩu
trang khi ra đường.”
Ông
Petei
Không kỳ thị, phân biệt du khách
nước ngoài
UBND TP.HCM vừa ban hành văn bản giao Sở Du lịch và
UBND các quận, huyện chỉ đạo các tổ chức, cá nhân kinh
doanh dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú, địa điểmdu lịch…phải
ứng xử vănminh, không phân biệt với du khách nước ngoài
đang lưu trú tại TP.HCM.
Theo đó, Sở Du lịch và UBNDquận, huyện có trách nhiệm
rà soát tình hình khách du lịch nước ngoài trên địa bàn.
Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch
vụ du lịch, cơ sở lưu trú, điểm du lịch không phân biệt đối
xử với khách du lịch.
Mọi hành vi kỳ thị, từ chối phục vụ khách du lịch là người
nước ngoài sẽ được chấn chỉnh và xử lý nghiêm theo quy
định của pháp luật.
Cũng theo văn bản trên, Sở Du lịch, Sở Y tế có nhiệm vụ
hướng dẫn các cơ sở lưu trú, đơn vị kinh doanh du lịch triển
khai các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 để hỗ trợ,
tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch người nước ngoài,
đảm bảo mọi an toàn.
Trước đó, ngày 17-3, Văn phòng Chính phủ cũng phát đi
thông báo không được kỳ thị, từ chối phục vụ khách du lịch
là người nước ngoài.
cộng, đông người, chị nghĩ
chỉ áp dụng được với người
dân mình còn người nước
ngoài thì chắc họ không chịu.
Thế nhưng chị khá bất ngờ
và vui mừng khi du khách
cũng rất tuân thủ việc mang
khẩu trang phòng dịch.
Còn theo chị Trần Thị Anh
(ngụ quận 10, TP.HCM), chủ
một tiệmthuốcTây trênđường
Thành Thái, từ sau yêu cầu
bắt buộc mang khẩu trang thì
lượng khách nước ngoài đến
tiệm của chị mua khẩu trang
y tế đã tăng lên.
“Trước chủ yếu là khách
Việt, giờ lượng khách nước
ngoài đến mua khẩu trang,
nước rửa tay tăng dần lên.
Du khách cũng rất chịu khó,
nếu không còn khẩu trang y
tế, họ cũng chấp nhận mua
khẩu trang vải để sử dụng” -
chị Anh cho biết.•
Con trai tôi vì đua xe trái
phép gây tai nạn nên chịu
án tù hai năm. Gia đình tôi
thấy con chịu thiếu thốn trong tù nên trước
đây có gửi thuốc bổ vào cho con. Tuy nhiên,
tôi lại nghe nói sắp có quy định cấm người
nhà đưa thuốc vào trại giam cho người thân.
Vậy tôi xin hỏi quy định này có không, cụ thể
ra sao?
Bạn đọc
Đỗ Thị Thu
(thudo…@gmail.com)
Luật sư
Lê Dũng
,
Đoàn Luật sư TP.HCM, 
trả
lời: Theo Thông tư 58/2011 của Bộ Công an,
các đồ vật bị cấm đưa vào trại giam gồm: Vũ
khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các đồ dùng
bằng kim loại, đồ vật sắc nhọn và các vật có thể
dùng làm hung khí.
Tương tự, ma túy, thuốc tân dược có
thành phần gây nghiện, chất gây mê, chất
độc, chất cháy, chất gây cháy, chất phóng
xạ, hóa chất, độc dược, rượu, bia và các
chất kích thích khác cũng bị cấm đưa vào
trại giam.
Mặt khác, ngoại tệ, vàng bạc hay kim loại
quý, chứng chỉ có giá, CMND, căn cước
công dân, hộ chiếu, hộ khẩu, các loại thiết bị
kỹ thuật, điện tử, các loại ấn phẩm chưa được
kiểm duyệt hoặc các loại sách báo, ấn phẩm
gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý,
giáo dục phạm nhân, đồ vật gây mất an toàn
trại giam, gây nguy hại cho bản thân phạm
nhân và người khác bị cấm đưa vào trại giam
cho phạm nhân.
Như vậy, với quy định trên thì lâu nay
không cấm người thân của phạm nhân đưa
thuốc chữa bệnh, các loại thuốc bổ, thực
phẩm chức năng vào trại giam cho phạm
nhân.
Tuy nhiên, kể từ ngày 20-3-2020 vừa qua,
Thông tư 10/2020 của Bộ Công an đã thay
thế cho Thông tư 58/2011. Theo Thông tư
10/2020, ngoài các đồ vật nêu trên, các loại
thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thực
phẩm chức năng chưa được sự đồng ý của
thủ trưởng cơ sở giam giữ thì không được
đưa vào trại giam cho phạm nhân.
Do đó, từ ngày 20-3, nếu muốn đưa các loại
thuốc bổ, thuốc chữa bệnh vào cho con trai,
chị Thu cần phải được thủ trưởng cơ sở giam
giữ đồng ý.
VÕ PHẠM
TÒA ÁN NHÂN DÂN
QUẬN BÌNHTÂN
THÔNG BÁO
Đề nghị bị đơn
Hồ Sỹ
Phong (1997), CMND số
261493485
,ĐCthườngtrú:
Hà Lãng, Thắng Hải, Hàm
Tân, Bình Thuận; ĐC Tạm
trú: 75 đường số 1, An Lạc
A, Q. Bình Tân, HCM; Cha:
Hồ Văn Thuận (1965); Mẹ:
TrầnThị KimLý (1971); đến
Tòa ánnhândânQuậnBình
Tân để giải quyết vụ án lừa
đảo chiếmđoạt tài sản vào
ngày: 3 và 29/4/2020. Nếu
anh Phong không đến,Tòa
án sẽ giải quyết vụ án theo
quy định của pháp luật.
Quảng cáo
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook