083-2020 - page 8

8
Yêu cầu đánh giá ưu,
nhược điểm khi VNR
về Bộ GTVT
Trướcđó,vàogiữatháng2-2020,
Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, Ủy
ban đánh giá toàn diện những ưu
điểmvà nhược điểmcủa việc đưa
VNR về lại Bộ GTVT.
Yêu cầu này được đưa ra sau
khi Thủ tướng nhận được một số
ý kiến của chuyên gia và đại biểu
Quốchội đềnghị điềuchuyểnVNR
từ Ủy ban về trực thuộc Bộ GTVT
quản lý. Mục đích nhằmnâng cao
hiệu quả hoạt động và vận hành
của tổng công ty.
VNR là một trong số năm tổng
công ty giao thông chuyển về Ủy
ban từ tháng9-2018. Đây làdoanh
nghiệpvừathựchiệnquảnlý,cung
cấp các dịch vụ sự nghiệp công,
phi thương mại, vừa kinh doanh
vận tải đường sắt.
Cần xóa bỏ tư duy
bao cấp, độc quyền
Về phía Ủy ban, trong văn bản gửi
tới Thủ tướng, ông Nguyễn Hoàng
Anh, Chủ tịch Ủy ban, cho rằng sự
yếu kém của ngành đường sắt một
mặt do công nghệ lạc hậu.
Theo ôngHoàngAnh, ngành đường
sắt đãmột thời giandài chưađượcquan
tâm, đầu tư đúng mức. Mặt khác, do
việc quy hoạch mạng lưới đường sắt
cònnhiềubất cập.Đường sắtBắc-Nam
không có hệ thống nhà kho, bến bãi,
đường gom… nhằm kết nối với các
loại hình vận tải khác để phát triển.
Cạnh đó, bản thân ngành đường sắt
đã và đang bị ảnh hưởng sâu sắc bởi
tư duy bao cấp, độc quyền. Mặc dù
số tiền đầu tư cho ngành đường sắt
chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn, nhưng
ngân sách nhà nước hằng năm bố trí
để duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp hệ
thống đường sắt là không nhỏ (giai
đoạn 2011-2015 là 11.082 tỉ đồng).
Trong khi đó, hiệu quả kinh tế
ngành này mang lại không tương
xứng với số tiền Nhà nước đầu tư
(nếu so với các loại hình giao thông
khác). Hiện hiệu quả sản xuất, kinh
doanh đang đi xuống.
Ủy ban cho rằng VNR khai thác
các tuyến đường sắt quốc gia nhưng
gần như không phải chịu bất cứ sức
ép nào liên quan đến sản xuất, kinh
doanh. Ngành chỉ chú trọng đến việc
sử dụng ngân sách nhà nước cấp mà
không quan tâm đến việc phát triển
kinh tế - xã hội.
“Từ những phân tích trên cho thấy
vấn đề của VNR không phải là việc
thuộc Ủy ban hay Bộ GTVT, mà
là hạn chế trong nguồn lực đầu tư,
hạ tầng thiếu đồng bộ. Cạnh đó, cơ
chế quản lý mô hình hoạt động của
VNR còn nhiều bất cập, chưa có cơ
chế để tháo gỡ, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp tự chủ hoạt động sản
xuất…” - Ủy ban phân tích.
Theo ông Nguyễn HoàngAnh, từ
khi về Ủy ban, đường sắt chỉ có một
vướng mắc đó là việc VNR không
trực thuộc Bộ GTVT như trước đây
nên không được giao dự toán ngân
sách bảo trì kết cấu hạ tầng đường
sắt trực tiếp. Từ đó dẫn tới không
triển khai được ngân sách quản lý
bảo trì năm 2020, ảnh hưởng tới vận
hành, khai thác hệ thống và đời sống
người lao động.
Tuy nhiên, vướng mắc trên hoàn
toàn không phải do VNR chuyển về
Ủy ban. Bởi theo quy định, các bộ,
ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ đều có thể đặt hàng
cho các doanh nghiệp thuộcmọi thành
phần kinh tế, tổ chức, đơn vị…Thực
hiện cơ chế này, VNR không bắt buộc
phải thuộc Bộ GTVT mới đủ điều
kiện để thực hiện nhiệm vụ bảo trì.
Bên cạnh đó, nếu VNR về lại Bộ
GTVT đồng nghĩa với việc mọi thứ
trở về như cũ sau hơnmột năm. Đồng
thời, những nỗ lực tách bạch vai trò
quản lý nhà nước và chủ sở hữu vốn
nhà nước sẽ không còn ý nghĩa. “Vì
thế, kiến nghị không chuyển VNR
VIẾT LONG
B
ộ GTVT vừa có văn bản báo
cáo Thủ tướng về việc điều
chuyển Tổng Công ty Đường
sắt Việt Nam (VNR) từ Ủy ban Quản
lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
(gọi tắt là Ủy ban) về lại Bộ GTVT.
Do không hợp chủ trương
Nhà nước
Bộ GTVT cho rằng việc điều
chuyển VNR về lại bộ này có ưu
điểm là thuận lợi trong công tác điều
hành, thực hiện quy hoạch, đầu tư
của ngành đường sắt.
Cạnh đó, cơ bản không phải điều
chỉnh hệ thống hoạt động đường
sắt, tận dụng cơ cấu bộ máy hiện
hữu quản lý, điều hành của VNR…
Tuy nhiên, việc về lại Bộ GTVT
chưa phù hợp với chủ trương của
Nhà nước đối với công tác đẩy mạnh
cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.
Ngoài ra, nếu VNR về lại Bộ
GTVT phải thực hiện rà soát điều
chỉnh quy định pháp luật hiện hành.
Mục đích triển khai thực hiện giao
vốn nhà nước trong bảo trì kết cấu
hạ tầng đường sắt quốc gia trực tiếp
cho doanh nghiệp thực hiện.
“Trên cơ sở đó, kiến nghị không
điêu chuyênVNR vê lai Bộ GTVT” -
Thứ trưởng Bộ GTVTNguyễn Ngọc
Đông nêu kiến nghị.
Bên cạnh đó, ông Đông kiến nghị
Thủ tướng chỉ đạo ủy ban cần sơm
ra soat, trinh Thu tương phê duyêt đê
an tai cơ câuVNR. Trong đo, cân săp
xêp cơ câu bô may phu hơp vơi quy
đinh phap luât vê bao tri, khai thac.
Đồng thời sớm nghiên cưu tach bach
kinh doanh kêt câu ha tâng đương
săt va kinh doanh vân tai.
“Ngoài ra, kiến nghị Thủ tướng chi
đao cac bô, nganh sơm ra soat, điêu
chinh cac quy đinh phap luât trong
viêc quan ly, thưc hiên bao tri thương
xuyên kêt câu ha tâng đương săt quôc
gia” - Thứ trưởng Bộ GTVT đề xuất.
Ngành đường sắt đang gặp nhiều khó khăn vì nguồn vốn đầu tư nâng cấp, sửa chữa lớn. Ảnh: VIẾT LONG
Bộ GTVT không nhận lại
Tổng Công ty Đường sắt
Bộ GTVT không đồng ý nhận VNR và Ủy banQuản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
cũngmuốn giữ VNR để sắp xếp lại bộmáy quản lý.
về lại Bộ GTVT…” - Ủy ban nêu
quan điểm.
Theo ông Nguyễn Hoàng Anh,
để phát triển ngành đường sắt trong
thời gian tới đơn vị sẽ nâng cao tính
chuyên nghiệp, hiện đại trong quản
trị doanh nghiệp. Cạnh đó, sẽ cho
phép áp dụngmột số chính sách quản
trị thống nhất đối với VNR. Đồng
thời, sắp xếp bộ máy lãnh đạo, sớm
tái cơ cấu VNR để tối ưu hóa hiệu
quả hoạt động VNR. Từ đó xóa bỏ
tư duy bảo thủ, trì trệ, độc quyền của
đội ngũ quản lý, điều hành doanh
nghiệp nhằm bắt kịp với xu thế…
Ủy ban cũng kiến nghị Chính phủ
phê duyệt đề án quản lý, sử dụng tài
sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc
gia do Nhà nước đầu tư. Trong đó,
xem xét giao một số tài sản kết cấu
hạ tầng đường sắt quốc gia theo
hình thức tính thành phần vốn nhà
nước đầu tư tại VNR (như nhà ga,
kho hàng… tuyến đường sắt Đà
Lạt - Trại Mát).•
Tháng7 sẽ nâng cấpđườngbăng sânbayNộiBài, TânSơnNhất
“Vấn đề của VNR không
phải là việc thuộc Ủy
ban hay Bộ GTVT, mà
là hạn chế trong nguồn
lực đầu tư, hạ tầng thiếu
đồng bộ” - ông Nguyễn
Hoàng Anh.
Bộ GTVT vừa thông tin về dự án cải tạo, nâng cấp đường
cất hạ cánh và đường lăn sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài.
Cụ thể, Bộ GTVT cho rằng nếu thực hiện theo lệnh khẩn
cấp, cấp bách thì dự kiến có thể triển khai thi công ngay
trong tháng 7-2020 (nhanh hơn khoảng sáu tháng so với
quy trình thông thường).
Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng kiến nghị bổ sung danh mục
kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 và kế hoạch 2020
từ nguồn tăng thu ngân sách năm 2019 là 828 tỉ đồng và năm
2021 bố trí số vốn còn lại khoảng 3.500 tỉ đồng.
“Vì nếu chờ kế hoạch vốn trung hạn năm 2021-2025
sẽ không có vốn cho khối lượng thi công nửa đầu năm
2021…” - Bộ GTVT kiến nghị.
Những năm qua đường cất hạ/cánh của đường lăn sân bay
Nội Bài và Tân Sơn Nhất bị xuống cấp trầm trọng, uy hiếp
an toàn bay nên cần phải sửa chữa lớn.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, tài sản khu bay
(đường cất hạ cánh, đường lăn) thuộc Nhà nước quản lý,
còn khu vực bay do doanh nghiệp (Tổng Công ty Cảng
hàng không Việt Nam - ACV) nắm giữ. Vì vậy, trách nhiệm
cải tạo, nâng cấp khu bay thuộc trách nhiệm của Nhà nước.
Đầu năm 2020, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng bố trí vốn
để đầu tư cải tạo, nâng cấp đường cất/hạ cánh và đường lăn
sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài. Theo đó, tổng mức đầu
tư cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn của hai
sân bay dự kiến trên 4.300 tỉ đồng. Thời gian triển khai dự
kiến từ khi chuẩn bị đầu tư đến lúc hoàn thành khoảng 23,5
tháng đối với Tân Sơn Nhất và 26,5 tháng đối với Nội Bài.
Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành nghị
quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3-2020.
Cụ thể, Chính phủ thống nhất sử dụng một phần nguồn
tăng thu và kinh phí còn lại của ngân sách trung ương năm
2019 để đầu tư dự án cải tạo đường cất/hạ cánh và đường
lăn sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Mục đích nhằm bảo
đảm an ninh, an toàn trong quá trình vận hành, khai thác.
Thủ tướng cũng đồng thời chấp thuận trình tự, thủ tục
thực hiện xây dựng hai công trình trên theo quy định của
pháp luật về xây dựng đối với công trình xây dựng theo
lệnh khẩn cấp...
Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ tổng hợp dự án trong
phương án phân bổ nguồn tăng thu và kinh phí còn lại
của ngân sách trung ương năm 2019, báo cáo cấp có thẩm
quyền theo quy định. “Bộ trưởng Bộ GTVT chủ động quyết
định theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, tận dụng thời điểm các sân bay đang
giảm tần suất khai thác do ảnh hưởng của dịch COVID-19
để triển khai dự án hiệu quả, đúng quy định để sớm đưa vào
khai thác…” - nghị quyết Chính phủ nêu.
PHÚ PHONG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook