062-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 23-3-2020
với lạm phát, nên sẽ không
ảnh hưởng nhiều đến lạm phát
trong thời gian tới. Về tổng
thể, cũng sẽ không gây tác
động tiêu cực đến mục tiêu
ổn định kinh tế vĩ mô.
Chính sách phải
lan tỏa từ trung ương
tới địa phương
. Chính sách đã có, gói hỗ
trợ đã có nhưng vấn đề để các
DN tiếp cận được trên thực
tế không phải dễ dàng. Vậy
theo ông, giải pháp nào tốt
nhất trong tình hình hiện nay?
+Điều quan tâmcủa cácDN
hiện nay chính là các khoản
vay cũ đang được áp dụng lãi
suất trước đây nên làm sao đó,
ngân hàng thươngmại cần phối
hợp để DN được tái cơ cấu trả
nợ, đặc biệt là có thể giảm lãi
suất cho vay đối với những
hợp đồng cho vay cũ. Đó mới
mang tính thực chất hơn.
Ngoài ra, với vấn đề miễn,
giảm thuế hiện chỉ dành cho
những DN chứng minh sự
thiệt hại của mình đến từ dịch
COVID-19.Mà sự chứngminh
này cũng không hề dễ dàng
vì đòi hỏi DN tuân thủ đúng
chuẩn mực kế toán và thuế.
Do đó, bản thân DN phải phối
hợp với cơ quan nhà nước để
xác định thiệt hại, khó khăn thì
mới được miễn, giảm.
Như vậy, vấn đề quan trọng
là làm sao phải lan tỏa từ trung
ương xuống đến địa phương.
Trung ương đã có những chính
sách mạnh mẽ thì địa phương,
vốn gắn bó và có sự hiểu biết
các DN phải làm thế nào để
chính sách triển khai mang
tính thực chất hơn, lúc đó DN
mới hưởng lợi.
. Tuynhiên, tronggói tíndụng
285.000 tỉ đồng, một phần lớn
quyết định đến từ ngân hàng
thương mại, trong khi đó ngân
hàng phải tuân thủ các quy
định chặt chẽ, vậy cách nào
để dòng vốn đến được DN?
+ Hỗ trợ lãi suất mới là điều
kiện cần, điều kiện đủ là nằm
ở quyết định của các ngân
hàng thương mại, làm sao đó
hỗ trợ mang tính hiệu quả cho
các DN. Vì bản thân các ngân
hàng muốn cho vay vốn phải
tuân thủ các quy định của Luật
Tổ chức tín dụng năm 2010.
Mong muốn DN hiện nay
là các ngân hàng hỗ trợ trực
tiếp cho các DN, đồng thời
quy trình thẩm định hồ sơ và
quá trình tiếp cận, tư vấn DN
mang tính thực chất hơn nữa.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu, các DNkhông
chỉ khó khăn ở nguồn nguyên
liệu đầu vào để sản xuất hàng
hóa, mà hiện khó cả thị trường
đầu ra nên dòng tiền sinh lợi
ra vô cùng khó khăn.
Dođó,bảnthâncácngânhàng
phải có đội ngũ nhân viên tìm
hiểu kỹ và hiểu rõ hoạt động
của DN để có những phương
án thích hợp cho vay vốn. Còn
nếu ngân hàng cứ cứng nhắc
trong cách chovay tíndụngnhư
trước thì thực sự rất ít DN tiếp
cận được nguồn vốn hỗ trợ từ
hệ thốngngânhàng thươngmại.
Làm tốt điều này, các DN
mới có khả năng phát triển tồn
tại và kinh doanh mới có dòng
tiền trả nợ, hay ít nhất món nợ
đó họ trả được phần tiền lãi
đã cam kết trong hợp đồng.
Do đó, nếu ngân hàng chậm
trễ hỗ trợ DN, không có đội
ngũ tư vấn tốt, không hiểu rõ
hoạt động kinh doanh của DN
thì các ngân hàng cũng chính
là tự gây khó cho mình. Mối
quan hệ hai chiều giữa DN
và ngân hàng nếu làm tốt và
chặt chẽ thì gói tín dụng đi
vào thực tế sẽ thực chất hơn.
. Xin cám ơn ông.•
Doanh nghiệp cần giảm
lãi suất, hoãn thuế để
vượt qua dịch
QUANGHUY -PHƯƠNGMINH
S
au khi Chính phủ tung gói hỗ
trợ tài chính và Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) hạ lãi suất cho vay
nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ do tác động của
dịch COVID-19,
Pháp Luật TP.HCM
ghi nhận ý kiến của các doanh nghiệp
(DN), hiệp hội, chuyên gia…
Ông
PHẠMNGỌCHƯNG
,
Phó Chủ
tịch Hiệp hội DN TP.HCM (HUBA):
Cần có gói cho vay hỗ trợ
lãi suất 0%
Góihỗtrợtàichính
mà Chính phủ vừa
tung ra là đúng lúc,
có thể giúp DN tiếp
cậnđểxoayxở trong
lúc này. Tuy nhiên,
với lãi suất có phần
ưuđãinày,chỉnhững
DN có mối quan hệ (vay-trả) tốt với
ngân hàng thì có thể tiếp cận được. Còn
những DN đang khó khăn (từ sản xuất,
kinh doanh đến vay-trả các khoản nợ)
thì không thể tiếp cận được.
Nhiều DN mong muốn trong thời
điểm, tình hình hiện nay: Hạn trả nợ đã
đến hoặc đã lỡ trễ sẽ được kéo giãn ra.
Tuy nhiên, việc kéo giãn nợ vay cũng
khó vì sẽ làm thay đổi các nhóm nợ. Vì
vậy, cần có một cơ chế về giãn nợ, giải
quyết cho các nhóm nợ và cần cơ chế
tạo điều kiện cho DN nhỏ và vừa tiếp
cận gói cho vay lãi suất ưu đãi.
Các ngân hàng cũng là đơn vị hoạt
động kinh doanh, họ cũng sẽ tính đến
bài toán rủi ro nên chắc chắn sẽ áp dụng
các điều kiện nghiêmngặt đối với những
gói hỗ trợ để tránh rủi ro nợ xấu. Khi
đó, DN cũng sẽ khó tiếp cận gói hỗ trợ.
Hơn nữa, lãi suất cho vay nếu giảm
chỉ 0,5%-1,5% thì cũng không thay đổi
gì nhiều. Nhà nước cần có sự rõ ràng hơn
về chính sách hỗ trợ lãi suất, như giảm
lãi suất từ 6%/năm xuống 4%/năm thì
trong đó Nhà nước bù cho 2% hoặc đưa
ra các gói hỗ trợ đặc biệt với lãi suất về
0% như cách làm của một số nước thì
may ra ngân hàngmới mạnh dạn cho vay.
Ông
NGUYỄN QUỐC ANH
,
Giám đốc Công ty TNHH Đức Minh:
Cần giảm lãi suất cho vay và
giãn nợ cho doanh nghiệp
Những ngày qua, lãi suất cho vay
Tiêu điểm
40.000
là sốDNđã được các ngânhàng
hỗtrợtheonhiềucáchkhácnhau
như xemxét giảm lãi suất, tái cơ
cấu thời gian trả nợ, cũng như
khoanhnợ,khôngthayđổinhóm
nợ, theo thống kê của NHNN.
Các doanh nghiệp
mong ngân hàng
giảm lãi suất sâu hơn
nữa, còn ngành tài
chính nên giãn, hoãn
nợ thuế…
của các ngân hàng
chưa thấy giảm.
Hôm trước DN tôi
có đi vay thì mức
lãi suất dù chỉ còn
8,3%/năm nhưng
vẫn còn cao, thay
đổi không nhiều
so với trước (8,6%/năm).
Trong ngành cao su, nhựa, đặc
biệt những DN gặp khó khăn vì dịch
COVID-19, dòng tiền về chậm, không
đủ để tiếp tục ổn định sản xuất thì cần
phải giãn nợ, khoanh nợ cho họ. Cạnh đó,
các DN trong ngành đang gặp khó khăn
về nguồn nguyên liệu, do chủ yếu phải
nhập từTrung Quốc. Với nguồn nguyên
liệu hiện có, các DN cao su - nhựa chỉ
có thể sản xuất cầm cự đến cuối tháng
3, lâu nhất là đến giữa tháng 4.
Một khó khăn khác của các DNngành
này đó là dòng tiền về rất chậm. Hàng
vẫn bán được nhưng khách hàng lấy
cớ vì dịch bệnh nên chậm trả cho DN.
Thông thường dòng tiền của DN xoay
vòng 3-4 lần/năm, thế nhưng nay chỉ
còn có thể là 1-2 lần/năm khiến chi phí,
trả lãi vay ngân hàng tăng lên đáng kể.
Từ chậm có tiền, DN gặp rất nhiều
khó khăn trong việc trả lãi suất đúng
hạn cho ngân hàng. DN cũng không
dám vay nhiều, chỉ vay trong khả năng
cho phép của mình. Trong lúc này, các
DN rất mong được giãn nợ, giảm lãi
suất cho vay xuống. Ngoài ra, đa số DN
vẫn rất cần chính sách điều chỉnh giảm
ngay thuế GTGT, thuế thu nhập DN.
Chuyên gia kinh tế
NGUYỄN TRÍ HIẾU
:
Lập quỹ bảo lãnh tín dụng
bơm tiền cho doanh nghiệp
Loại lãi suất điều hành mà NHNN
đã hạ là loại lãi suất trên thị trường hai
(thị trường liên ngân hàng) và một số
lãi suất cho thị trường một như huy
động vốn. Việc hạ lãi suất của NHNN
chắc chắn có tác động tích cực trên thị
trường tài chính, nó làm cho chi phí vốn
rẻ và từ đó các DN
có thể vay từ vốn
với lãi suất hạ hơn.
Nói chung đây là
những biện pháp
thích hợp tại thời
điểm này. 
Tuy nhiên, việc
hạ lãi suất không thể giúp nền kinh tế
vượt qua cơn khủng hoảng. Bởi việc
giảm lãi suất điều hành chỉ tác động
vào thị trường. Trong lúc này, vấn đề
của nền kinh tế toàn cầu và nền kinh tế
Việt Nam không phải chỉ ở nền kinh tế
tiền tệ mà còn nằm ở nền kinh tế hàng
hóa, khi mà các chuỗi cung ứng toàn
cầu đang bị gián đoạn, nguồn cung giảm
thì mức cầu cũng giảm theo, tạo một
vòng xoáy đi xuống cả cung và cầu cho
nên các biện pháp về chính sách tiền tệ
chỉ là biện pháp hỗ trợ.
Chẳng hạn ở Mỹ, khi mà ngân hàng
dự trữ Liên bangMỹ giảm lãi suất xuống
gần 0% thì thị trường chứng khoán rớt
điểm, đây là lần rớt điểm sâu nhất từ
năm 1988 đến nay. Từ đó, chứng tỏ
rằng các chính sách về tiền tệ không
giải quyết được nền kinh tế toàn cầu
cũng như nền kinh tế tiền tệ nói chung. 
Ở Việt Nam hiện nay cũng vậy, biện
pháp của NHNNViệt Nam hiện rất tốt,
rất tích cực. Thế nhưng không thể chỉ
dựa vào mỗi chính sách tiền tệ mà cần
có bàn tay của chính sách tài khóa như
giảm thuế, giãn, hoãn thuế.
Thậm chí là Chính phủ cần có chương
trình hỗ trợ các DN bằng tiền cho vay
hay cơ chế hỗ trợ tiền cho các DN đang
gặp khó khăn như quỹ bảo lãnh tín dụng.
Thông qua quỹ này Chính phủ bơm tiền
vào đó, khi DN vay ngân hàng không
được thì quỹ này bảo lãnh cho họ để
DN được vay vốn.
Thông qua quỹ bảo lãnh tín dụng, các
DN đang gặp khó khăn về thanh khoản
có thể được hỗ trợ một cách trực tiếp.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có thể
có những chính sách giảm thuế, miễn
thuế… thay vì chỉ hỗ trợ lãi suất trên
thị trường tài chính.•
Nhà nước sẽ hỗ trợ doanh nghiệp (DN) trả tiền lương cho
người lao động trong trường hợp người lao động ngừng việc
tạm thời. Mục tiêu là để giữ chân người lao động, tạo điều
kiện để DN ổn định.
Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất Nhà nước cho
DN vay tiền để trả lương, bảo hiểm, chi trợ cấp cho người
lao động trong trường hợp người lao động phải thôi việc,
mất việc. “Tức là Nhà nước hỗ trợ cho DN vay tiền nhưng
không tính lãi…” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải thích.
PV
Nhiều doanh nghiệpmongmuốn được giảm lãi suất, giãn nợ thuế
để vượt qua dịch COVID-19. Ảnh: Q.HUY
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook