066-2020 - page 13

13
NGUYỄNDO
L
ời chào “Good afternoon”
kèm với tên người nằm
trong phòng được cất
lên sau tiếng gõ cửa. Điều
dưỡng Nguyễn Thành Trung
bước vào phòng cách ly đặc
biệt, nơi có bệnh nhân người
nước ngoài dương tính với
COVID-19 đang điều trị.
Bên ngoài cánh cửa phòng
cách ly, nơi được bao quanh
với những biển báo “Không
phận sự cấm vào” và đặc biệt
ở cánh cửa cuối, nơi được gắn
dòng chữ “Khu vực nhiễm”
luôn có một đội ngũ y, bác
sĩ đã trải qua những áp lực,
luôn căngmình với quyết tâm
chiến thắng dịch bệnh.
Tuôn nước mắt nghe
con hỏi “Sao mẹ
chưa về?”
22 giờ, chị Hồ Thị Mỹ
Duyên, nữ điều dưỡng 29 tuổi,
nhận được cuộc điện thoại từ
ban lãnh đạo bệnh viện điều
động ra khu cách ly tại Cơ sở
2 Bệnh viện Trung ương Huế,
hôm đó là 8-3, ngày Quốc tế
Phụ nữ. Việt Nam ghi nhận
ca dương tính thứ 30, một
phụ nữ quốc tịch Anh đang
lưu trú tại Huế.
Tắt điện thoại, chị Duyên
thông báo với gia đình rồi nói
với con trai ba tuổi: “Mẹ phải
đi chống dịch”. Chị Duyên
ôm con vào lòng cho đỡ nhớ
rồi trao lại cho bà ngoại, chị
lên đường. Nhiều công việc
phải làm để chuẩn bị đón tiếp
bệnh nhân ngay trong đêm.
Sau mỗi ca trực về khu vực
cách ly, những cuộc gọi nhỡ
hiện lên trên điện thoại. Chị
Duyên gọi trở lại. “Sao mẹ
không về, con nhớ mẹ” - con
trai chị Duyên hỏi. “Xong việc
mẹ sẽ về với con” - chị Duyên
đáp. “Mẹ phải về ngay” - chị
Duyên thấy con trai mình nói
và khóc trên màn hình điện
thoại. “Con ngoan, mẹ đi
chống dịch, khi nào hết dịch
mẹ về” - chị Duyên tiếp tục
khuyên con. “Thế khi nào mẹ
về?” - đầu dây bên kia vẫn
tiếp tục hỏi. Chị quay mặt,
nước mắt tuôn dài.
“Sao mẹ chưa về?” - câu
hỏi tiếp tục mở đầu cuộc thoại
trong ngày hôm sau và cho
đến hôm nay, 18 ngày hai mẹ
con chưa gặp nhau.
Những y, bác sĩ như chị
Duyên tại khu vực cách ly
làm việc 12 tiếng mỗi ngày.
Sau giờ làm, họ sẽ được nghỉ
ngơi tại khu cách ly ngay
trong bệnh viện, nơi không
phận sự miễn vào. 
Kiệt sức theo dõi sức
khỏe của bệnh nhân
Điều dưỡng NguyễnThành
Trung cùng đồng nghiệp của
mình chuẩn bị vào kiểm tra
sức khỏe cho những bệnh
nhân, lúc này khoảng 14 giờ,
bên ngoài thời tiết tại Thừa
Thiên-Huế đang nóng bức.
Sau khi đo thân nhiệt, anh
Trung cẩn thận mặc đồ bảo
hộ vào người.
Áo, quần, bảo vệ chân, bao
tay…, những thứ tựđược giám
sát chặt chẽbởimột người đồng
nghiệp cùng một người ở đơn
vị phòng chống nhiễmkhuẩn.
“Tuyệt đối không để hở một
phần nào trên cơ thể” - một
người giám sát nói.
Khi đến phòng của hai nữ
bệnh nhân nghi nhiễm, anh
Trung gõ cửa thông báo tiến
hành kiểm tra sức khỏe, đồng
thời đề nghị người bên trong
tắt quạt trần. Sau khoảng 5
phút đợi bênngoài, điềudưỡng
Trung cùng đồng nghiệp bước
vào chào hỏi và kiểm tra thân
nhiệt, đo huyết áp bệnh nhân.
Hành langdọc nhà chỉ cóhai
điều dưỡng bước đi, đôi dép
nhựa tổ ong được bọc trong
một lớp bảo hộ khiến không
có tiếng động nào được phát
Điều dưỡng theo dõi sức khỏe bệnh nhân COVID-19 tại Cơ sở 2 BV Trung ươngHuế. Ảnh: NGUYỄNDO
17 y, bác sĩ tự nguyện ra tuyến đầu
Tập thể bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên Khoa Chấn thương
chỉnh hình - thần kinh sọ não BVTrung ương Huế Cơ sở 2 đã
có đơn xin tự nguyện ra tuyến đầu chống dịch.
“Tự hào là chiến sĩ áo trắng, chúng tôi nhận thức được
trách nhiệm, vai trò tiên phong của mình trong giai đoạn
khó khăn này. Vì vậy, chúng tôi đồng lòng, tự nguyện viết
đơn này kính trình ban giám đốc cho phép chúng tôi tham
gia trực tiếp trong công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân
bị COVID-19 tại bệnh viện hoặc những nơi khác”- đơn viết.
Tiêu điểm
Ngày 26-3, sau khi xác định Bệnh viện (BV) Bạch Mai
có năm ca nhiễm COVID-19, an ninh, giám sát dịch tễ tại
BV này cũng được thắt chặt.
Theo đó, khoảng 5.000 người là y bác sĩ, bệnh nhân…
tại BV đã được lấy mẫu xét nghiệm để phát hiện người
nhiễm. Hiện BV Bạch Mai đã phong tỏa, cách ly Khoa
thần kinh, cách ly bệnh nhân, nhân viên y tế. Người dân
cũng được khuyến cáo hạn chế tối đa đi khám bệnh tại BV
Bạch Mai.
BV Bạch Mai cho biết gần 4.000 nhân viên y tế và
gần 1.000 bệnh nhân đang điều trị tại BV sẽ phải xét
nghiệm. Quá trình lấy mẫu xét nghiệm hoàn thành trước
ngày 29-3. Trước đó, tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch
COVID-19 của Hà Nội, thông tin về hai trường hợp bệnh
nhân số 86 và 87, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn
Đức Chung cho biết ngày 19-3, TP xác định hai bệnh nhân
là điều dưỡng của BV Bạch Mai nhiễm COVID-19.
Bệnh nhân số 87 trước đó có đi du lịch ở một số tỉnh
phía Nam trước ngày 15-3 và trở về gặp bệnh nhân 86.
TP đã rà soát và xác định được 96 trường hợp bệnh
nhân ở BV Bạch Mai là F2, những bệnh nhân này có
bệnh nền nên đã được chuyển đi xét nghiệm và có kết
quả âm tính.
Bên cạnh đó, 150 trường hợp bác sĩ, y tá của BV Bạch
Mai đang được cách ly tại chỗ. 13 người thân, người quen
của hai bệnh nhân là F1 cũng được đi cách ly tại BV Thanh
Nhàn. 146 trường hợp F2 ngoài xã hội, các quận, huyện rà
soát để cách ly 14 ngày và được theo dõi chặt chẽ.
TRỌNG PHÚ
“Lên tuyển” là căng
mình phục vụ
Để tránh khả năng tiếp xúc
và nguy cơ lây nhiễm, hai điều
dưỡng cùngmột đội sẽ ở cùng
phòngvới nhau.Mỗi ngườimỗi
niềm riêng, mỗi nỗi lo lắng
riêng nhưng từ ngày được gọi
“lên tuyển”, những y, bác sĩ ở
đây đều chuẩn bị tâm lý sẵn
sàng phục vụ.
Đời sống xã hội -
ThứSáu27-3-2020
Cuộc sống của những blouse trắng
sau cánh cửa cách ly
Phía sau cánh cửa cách ly, nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19 luôn có những con người nhiệt huyết với
công việc và ấmáp tình người.
ra. Không gian tĩnh lặng. Bước
qua vạch chỉ cùng biển báo
“Khu vực nhiễm”. Trước một
phòng bệnh, hai điều dưỡng
nhìn nhau, một cái gật đầu
cùng lúc trước khi bước vào
bên trong.
Trái ngược với bên ngoài,
khi bước qua cánh cửa phòng
có bệnh nhân dương tính đang
điều trị, giọng nói vui tươi, cơ
mắt của các điều dưỡng nhăn
lại biểu hiện những nụ cười
được phát đi. Bệnh nhân cũng
đáp trả bằng những lời chào.
Họ hỏi han sức khỏe và những
nhu cầu của người bệnh trước
khi tiến hành kiểm tra y tế.
Kiểm tra hết sức khỏe bốn
bệnh nhân nhiễmCOVID-19,
các bác sĩ tiến lại căn phòng
thay đồ bảo hộ. Hai người
tiến hành giám sát cho nhau,
bảo đảm không một bộ phận
nào của da tiếp xúc bên ngoài
trang phục bảo hộ. Các bác sĩ
tắm rửa bằng nước ấm cùng
xà phòng diệt khuẩn, bước
cuối cùng là súc miệng và
điểm mắt.
Mặc bộ đồ phòng hộ rất
nóng, lần đầu tiênmặc khoảng
3 tiếng là người mệt rã rời vì
mồ hôi ra nhiều, đồng thời
phải nói to để người bệnh
nghe, cộng với áp lực tâm
lý. Có hôm phải đứng liên
tục cả buổi để theo dõi sức
khỏe bệnh nhân, khi ra khỏi
khu cách ly, các điều dưỡng
phải dựa vào bàn nằm nghỉ.
Chăm bệnh nhân như
chăm người nhà
“Vì tâm lý người ta đi du
lịch, nhưng khi bị cách ly để
điều trị bệnh thì ban đầu người
ta khó chịu vì thay đổi chỗ
ở, thay đổi môi trường nên
có bệnh nhân không hợp tác
tốt” - anh Trung nói.
Tìm hiểu về mạng xã hội
những bệnh nhân sử dụng, anh
Trung cùng đồng nghiệp đã
tải về cài đặt vào điện thoại
và kết bạn với những người
đang nằm trong phòng cách
ly. Để dễ thuyết phục hơn,
các điều dưỡng đã kết bạn với
cả những người thân của họ
ở nước ngoài để trò chuyện.
“Mình làm mọi thứ để
người ta hiểu, sau thời gian
ngắn thì người bệnh hiểu được
tinh thần của y, bác sĩ ở đây
mong muốn họ hết virus, các
bác sĩ ở đây muốn hỗ trợ tốt
nhất cho bệnh nhân, để họ về
nước an toàn tốt nhất” - anh
Trung tâm sự.
Có trường hợp một bà
âm tính COVID-19 nhưng
thuộc diện phải cách ly tại
bệnh viện, lúc nhập viện bà
bị bệnh rất nặng, không thể
tự vệ sinh cá nhân được, các
điều dưỡng phải làm vệ sinh
giúp. “Mình phải an ủi, phải
đút cho bà ăn, phải cắt tóc,
sấy tóc cho bà, rất nhiều công
việc. Mình chăm cho bà như
chính cha mẹ của mình vậy”
- chị Duyên nói.
Để làm người bệnh khỏi cô
đơn trong khu cách ly, những
điều dưỡng xem thông tin cá
nhân của bệnh nhân trên hộ
chiếu của họ, nếu trúng ngày
sinh nhật thì bệnh nhân được
tặng hoa. Ngày 8-3 vừa qua,
nữ bệnh nhân cũng nhận được
hoa chúc mừng.•
Phong tỏa, thắt chặt giám sát y tế ở BV Bạch Mai
Có hôm phải đứng
liên tục cả buổi để
theo dõi sức khỏe
bệnh nhân, khi ra
khỏi khu cách ly, các
điều dưỡng phải dựa
vào bàn nằm nghỉ.
Bảo vệ và
nhân viên
y tế Bệnh
viện Bạch
Mai giám
sát y tế tại
khu vực
cổng
bệnh viện.
Ảnh: T.PHÚ
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook