066-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứSáu27-3-2020
• Iraq
: Hãng tin
Sputnik
ngày 26-3 dẫn truyền
thông Iraq cho hay ba tên lửa đã bất ngờ nã xuống
khu vực chỉ cách đại sứ quán Mỹ 2 km trong
trung tâm thủ đô Baghdad. Hiện chưa có thông tin
thương vong về người, cũng như chưa có nhóm
nào đứng ra nhận trách nhiệm. Đáng chú ý, vụ việc
lần này diễn ra chỉ hơn một tuần sau khi hai quả tên
lửa khác rơi xuống khu dân cư gần đại sứ quán Mỹ.
• Ai Cập
: Ít nhất 16 người thiệt mạng và 15
người khác bị thương trong một vụ tai nạn liên
hoàn tại thủ đô Cairo ngày 26-3, theo hãng tin
AP
.
Vụ việc xảy ra khi một xe đầu kéo mất lái, tông
vào hàng dài xe buýt và xe tải cỡ nhỏ đậu bên
đường
.
Hiện công tác cứu hộ đang nhanh chóng
được triển khai. Được biết mỗi năm Ai Cập ghi
nhận trung bình 8.000 người thiệt mạng trong các
vụ tai nạn giao thông.
PHẠM KỲ
Thế giới 24 giờ
Chống COVID-19: Các nước tung
gói cứu trợ khổng lồ
Nhiều nước đã đồng loạt tung ra các gói cứu trợ hàng ngàn tỉ USDnhằmgiúp người dân chống lại
đại dịch COVID-19.
VĨ CƯỜNG
T
hời gian qua, đại dịch
toàn cầu COVID-19
tiếp tục lây lan, tác động
mạnh tới nhiều lĩnh vực của
nền kinh tế thế giới bởi các
lệnh hạn chế đi lại, đóng cửa
biên giới. Ảnh hưởng nặng nề
nhất là lĩnh vực hàng không,
du lịch, sản xuất, dịch vụ.
Nhiều biện pháp giảm thiểu
thiệt hại đối với tăng trưởng
kinh tế đang được các quốc
gia gấp rút thực hiện.
Mỹ tung gói cứu trợ
2.000 tỉ USD lịch sử
Theo tờ
The Hill
, sau các
cuộc đàm phán xuyên đêm
giữa lãnh đạo Thượng viện
và Nhà Trắng, dự luật về
gói cứu trợ kinh tế quy mô
2.000 tỉ USD đã được thông
qua với số phiếu tuyệt đối 90
phiếu thuận, 0 phiếu chống
ngày 26-3 (giờ Việt Nam).
Dự luật dự kiến được chuyển
sang Hạ viện xem xét ngày
27-3, sau đó trình lên Tổng
thống Trump ký phê chuẩn
nếu được thông qua. Trước
đó, Chủ tịch Hạ viện Nancy
Pelosi đã bật đèn xanh ủng
hộ dự luật này.
Được biết đây là gói cứu
trợ lớn nhất trong lịch sử
hiện đại của nước Mỹ, vượt
gói kích thích 800 tỉ USD
được thông qua dưới thời
Tổng thống Barack Obama
để đối phó với khủng hoảng
tài chính năm2008, hay trước
đó là gói cứu trợ 700 tỉ USD
được Tổng thống G.W. Bush
ký ban hành năm 2003.
Đối với đối tượng là công
nhân Mỹ, người có thu nhập
dưới 75.000 USD/năm, hoặc
những người không có thu
nhập, hoặc thu nhập từ các
chương trình phúc lợi không
đánh thuế sẽ nhận được séc
chi trả một lần trị giá 1.200
USD, một cặp vợ chồng được
hỗ trợ 2.400 USD, mỗi trẻ em
dưới 17 tuổi nhận 500 USD.
Người lao động cũng được
hưởng lợi từ gói hỗ trợ thất
nghiệp trị giá 250 tỉ USD với
thời hạn tối đa bốn tháng.
Đáng chú ý, phần phân bổ
lớn nhất trị giá 500 tỉ USD sẽ
dành cho các công ty, tập đoàn
quy mô lớn, dưới hình thức
các khoản vay, bảo lãnh, đầu
tư dưới sự giám sát của Bộ
Tài chính với thời hạn không
quá năm năm và không được
xóa nợ. Doanh nghiệp vừa và
nhỏ sẽ được hưởng gói hỗ trợ
350 tỉ USD.
140 tỉ USD trong gói cứu
trợ cũng sẽ được dùng để tăng
cường hệ thống y tế Mỹ. 100
tỉ USD sẽ được bơm trực tiếp
cho các bệnh viện để mua
trang thiết bị y tế. Số còn lại
sẽ được sử dụng để mua đồ
bảo hộ cho nhân viên và hỗ
trợ xét nghiệm COVID-19
miễn phí.
Một khi được ban hành,
gói cứu trợ cũng sẽ dành 450
triệu USD cho Chương trình
hỗ trợ lương thực khẩn cấp,
khoảng 350 triệu USD dành
để mua lương thực bổ sung
và 100 triệu USD được dùng
để phân phối.
Giới phân tích nhận định
gói hỗ trợ được thông qua
khá kịp thời nhưng chưa đủ
để ngăn chặn tác động kinh
tế ngắn hạn, tỉ lệ thất nghiệp
gia tăng mà dịch COVID-19
gây ra cho kinh tế Mỹ. Chủ
tịch Ngân hàng Dự trữ Liên
bang chi nhánh St. Louis,
ông James Bullard, nhìn nhận
gói cứu trợ phù hợp cho tình
hình hiện nay nhưng chỉ là
giải cứu tạm thời, chưa thể
gọi là gói kích thích khi mà
chưa biết dịch bệnh sẽ kéo
dài trong bao lâu.
Đức tung 1.200 tỉ USD
cứu nền kinh tế
Cũng trong ngày 26-3 (giờ
Việt Nam), Quốc hội Đức đã
bỏ phiếu thông qua gói cứu
trợ kinh tế quy mô nhất kể từ
Thế chiến II trị giá lên tới gần
1.100 tỉ euro (khoảng 1.200
tỉ USD), theo đài
DW
.
Trong số tiền trên, Berlin
cho thành lập một quỹ bình
ổn kinh tế cung cấp gần 440
tỉ USD thanh khoản cao để
hỗ trợ doanh nghiệp lớn nước
này trả nợ. Chính phủ liên
bang cũng đang đề nghị hỗ
trợ 55 tỉ USD cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Doanh
nghiệp nào không đủ khả
năng trả lương cho nhân viên
sẽ được chính phủ hỗ trợ với
mức 60% tiền lương cho mỗi
Từ trái qua: Bộ trưởng Tài chính StevenMnuchin, Giámđốc về các vấn đề lập phápNhà Trắng Eric
Ueland và Chánh Văn phòngNhà TrắngMarkMeadows cómặt tại trụ sởQuốc hội Mỹ để thảo luận
lần cuối gói cứu trợ 2.000 tỉ USDngày 24-3. Ảnh: CNBC
Singapore tung gói kích cầu 33 tỉ USD
Tương tự các nước khác trong khu vực, Singapore ngày
26-3 cũng công bố gói kích cầu kinh tế thứ hai trị giá 33
tỉ USD, nâng tổng quy mô gói cứu trợ lên 55 tỉ USD để
đối phó với dịch COVID-19. Đây cũng là lần đầu tiên nước
này dùng đến dự trữ quốc gia kể từ cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu năm 2008.
Theo hãng tin
Bloomberg
, các biện pháp nằm trong
gói kích thích bao gồm loại bỏ thuế tài sản đối với các
nhà hàng, khách sạn bị thiệt hại và hỗ trợ tiền lương cho
doanhnghiệp. Ngoài ra, chínhphủ cũnghỗ trợ chongười
lao động có thu nhập thấp, hoãn thu phí và lệ phí trong
vòngmột năm, hoãn thanh toán và trả lãi các khoản vay
sinh viên và nợ thế chấp nhà ở công cộng.
Tínhđến20giờngày 26-3, tờ
South China Morning Post
dẫn
nguồncơquanytếcácnướcghi
nhận toàn cầu có 21.464 người
tửvongvìCOVID-19,468.680ca
nhiễm. Đại dịch đã lan ra hơn
198 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đếnnay, 105.709bệnhnhânđã
được xuất viện sau khi điều trị
thành công.
Tiêu điểm
Giới phân tích nhận
định gói hỗ trợ được
thông qua khá kịp
thời nhưng chưa
đủ để ngăn chặn
tác động kinh tế
ngắn hạn, tỉ lệ thất
nghiệp gia tăng mà
dịch COVID-19 gây
ra cho kinh tế Mỹ.
500
triệu người trên thế giới sẽ bị các vấn đề tâm lý và căng thẳng do nhiệt
độ cao vào năm2100 nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng thêm1,5
độ C, báo cáo ngày 26-3 củaTrung tâmKiểm soát và phòng ngừa dịch
bệnh Mỹ cảnh báo, theo đài
CNN
. Các chuyên gia khuyến cáo lãnh
đạo các nước nên nhanh chóng thực thi đúng mục tiêu đề ra ở Hiệp
định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.
PHẠM KỲ
nhân viên không có con và
67% với nhân viên đã có con.
Gói cứu trợ còn bao gồm
3,8 tỉ USD dùng để mua thêm
trang thiết bị y tế, đồng thời
hỗ trợ công cuộc phát triển
vaccine và phương pháp điều
trị COVID-19. Khoảng 60 tỉ
USD vẫn còn có thể được huy
động trong trường hợp khẩn
cấp nhằm bổ sung nguồn lực
chống lại dịch bệnh.
Ngoài ra, Berlin cũng chi
gần 11 tỉ USD để trợ cấp cho
khoảng 2,15 triệu người bị
doanh nghiệp cho thôi việc,
chiếm phần lớn lao động
trong các ngành như công
nghiệp cơ khí, điện tử và
ngành dịch vụ khách sạn, nhà
hàng. Trong vòng sáu tháng
tới, quy trình xét hồ sơ xin trợ
cấp thất nghiệp sẽ tạm thời
bỏ qua phần kiểm tra tài sản
và kiểm tra mức thanh toán
tiền nhà hằng tháng. Việc xem
xét cấp các khoản tiền trợ
cấp dành cho trẻ em cũng sẽ
được đơn giản hóa. Nếu các
cha mẹ buộc phải nghỉ ở nhà
để trông con thì cũng sẽ nhận
được trợ cấp của chính phủ.
Đối với những người không
đủ khả năng trả tiền thuê nhà
cũng sẽ được chính phủ hỗ
trợ trong khoảng thời gian từ
ngày 1-4 đến 30-9. Điều kiện
bắt buộc là người thuê nhà bị
cấm hủy hợp đồng thuê nhà
và thực hiện nghĩa vụ trả tiền
thuê đầy đủ.
Ấn Độ chi mạnh
23 tỉ USD cứu trợ
Ngày 26-3, Bộ trưởng
Tài chính Ấn Độ Nirmana
Sitharaman chính thức công
bố gói cứu trợ kinh tế tổng
hợp trị giá 1.700 tỉ rupee (23
tỉ USD) nhằm hỗ trợ người
dân khắc phục khó khăn do
dịch COVID-19, theo hãng
tin
Reuters
. Ấn Độ là đại diện
Nam Á duy nhất tung gói hỗ
trợ chống dịch quy mô lớn và
nằm trong số ít nước châu Á
vượt mốc 20 tỉ USD cứu trợ.
Được biết gói cứu trợ nói
trên sẽ tiến hành theo hai
cách: Trao tiền mặt trực tiếp
và thông qua các biện pháp
hỗ trợ về lương thực. Trước
mắt, hai triệu nhân viên y tế
Ấn Độ tại tuyến đầu chống
dịch sẽ được nhận bảo hiểm y
tế trị giá 66.400 USD/người.
Khoảng 800 triệu người dân
Ấn Độ sẽ được chính phủ hỗ
trợ miễn phí gạo hoặc lúa mì
đầy đủ mỗi tháng trong vòng
ba tháng tiếp theo.
Nhiều ý kiến cho rằng trị
giá của gói cứu trợ này chỉ
chiếm khoảng 1% GDP của
Ấn Độ, một tỉ lệ khá khiêm
tốn nếu so sánh với Mỹ (xấp
xỉ 10%) và Đức (xấp xỉ 20%).
Tuy nhiên, đây chỉ mới là
bước đầu tiên và trong tương
lai Ấn Độ có thể sẽ công bố
thêmnhiều gói kích thích kinh
tế hay hỗ trợ khác.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook