083-2020 - page 13

13
Đề xuất hỗ trợ bảomẫu, nhân viên
cấp dưỡng trường công
NGUYỄNQUYÊN- TÁ LÂM
H
ọ là đối tượng thuộc
diện hợp đồng trường.
Do dịch bệnh, trường
đóng cửa, họ cũng phải nghỉ
việc. Đồng nghĩa với việc
họ cũng không được chi trả
lương do học sinh tạm nghỉ
học, trường không tổ chức bán
trú nên không có nguồn thu.
Xoay xở đủ việc
để có thu nhập
Vợ chồng chị Nguyễn Thị
Thanh cùng làm việc tại một
trường tiểu học trên địa bàn
quận 3. Chị làm bảo mẫu, anh
làm nhân viên cấp dưỡng.
Tình hình dịch COVID-19
diễn biến phức tạp, học sinh
nghỉ học nên vợ chồng anh
chị cũng nghỉ việc từ ra tết
đến nay.
“Học sinh nghỉ học, tôi cũng
không được nhận lương vì
trường không có nguồn thu.
Trong tháng 2, dù các emnghỉ
nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn
vào trường để vệ sinh phòng
học. Thương cho hoàn cảnh
của chúng tôi, nhà trường đã
xin bên chi hội cha mẹ học
sinh hỗ trợ, mỗi người được
2 triệu đồng. Ngoài khoản
đó ra, chúng tôi không nhận
được bất cứ khoản tiền nào
khác” - chị Thanh nói.
Nghỉ việc ở trường, lo cho
cuộc sống của gia đình, chồng
chị chạy thêm xe công nghệ.
Thời gian đầu có khách, đến
khi thực hiện Chỉ thị 16 của
Chính phủ, lượng khách giảm
hẳn, anh chuyển sang giao
hàng. Còn chị cũng xin phụ
rửa chén tại một quán phở
gần nhà để có đồng ra đồng
vào. Mới làm được một thời
gian, quán đóng cửa, chị
cũng đành nghỉ. Về nhà chị
lại kiếm thêm đồ về cắt chỉ
để phụ thêm cho anh.
“Thời gian
này, nhà tôi
ă n t r ứ n g
suốt. Trước
mỗi tháng còn
nhậnđượchơn
4 triệu đồng
tiền lương, nay
không nhận
được khoản này lại phải chi
tiêu nhiều thứ nên tôi cũng
cố tiết kiệm” - chị Thanh
cho biết.
Vận động mạnh
thường quân hỗ trợ
Hiệu trưởng nơi cô Thanh
làm việc xác nhận tình trạng
trên và cho biết trường có đến
32 người thuộc diện hợp đồng
trường tạm ngưng công việc
không nhận lương từ ngày
3-2-2020.
Trong thời gian họ tạm
ngưng công việc và không
nhận lương, trường vẫn duy
trì chế độ bảo
hiểmchongười
laođộng.Ngoài
ra, cuối tháng
2,mạnhthường
quân đã hỗ trợ
bảo mẫu, cấp
dưỡng, phục
vụ diện hợp
đồng trường 2 triệu đồng/
người trong thời gian không
nhận lương.
Tuy nhiên, không ngờ dịch
kéo dài quá nên ban đại diện
phụ huynh của trường chủ
động vận động mạnh thường
quân hỗ trợ cho mọi người
thêm một đợt nữa. Lần này,
tùy tấm lòng của mỗi người
nhưng trên tinh thần lớp nào
sẽ chăm lo cho bảo mẫu lớp
đó. “Trước đó, tôi cũng đã liên
hệ với UBND quận 3 để hỏi
về việc hỗ trợ đối tượng này.
Chiều hôm qua, tôi đã nhận
được phản hồi của quận, yêu
cầu thống kê danh sách những
trường hợp bị ảnh hưởng do
dịch, từ đó sẽ xem xét” - vị
này nói thêm.
Về vấn đề này, ông Võ
Minh Thông, Hiệu trưởng
Trường Tiểu học Kim Đồng,
quận Gò Vấp, cũng cho biết
tại trường có 19 nhân viên
thuộc đối tượng không được
nhận lương trong thời gian
này. Trước tình hình đó, nhà
trường đã họp và các cô thống
nhất sau khi dịch kiểm soát
sẽ đi làm trở lại.
“Chúng tôi cũng sử dụng
quỹ phúc lợi để đóng bảo
hiểm cho các cô. Đối với
những trường hợp khó khăn
quá, chúng tôi kêu gọi mạnh
thường quân, phụ huynh hỗ
trợ. Hiện nay, những trường
hợp này cũng đã được giúp
Không để trường hợp nào khó khăn
bởi dịch không được quan tâm
Tôi đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm, giám
sát các chính sách hỗ trợ đến người dân TP. Đồng thời rà
soát và đề xuất hỗ trợ đối với các trường hợp đoàn viên, hội
viên khó khăn bị tác động trực tiếp bởi dịch bệnh nhưng
không thuộc diện hỗ trợ của Chính phủ và UBND TP để
không có trường hợp nào bị khó khăn do ảnh hưởng của
dịch COVID-19 nhưng không được quan tâm, hỗ trợ.
TÔ THỊ BÍCH CHÂU,
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam
TP.HCM,
chia sẻ tại cuộc họp của Ban Thường trực Ủy ban
MTTQ TP.HCM hôm 14-4
Thương cho hoàn
cảnh của chúng tôi,
nhà trường đã xin
bên chi hội cha mẹ
học sinh hỗ trợ, mỗi
người được 2 triệu
đồng.
Đời sống xã hội -
ThứNăm16-4-2020
Dù làmviệc trong các trường công lập nhưng do hợp đồng ngoài nên trong suốt thời gian nghỉ tránh dịch,
họ không nhận được đồng lương nào.
đỡ phần nào” - ông Thông
nói thêm.
Tương tự, tại Trường Tiểu
học Nguyễn Thị Minh Khai,
quậnGòVấpvới những trường
hợp trên, nhà trường cũng hỗ
trợ tiền đóng bảo hiểm cho
các cô trong thời gian nghỉ
tránh dịch.
Tiếp tục đề xuất hỗ trợ
TrưởngphòngGD&ĐTmột
quận trên địa bàn TP cho biết
ngay từ đầu tháng 3, ông đã
làm văn bản báo cáo nhu cầu
kinh phí chi trả lương cho lao
động ngoài trong thời gian
nghỉ tránh dịch, có kèm danh
sách 700 người bị ảnh hưởng.
Văn bản nêu rõ, do kéo dài
thời gian tạmnghỉ học của học
sinh nên các trường không có
nguồn thu thỏa thuận để chi
trả lương cho hợp đồng lao
động ngoài. Trong khi đó,
phòng tài chính kế hoạch
quận cho rằng kinh phí trả
lương cho nhân viên hợp
đồng ngoài trong thời gian
học sinh tạm nghỉ do dịch sử
dụng từ nguồn thu của đơn vị
nhưng không được thấp hơn
mức lương tối thiểu vùng do
Chính phủ quy định.
Về vấn đề này, vị này nói:
“Học sinh nghỉ, các trường
lấy đâu ra nguồn thu để chi
trả. Tôi đã gửi văn bản xin ý
kiến về việc chi trả lương cho
nhóm đối tượng này nhưng
chưa nhận được câu trả lời từ
phía UBND quận” - vị này
chia sẻ thêm.
Liên quan đến vấn đề trên,
đại diện SởGD&ĐTTP.HCM
cho biết sở cũng đã nắm bắt
khó khăn của đối tượng này.
Hiện sở đang tổng hợp ý kiến,
danh sách từ các đơn vị và sẽ
có kiến nghị lên TP.
“Không chỉ đối tượng hợp
đồng trường mới gặp khó
khăn, ngay cả những trường
hợp hợp đồng làm việc theo
Nghị định 68 (như bảo vệ,
nhân viên vệ sinh) cũng phải
chịu ảnh hưởng. Bởi theo quy
định, ngân sách sẽ không chi
cho đối tượng nàymà chi bằng
nguồn thu từ các đơn vị sự
nghiệp. Học sinh không đến
trường, các trường lấy đâu ra
nguồn thu” - vị này nói thêm.
Về phía Sở LĐ-TB&XH,
ông Lê Minh Tấn, Giám đốc
sở, cho biết những đối tượng
lao động hợp đồng ngoài tại
các trường công lập như bảo
mẫu, nhân viên cấp dưỡng…
do Sở GD&ĐT đề xuất hỗ
trợ. Để giải quyết những
trường hợp này, theo ông
Tấn, Sở GD&ĐT có thể đề
xuất thêm.•
Nghỉ việc ở nhà, chị Nguyễn Thị Thanh, bảomẫu tại một trường tiểu học ôn bài cùng con. Ảnh: NVCC
Trình Chính phủ 2 phương án thi THPT
quốc gia năm 2020
Ngày 15-4, Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ hai phương
án thi THPT quốc gia năm 2020 nhằm ứng phó với
COVID-19.
Bộ GD&ĐT cho biết phương án thứ nhất bộ đưa ra là
nếu dịch bệnh được kiểm soát, học sinh (HS) có thể đi học
trước ngày 15-6, kỳ thi THPT quốc gia vẫn có thể được tổ
chức từ ngày 8 đến 11-8.
Theo lý giải của bộ, sau khi kết thúc năm học vào ngày
15-7, HS cuối cấp còn gần một tháng để ôn tập, bằng thời
gian ôn tập những năm trước. Hơn nữa, từ ngày 25-3, các
trường đều dạy và học trực tuyến theo chỉ đạo hướng dẫn
chính thức từ Bộ GD&ĐT. Như vậy nếu dịch bệnh giảm,
muộn nhất là từ ngày 15-6 HS có thể đi học trở lại, cộng
với thời gian học trực tuyến trước đó thì vẫn đủ thời gian
để hoàn thành chương trình năm học.
Với phương án này, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ xem xét
giảm số môn thi. Ngoài ra, chương trình được tinh giản
sẽ không có trong đề thi và sẽ giảm nhẹ thêm yêu cầu với
HS nhưng vẫn phải đảm bảo phân loại được mức độ học
lực của HS.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cho biết cũng đưa ra thêm
phương án không tổ chức thi tốt nghiệp nếu tình hình dịch
COVID-19 còn phức tạp và giao cho các địa phương xét
tốt nghiệp THPT. Bộ sẽ xin ý kiến Chính phủ và trình Ủy
ban Thường vụ Quốc hội cho phép để phù hợp với Luật
Giáo dục.
PHẠMANH
Chế tạo thành công robot lau sàn khử
khuẩn phòng bệnh
Sáng 15-4, robot có tên NaRoVid1 đã được thử
nghiệm tại BV Bệnh nhiệt đới trung ương (cơ sở Kim
Chung, Đông Anh, Hà Nội).
PGS-TS Mai Anh Tuấn, trưởng nhóm nghiên cứu
đề tài cho biết nhờ được gắn các cảm biến, robot
NaRoVid1 có thể tự động di chuyển, tránh mọi vật cản
trên đường đi. “Đặc biệt, robot này còn tự khử khuẩn
chính mình trước khi ra khỏi phòng cách ly. Ngoài ra,
NaRoVid 1 cũng có tính năng di chuyển theo chu trình
do người vận hành thiết lập” - ông Tuấn cho biết thêm.
Đề tài nghiên cứu, chế tạo robot lau sàn khử khuẩn
phòng bệnh được Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho
Viện Ứng dụng công nghệ thực hiện. Thời gian tới,
Viện Ứng dụng công nghệ sẽ phối hợp với các đơn vị
sản xuất để chuyển giao công nghệ, lên phương án sản
xuất robot với số lượng lớn, đáp ứng kịp thời cho các
bệnh viện, khu vực cách ly khi có yêu cầu.
AN HIỀN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook