083-2020 - page 15

15
nay (12-4). Tuy nhiên, tình
hình dịch ngày càng nghiêm
trọng khiến ông Trump phải
trì hoãn đến ngày 1-5 tới đây.
Trong bối cảnh nướcMỹ chưa
thể lạc quan trước tình hình
dịch bệnh, kế hoạch của ông
Trump khiến nướcMỹ chia rẽ.
BSAnthonyFauci,Giámđốc
Viện Dị ứng và bệnh truyền
nhiễm quốc gia, chuyên gia
dịch tễ uy tín của Mỹ, nhận
định:Mục tiêunối lại hoạt động
kinh tế vào ngày 1-5 tới đây là
quá lạc quan. Nguyên nhân là
cho đến nay, hệ thống y tế của
Mỹ vẫn chưa đủ khả năng xét
nghiệm nhanh và chính xác
các ca nhiễm, từ đó có biện
pháp cách ly kịp thời. Trong
bối cảnh đó, kèm theo việc
chưa có vaccine ngừa bệnh,
giãn cách xã hội - đồng nghĩa
là khép kín nền kinh tế - vẫn
là giải pháp ưu tiên nếu như
Mỹ không muốn để gia tăng
số người tử vong.
Thậm chí, dự báo tình hình
ởMỹ còn có thể tệ hơn. Hãng
tin
CNN
dẫn nghiên cứu của
ĐH Harvard (Mỹ) cho rằng:
Mỹ có thể phải duy trì các
biện pháp giãn cách xã hội đến
năm2022 nếu không sớm tìm
ra vaccine ngừa COVID-19.
Mỹ cũng như nhiều quốc
gia đứng trước hai bài toán:
Thứ nhất, ưu tiên duy trì các
biện pháp vận hành kinh tế
và thứ hai là ưu tiên an toàn
của người dân. Tất nhiên,
không thể nghiêng hẳn một
phía, bởi “còn người còn
của” nhưng trái lại “có thực
mới vực được đạo”. Nhiều
nước chọn siết chặt giãn cách
xã hội để chống lây nhiễm,
chết người; sau đó linh hoạt
duy trì sản xuất để đảm bảo
người dân không thiếu thốn.
Lằn ranh giữa hai ưu tiên trên
phụ thuộc vào tình hình dịch
bệnh và nguồn lực của từng
quốc gia.
Cho đến khi Mỹ bùng nổ
dịch bệnh, ông Trump dường
như chọn ưu tiên kinh tế hơn
là chống dịch. Trong đó, Mỹ
chú trọng vào các gói cứu trợ
và các biện pháp duy trì nền
sản xuất, đồng thời lần lượt
đổ lỗi cho TQ, WHO thay vì
vận hành các sáng kiến hợp
tác đa phương nhằm chống
dịch. Sự lúng túng của Nhà
Trắng phần nào dẫn đến tình
trạng dịch bệnh tràn lan, không
thể kiểm soát.•
ÁNHNGỌC
T
ạpchí
ForeignPolicy
hôm
13-4 dẫn lại bài xã luận
của tờ
New York Times
tuần trước nhận định chính
quyền Tổng thống Donald
Trump đã phản ứng chậm
so với những tín hiệu từ các
chuyên gia y tế và cố vấn
Nhà Trắng về virus gây dịch
COVID-19 từ sớm. Hậu quả
là dịch bệnh nhanh chóng lan
rộng và khiến nhiều người
nhiễm bệnh, tử vong. Hiện
số ca nhiễm lẫn tử vong ở
Mỹ đang dẫn đầu thế giới
sau chuỗi ngày tăng kỷ lục.
Đánh giá không hết
ảnh hưởng
Dịch COVID-19 bùng phát
tại Vũ Hán, Trung Quốc (TQ)
từ cuối năm 2019. Báo chí
đăng hàng loạt cảnh báo khi
dịch chưa lan rộng ra nhiều
nước. Các chuyên gia y tế
TQ và các nước đã liên tục
cảnh báo về khả năng lây lan
không thể ngờ của dịch bệnh
kể từ tháng 12 nămngoái. Mỹ
không có động thái gì.
Cố vấn thương mại củaMỹ
vềTQPeterNavarrođã cómột
báo cáo ngắn lên Tổng thống
Trump về dịch COVID-19.
Báo cáo gửi ngày 29-1, khi
châuÁđã “ồn ào” về đại dịch,
trong khi châu Âu và Mỹ vẫn
xemdịch bệnh “là chuyện của
TQ” hay của các nước châu
Á hơn là chuyện mà các nền
vănminh phươngTây nhưMỹ
phải lo lắng. Thậm chí, ông
Trump có lúc còn phát biểu
Mỹ nên để COVID-19 diễn
biến tự nhiên như cúm mùa,
mặc dù đầu tháng 4 vừa qua,
người đứng đầu chính phủ
Mỹ đã thay đổi quan điểm.
Trong báo cáo lần đầu hôm
29-1, Peter Navarro cảnh báo
ôngTrump rằngvirus gâydịch
COVID-19 nguy hiểm, đồng
Quốc tế -
ThứNăm16-4-2020
thời đề xuất cấm người từ
TQ nhập cảnh. Theo hãng tin
AFP
, ngày 31-1, chính quyền
Mỹ thông báo cấmnhập cảnh
với các công dân nước ngoài
đã tới TQ trong vòng hai tuần
qua để phòng ngừa dịch bệnh.
Sai lầmcủaMỹ, theogiới quan
sát là xemnhẹ việc nhập cư từ
các nước khác, ví dụ như châu
Âu. Điều này đã được chứng
minh trong nghiên cứu mới
đây được báo
The New York
Times
dẫn lại vào ngày 9-4:
Những ca mắc COVID-19 ở
TPNewYork, ổ dịch lớn nhất
nước Mỹ, phần lớn được xác
nhận do khách du lịch mang
đến từ châu Âu, không phải
châu Á.
Mỹ đã sai khi đánh giá
nhẹ sự lây nhiễm của virus
gây dịch COVID-19, cho
rằng “chuyện từ TQ” nên
chỉ cấm người (từng) “đến
từ TQ”. Trong khi từ cuối
năm ngoái đến đầu tháng
1-2020, số lượng người từ
TQ (nhiễm bệnh) sang châu
Âu tăng mạnh, khiến châu
Âu trở thành ổ dịch lớn. Đó
là lý do châu Âu vỡ trận vào
cuối tháng 2 đến nay.
Ngày 23-2, Peter Navarro
đã có báo cáo thứ hai gửi đến
ông Trump. Tuy nhiên, thời
điểm đó thế giới ghi nhận
gần 80.000 ca nhiễm, châu
Âu phát hiện hàng trăm ca
nhiễm. Số lượng người ủ bệnh
sang Mỹ đã rất cao, điều đó
khiến tình hình ở Mỹ trở nên
xấu đi. Từ cuối tháng 2 đã
xuất hiện các ca dịch không
về từ vùng dịch hoặc không
tiếp xúc với người từ vùng
dịch. Điều đó có nghĩa hiện
tượng lây dịch từ người sang
người - lây nhiễm cộng đồng
- bắt đầu phổ biến.
Lúng túng về bài toán
kinh tế
Giới quan sát nhậnđịnh rằng
sự chậm chạp của Nhà Trắng
đã khiến Mỹ trả cái giá quá
đắt trong cuộc chiến chống
COVID-19. Mỹ chẳng mấy
chốc vượt mặt TQ lẫn các
Bệnh nhân COVID-19 ở BV Lenox Hill, TPNewYork ngày 13-4. Ảnh: REUTERS
nước châu Âu, đứng đầu thế
giới về số ca nhiễm, tử vong.
Điều đáng lo ngại không kém
là nền kinh tếMỹ bị ảnh hưởng
mạnh mẽ, không chỉ vì phần
lớn thế giới đã “khép cửa”,
mà còn vì các hoạt động sản
xuất trong nước bị đình trệ, tỉ
lệ thất nghiệp gia tăng kỷ lục.
Tổng thống Trump bắt đầu
nao núng khi thiệt hại kinh tế
gia tăng, đe dọa một số thành
tựu trong nhiệm kỳ của ông,
đặc biệt trước thềm bầu cử
năm 2020. Tháng trước, ông
Trump tuyên bố mở cửa nền
kinh tế vào dịp Phục sinh năm
Những ca mắc
COVID-19 ở TP
New York, ổ dịch
lớn nhất nước Mỹ,
phần lớn được xác
nhận do khách du
lịch mang đến từ
châu Âu, không
phải châu Á.
Mỹ tạm ngừng tài trợ cho WHO
Trong họp báo ngày 14-4, Tổng thống Donald Trump đã
tuyên bố ngừng hỗ trợ tài chính thời gian tới cho Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) do WHO “đã thất bại khi thực hiện các
nhiệm vụ cơ bản và phải chịu trách nhiệm”, theo đài
CNA
.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng cho biết sẽ đánh giá tổng thể“vai
trò của WHO trong việc quản lý yếu kém và các động thái
che giấu sự lây lan của dịch COVID-19”. Ông cũng cáo buộc
WHO cố tình phát tán “thông tin sai sự thật” của TQ khiến
dịch bùng phát nghiêm trọng trên toàn cầu.
Theo ôngTrump, Mỹ hằng năm tài trợ 400-500 triệu USD
choWHO, trong khi TQ chỉ đóng góp khoảng 40 triệu USD.
“Với sự bùng phát của đại dịch COVID-19, chúng tôi quan
ngại sâu sắc rằng liệu sự hào phóng củaMỹ có được sử dụng
tốt nhất hay không”- Tổng thống Donald Trump phát biểu.
Một số cố vấn Nhà Trắng được cho là đang lên kế hoạch
tìm một tổ chức thay thế WHO. Tuy nhiên, nhiều khả năng
giới chức Mỹ ủng hộ cải cáchWHO hơn là thay tổ chức mới
hoàn toàn.
PHẠM KỲ
Lý do Mỹ thất bại trong
cuộc chiến COVID-19
Vì saomột cường quốc hàng đầu thế giới nhưMỹ dù biết trước về đại dịch COVID-19
nhưng vẫn để đất nước vỡ trận?
Tổng Biên tập:
MAI NGỌC PHƯỚC
Phó Tổng Biên tập:
HOÀNG CHƯƠNG -
CÁT THỊ KIMXUÂN -
NGUYỄNTHỊ THUTÂM
PhóTổngBiêntậpkiêmTổngThưkýTòasoạn:
NGUYỄNĐỨC HIỂN
Tòa soạn:
34 HoàngViệt, phường 4, quậnTân Bình,TP.HCM.
ĐT:Tổngđài:
(028)39910101-39914701;
Tiếpbạnđọc:
(028)39919613;
Quảng cáo:
(028) 39914669 - 39919614;
Fax: Văn phòng:
39914661,
Tòa soạn:
39914663;
Email:
.
Phòng phát hành: (028) 38112421
Email:
- Hotline: 0908.799.679 - 0937.510.759
Phát hành quamạng lưới Bưu điệnViệt Nam; Mã B131;
Hotline: 1800.585855
VănphòngđạidiệntạiCầnThơ:
Lầu3,số107TrầnVănHoài,phườngXuânKhánh,
quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ; Email:
Văn phòng đại diện tại Hà Nội:
Tầng 2, tòa nhà Á Châu, 24 Linh Lang,
phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội. ĐT: (024) 37623009; Fax: (024) 37623010;
Email:
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng:
Tầng 3, số 06 Trần Phú, phường Thạch Thang,
quận Hải Châu. ĐT: (0236) 3751378
Giấy phép
hoạt động báo chí
số 36/GP-BTTTT
ngày 5-1-2012 của Bộ TTTT.
Chế bản, in tại Công ty TNHH
MTV Lê Quang Lộc TP.HCM
Thế giới 24 giờ
• Syria
: Hãng tin
Reuters
cho hay Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
đã tiến hành tuần tra chung lần thứ tư tại tỉnh Idlib hôm
15-4. Tình hình tại Idlib tương đối yên ắng nhưng vùng
phía nam vẫn ghi nhận vài vụ pháo kích.
• Ai Cập
: Cảnh sát Ai Cập ngày 14-4 (giờ địa phương)
đã đột kích hang ổ một nhóm khủng bố ở thủ đô Cairo, đài
CNN
cho biết. Bảy tay súng và một cảnh sát thiệt mạng
trong vụ tấn công. Được biết, nhóm này đang định đánh
bom vào cuối tuần này.
• Hy Lạp
: Bộ Di trú Hy Lạp ngày 15-4 cho biết bắt đầu
chuyển các trẻ em tị nạn không người giám hộ tới một số
nước trong Liên minh châu Âu (EU), theo đài
ABC
. Trước
đó, chính phủ Đức và Luxembourg đã đồng ý tiếp nhận
hàng chục trẻ vị thành niên và Hy Lạp kỳ vọng các thành
viên còn lại hành động tương tự.
PHẠM KỲ
614.246
ca nhiễm COVID-19 được ghi
nhận ở Mỹ đến tối 15-4, tăng
hơn 27.000 người trong 24 giờ
qua.Sốnạnnhântửvongởmức
xấp xỉ 26.100 người, tăng hơn
2.400 trường hợp. Hiện tổng
cộng đã có hơn 38.000 bệnh
nhânhồiphụcthànhcôngởMỹ.
Tiêu điểm
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16
Powered by FlippingBook