062-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 23-3-2020
Miền Tây gồng mình trước
Người dân nhiều tỉnhởĐBSCL phải bấmbụngmua nước ngọt với giá đắt đỏ để sinhhoạt và cứu cây trồng dohạn
ĐÀOTRANG-MINHTÂM
- CHÂUANH
T
ại nhiều tỉnh ĐBSCL (như Long
An, Bến Tre, Kiên Giang, Cà
Mau), nước mặn đã xâm nhập
nghiêm trọng làm ảnh hưởng trực
tiếp đến sản xuất và đời sống sinh
hoạt của người dân. Đặc biệt, người
dân phải chấp nhận mua nước ngọt
với giá cao để duy trì cuộc sống
sinh hoạt và cứu cây trồng đang
“chết khát”.
Bấmbụngmua nước tưới cây
Theo ghi nhận của PV, huyện Châu
Thành và Cai Lậy (Tiền Giang) được
coi là thủ phủ của cây sapôchê, sầu
riêng và những vườn cây ăn trái này
đang có nguy cơ bị chết vì thiếu
nước ngọt.
Chỉ cần đặt chân tới hai địa phương
này sẽ dễ dàng bắt gặp tình cảnh người
người, nhà nhà đổ xô đi mua nước
ngọt về tưới cây. Người có điều kiện
thì chạy xe ba gác, xe tải nhỏ, người
không có điều kiện thì chở các can
nước nhỏ để cứu sống từng cây trồng
trong vườn.
Ông Nguyễn Phi Long, ấp Phú
Thạnh, xã Phú Phong, huyện Châu
Thành, cho biết từ đầu mùa đến giờ
gia đình phải mua từng khối nước
để cứu lấy vườn cây ăn trái. Để có
được 2 m
3
nước tưới cây thì phải tốn
hết 300.000 đồng. Dù nước ngọt đắt
đỏ nhưng người dân cũng phải bấm
bụngmua để cứu vườn cây đang thiếu
nước. Xót tiền mua nước, ông Long
cũng đành lấy nước còn trữ lại trong
mương để tưới cây, không ngờ cây bị
rụng lá và trái.
“Gia đình tôi không có thiết bị đo độ
mặn, lại tiếc chỗ nước còn sót lại trong
mương nên lấy đại tưới cây, không ngờ
nó rụng lá và trái. Tôi đã nhảy xuống
tắm thử thì thấy mặn chát, mặn đến
con người còn không chịu nổi thì cây
chết là đúng rồi. Sapôchê là cây nuôi
sống của gia đình, giá nào tôi cũng
phải cứu nó” - vừa nói ông Long vừa
múc từng gáo nước đổ vào gốc cây.
ÔngNgôVăn Sơn, ấp PhúQuới, xã
Phú Phong, huyện Châu Thành cũng
cho hay năm nay hạn mặn về sớm và
lâu hơn so với năm2016. Chính vì vậy,
gia đình đã bỏ ra hơn 10 triệu đồng để
mua 120 m
3
nước ngọt từ Đồng Tháp
chở về để cứu vườn sầu riêng.
Những ngày qua, vườn sầu riêng
lại bị khô hạn, ông Sơn phải chạy
đôn chạy đáo đi thuê ghe đưa nước
về nhưng không tìm được chiếc ghe
nào. “Thời điểm hiếm nước như hiện
nay thì để mua được nước đã khó
nhưng để tìm được người chở nước
còn khó hơn. Nhiều khi người dân
phải bấm bụng trả tiền vận chuyển
nước cao gấp ba lần giá nước” - ông
Sơn buồn rầu nói.
Thế nhưng niềm vui đã đến với
ông Sơn và bà con nơi đây vì được
tỉnh cho nước ngọt đem về tưới cây
mà không cần trả tiền. Năm công sầu
riêng sẽ tương ứng với 28 m
3
nước,
chia đều trong bốn đợt, coi như cũng
cầm cự được vườn sầu riêng qua mùa
hạn mặn này.
Trong khi đó, hơn 4 ha sầu riêng
của gia đình ông Nguyễn Văn Gù, ấp
Phú Long, xã Phú Phong đã bị chết
phân nửa. Theo ông Gù, vườn sầu
riêng của gia đình nằm xa so với trục
đường chính. Để mua được nước về
thì phải trả tiền với giá rất cao, khoảng
300.000đồng/2m
3
nước.Dù thế, người
chở nước cũng chê vì nhà ông quá xa.
“Cả vườn sầu riêng rụng lá chỉ
còn cái cây trơ trụi, trái đang tua tủa
cũng bị rụng gần hết. Các mương
chứa nước cũng cạn khô, cả vườn
sầu riêng bị nứt toác, có lẽ tôi mất
trắng vườn sầu riêng này rồi. Nay
mua được chút nước, cũng chỉ ráng
tưới sương trên bề mặt chứ có nhiều
đâu mà tưới” - ông Gù than.
Tương tự, tại tỉnh Trà Vinh, người
dân cũng phải đối mặt với hạn mặn
và có nguy cơ mất trắng lúa vụ ba.
Ông Thạch Hiền, huyện Long
Phú, Trà Vinh chua xót kể hai công
lúa ông vừa gieo sạ được hơn một
tháng thì cũng là lúc hạn mặn xâm
nhập. Có nước mà không tưới được
nên ông cầm chắc trắng tay vụ này.
“Không riêng gì tôi, nhiều hộ ở
đây chỉ mong được vụ ba này nhưng
năm nay hạn mặn đến sớm, kênh thì
nước sát đáy không có nước bơm vô
ruộng. Bây giờ thì thất bại không
còn gì rồi, chi phí bỏ ra không lấy
lại được” - ông Hiền buồn rầu nói.
Giải thích lýdo“xé rào”xuốnggiống
vụ ba, ông Nguyễn Tấn Tài, huyện
Giồng Trôm, Bến Tre cho hay trước
khi xuống giống, ngành chức năng đã
khuyến cáo không nên. Thế nhưng do
vụ đông xuân thường cho lợi nhuận
rất cao nên ông quyết định đánh liều.
“Thấy lúa vụ ba năm ngoái làm
trúng nên năm nay tôi tiếp tục gieo
sạ, nào ngờ nước mặn lên nhanh và
sâu nên toàn bộ không thể ra bông
được” - ông Tài bày tỏ.
Ông Lâm Văn Vũ, Trưởng phòng
NN&PTNT huyện Long Phú, Trà
Vinh, cho biết từ đầu năm đơn vị
đã chủ động tham mưu cho UBND
huyện ban hành văn bản khuyến cáo
bà con nông dân không sản xuất lúa
vụ ba (đông xuân). Thế nhưng vẫn
có nhiều hộ bất chấp khuyến cáo của
ngành chức năng “xé rào” xuống lúa
và giờ bị thiệt hại.
Xếphàngdài hứngnướcngọt
Ghi nhận của PV tại huyện Gò
Có nhiều hộ bất chấp
khuyến cáo của ngành
chức năng “xé rào” xuống
lúa và giờ bị thiệt hại.
Công Đông (Tiền Giang), các sông,
kênh mương nội đồng đều trơ cạn
đáy. Có những kênh mương tưởng
chừng như đường đi bộ, nứt toác,
khô cạn. Nhiều cánh đồng thu hoạch
xong cũng phải ngưng sản xuất vì
thiếu nước.
Tại nhiều xã của huyện Gò Công
Đông đang bị thiếu nước sinh hoạt
trầm trọng. Nguyên nhân là nước
máy không đủ cung cấp cho người
dân, áp lực nước yếu. UBND huyện
Gò Công Đông đã mở 53 vòi nước
công cộng để người dân đến lấy. Tuy
nhiên, do trụ nước ở xa, số lượng
người dân đổ về rất lớn nên các xã
chủ động đưa xe bồn tới từng ấp để
thuận tiện cho dân.
Tại các điểm lấy nước miễn phí,
bất kể sáng, trưa hay chiều tối, lúc
nào cũng có người xếp hàng lấy
nước. Có những lúc can nước xếp
đến vài trăm mét để hứng từng giọt
nước ngọt mang về.
Bà Phạm Thị Kim Anh, xã Gia
“Nước quý hơn vàng”
Gần hai tháng nay, nước máy nhiễm mặn nên tắm bị
ngứa rất khó chịu, việc nấu ăn thì dùng bình nước lọc
rất tốn chi phí.
Mỗi ngày dù đã tiết kiệm tối đa nhưng gia đình tôi
mất trên 100.000 đồng để mua nước ngọt. Mỗi tháng
tốn trên 3 triệu đồng, đây là số tiền không nhỏ đối
với mức sống của gia đình tôi. Nay gia đình tôi phải
xài thật tiết kiệm vì có tiền cũng chưa chắc mua được
nước để dùng, nước thực sự quý hơn vàng.
Tại trung tâm TP Bến Tre, nơi cách xa những con
sông bị nhiễm mặn cũng bị thiếu nước sinh hoạt trầm
trọng. Cụ thể, tại khu vực Bến Lở (phường 1, TP Bến
Tre), giá nước ngọt dao động 100.000-300.000 đồng/
m
3
, tùy theo đoạn vận chuyển. Tại đây, nhiều chiếc sà
lan vốn chở cát xây dựng nay cũng được tận dụng để
chở nước bán cho người dân.
Tôi được biết tại các huyện vùng nông thôn cũng có
dịch vụ cung ứng nước ngọt nhưng rất đắt. Nước được
vận chuyển đến từng gia đình có giá 150.000-350.000
đồng/m
3
, tùy đoạn đường vận chuyển gần hay xa.
Ông
ĐỖ PHÚC VĨNH
,
phường Phú Tân, TP Bến Tre
Chủ động ứng phó hạn mặn
Theo Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, nguồn
nước mùa khô năm 2019-2020 về vùng ĐBSCL thấp
hơn nhiều so với trung bình 10 năm gần đây. Nước
về ít ngay từ đầu mùa khô, mặn bất thường đã xảy
ra sớm ngay từ đầu tháng 12 và có thể còn xảy ra
những biến động bất thường. Vì vậy, cơ quan này
khuyến cáo các địa phương cần chủ động chuẩn bị
các giải pháp ứng phó, phòng, chống hạn mặn với
trường hợp ở năm hạn mặn lịch sử.
Về tình hình thiệt hại do hạn mặn năm nay, theo Bộ
NN&PTNT, đến nay toàn vùng ĐBSCL có trên 1,5 triệu
ha đất lúa đã xuống giống. Trong đó chỉ có gần 39.000
ha bị thiệt hại do hạn mặn, thấp hơn so với năm 2016
(thiệt hại hơn 405.000 ha). Thống kê số hộ gặp khó
khăn về nước sinh hoạt năm nay chỉ hơn 95.000 hộ,
trong khi năm 2016 là hơn 210.000 hộ.
Chiến sĩ hải quân giúp người dân Bến Tre chở nước ngọt về nhà. Ảnh: Đ.HÀ
Một hộ dân khơi thôngmương để chuẩn bị dự trữ nước trongmùamưa.
Ảnh: MINHTÂM
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook