088-2020 - page 7

7
Bạn đọc -
Thứ Tư22-4-2020
Ngoài các điểmcố định, mì tômcòn được đưa đến tận tay từng hộ gia đình.
Ảnh: V.THỊNH
Yêucầucôngan
làmrõviệckỳ thị
ngườinhậngạo
Đại diện đơn vị phát gạo cho
biết đơn vị này đã yêu cầu cơ
quan công an vào cuộc điều tra
việc đăng thông tin kỳ thị giới
tính người nhận gạo.
Nhiều ngày qua, trên mạng
xã hội lan truyền một đoạn clip
người đến xếp hàng tại cây ATM
gạo đặt tại TP.HCM bị yêu cầu ra
khỏi vị trí nhận.
Ngay lập tức, cư dân mạng đã
tìm đến tận nhà để chia sẻ và
giúp đỡ người này vượt qua giai
đoạn khó khăn trong mùa dịch.
Người này hiện đã ngưng nhận sự
giúp đỡ để nhường lại cho những
hoàn cảnh khó khăn hơn.
Sự việc chưa được lắng xuống
thì lại xuất hiện tài khoản
Facebook có tên Vũ Uyên Nhi
đăng dòng tâm trạng phân trần
rằng nhân viên từ chối phát gạo
do công ty tín nhiệm nên được
giao toàn quyền quyết định. Nếu
thấy ai khả nghi, nhân viên sẽ
mời ra khỏi khu vực nhận gạo.
Tài khoản Facebook này còn
hướng dẫn người đến nhận gạo
nên ăn mặc giống người nghèo,
tốt nhất đi bộ hoặc đi xe đạp… để
tránh mất lòng.
Chưa hết, trong một dòng trạng
thái khác, tài khoản Vũ Uyên Nhi
đã xúc phạm người nhận gạo là
người đồng tính (LGBT). 
Những dòng tâm trạng này đã
khiến nhiều người càng bức xúc
thêm vì cho rằng đơn vị phát gạo
đã có sự phân biệt đối xử với
người nhận gạo.
Tuy nhiên, trao đổi với
 PLO
,
một đại diện của Công ty
PHGLock, đơn vị chế tạo ra chiếc
máy ATM gạo, cho biết: “Đoạn
clip trên là do một YouTuber tự
ý quay rồi về đăng tải, chúng tôi
không hề biết. Sự việc xảy ra thật
đáng tiếc, việc từ chối cho nhận
gạo lúc đó là một sơ suất nhỏ và
chúng tôi đã rút kinh nghiệm.
Chúng tôi rất mong mọi người
thông cảm và xin khẳng định rằng
chúng tôi khi phát gạo không
phân biệt giàu hay nghèo mà bất
cứ ai gặp khó khăn trong mùa
dịch đều được nhận”.
“Sau khi clip trên được đăng tải
trên mạng xã hội, công ty đã họp
online chấn chỉnh, không để xảy
ra tình trạng tương tự nữa. Ngoài
ra, công ty cũng yêu cầu nhân
viên không nên phát biểu hay ý
kiến gì nếu có dư luận trái chiều
gì về việc từ chối cho nhận gạo.
Những dòng trạng thái phản
cảm đăng tải trên mạng được
nhiều người cho rằng của nhân
viên công ty, chúng tôi khẳng
định đó là do ai đó cố tình bịa đặt
ra. Nhân viên công ty không có
ai tên Vũ Uyên Nhi. Hiện chúng
tôi đã yêu cầu Công an phường
Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú) vào
cuộc điều tra liên quan đến dòng
trạng thái trên” - đại diện của
Công ty PHGLock khẳng định.
NGUYỄN HIỀN
Sau ATM gạo là
ATM thực phẩm
Nhiều nơi đã cho ra đời cây ATM thực phẩm, ATMmì và trứng…
để hỗ trợ người khó khăn trongmùa dịch.
T.PHƯƠNG-V.THỊNH
K
hông dừng lại ở ATM gạo
miễn phí, người dân nghèo
tại TP.HCM lại có thêmniềm
vui từ câyATM thực phẩm. Tình
người Sài Gòn giữa mùa dịch
được lan tỏa mạnh mẽ qua từng
túi gạo, hộp trứng gà.
Một túi quà,
ba bữa cơm ngon
Sáng 21-4, Siêu thị hạnh phúc 0
đồng đã được khai trương tại chùa
Vĩnh Nghiêm (quận 3, TP.HCM).
Đây là chương trình do Ủy ban
MTTQ Việt Nam, chùa Vĩnh
Nghiêm và Công ty Apec Group
phát động nhằm hỗ trợ người dân
có hoàn cảnh khó khăn.
Siêu thị hoạt động từ thứ Hai
đến thứ Sáu hằng tuần với gần 20
mặt hàng từ gạo, mì gói, gia vị đến
trứng, sữa, đồ hộp…
Siêu thị mở cửa vào hai khung
giờ: Từ 8 giờ 30 đến 11 giờ 30 và
từ 13 giờ 30 đến 17 giờ.
Mỗi người sẽ được chọn mua
hàng hóa với tổng giá trị thực của
sản phẩmkhông quá 100.000 đồng
và không mua quá hai lần/tháng.
Người đến mua hàng còn được
các tình nguyện viên hướng dẫn
thực hiện khai báo y tế, xếp hàng
cách nhau 2 m, đeo khẩu trang
xuyên suốt quá trình mua hàng.
Để tránh tụ tập đông người, mỗi
lần chỉ có 2-3 người được vào siêu
thị mua hàng.
Thượng tọaThíchThanh Phong,
trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, chia sẻ:
“Nhà chùa rất hoan hỉ khi là trụ sở
đặtSiêu thị hạnhphúc0đồng.Nhiều
Phật tử, nhà hảo tâm đã đóng góp
vào siêu thị. Chúng tôi mong mỏi
những phần thực phẩmmà siêu thị
mang lại sẽ giúp người dân nghèo
đủ đầy trong lúc khó khăn”.
Trong ngày đầu mở cửa, siêu
thị cung cấp gần 1.000 suất mua
hàng cho người dân.
Trước đó, câyATM thực phẩm
tại trụ sở báo
Người Lao Động
TP.HCM cũng được đưa vào hoạt
động. Mỗi người đến nhận phần
quà gồm 1 kg gạo, trứng, đồ hộp,
mì gói…
Vượt hơn8kmbằngchiếcxeđạp
cà tàng đến cây ATM thực phẩm,
bà Phạm Thị Sương (65 tuổi, ngụ
quận 8) không giấu được niềmvui
khi cầm túi quà trong tay.
“Vì dịch mà tôi mất nguồn thu
nhập từ việc ngưng bán vé số.
Nay tôi nhận được 1 kg gạo, sáu
trứng gà và đồ hộp. Nhiêu đây tôi
ăn được ba bữa cơm ngon” - bà
Sương chia sẻ.
Ngồi trên xe lăn, không thể vào
xếp hàng, thế nhưng ông Nguyễn
Cây ATM thực phẩm thứ hai ở TP.HCM
Tính đến chiều 20-4, ATM thực phẩm tại báo
Người Lao Động
đã
cung cấp 1.300 phần quà và nhận được hơn 23 tấn gạo, trên 10.000
quả trứng gà, gần 23.000 thùng đồ hộp, xúc xích từ các nhà hảo tâm
chung tay hỗ trợ người dân nghèo.
Ngày 22-4, cây ATM thực phẩm thứ hai sẽ đi vào vận hành tại chiến
khu Vườn Cau Đỏ (quận 12), phục vụ người khó khăn.
“Đây là thời khắc
chúng ta giúp đỡ nhau,
nắm chặt tay nhau
vượt qua đại dịch” -
anh Như Quỳnh.
Thanh Phương (ngụ quận 4) vẫn
nhận được một túi lương thực như
mọi người. Đều đặn từ ngày 17-4,
đến kỳ nhận theo quy định, ông
Phương đến cây ATM để nhận
gạo và thực phẩm.
“Thấy tôi đến, họ mang quà ra
đưa tận tay rồi thăm hỏi” - ông
Phương vui vẻ cho biết.
Ông Tô Đình Tuân, Tổng biên
tập báo
Người Lao Động
, cho biết
ý tưởng hình thành máy phát thực
phẩm xuất phát từ thực tiễn nhận
thấy người dân nghèo không chỉ
cần gạo mà còn cần cả nguồn
thực phẩm để có sức khỏe trong
mùa dịch.
Báo đã vận động nguồn thực
phẩm hỗ trợ cho người cơ nhỡ,
khó khăn từ chính nhân viên,
phóng viên, bạn đọc của báo đến
các doanh nghiệp, nhà hảo tâm.
Cây ATM mì và trứng
Mới đây nhất, “Cây ATM mì
và trứng” nằm trong chương trình
“Chung tay đẩy lùi COVID-19”
được bác sĩ Viện Bỏng Quốc gia
và các nhà hảo tâm chung tay mở
để giúp đỡ những người nghèo
trong dịch COVID-19 cũng được
mở ra tại Hà Nội.
Những người dân đến nhận hỗ
trợ sau khi được đo thân nhiệt, sát
khuẩn tay, khử trùng trong buồng
khử khuẩn sẽ được nhân viên hỗ
trợ đưa tận tay các gói mì và trứng.
Được biết tổng số ban đầu của
chiến dịch này do BS Hoàng
Thanh Tuấn khởi động là 3.000
thùng mì và 10.000 quả trứng gà.
Không chỉ có các ATM cố định,
chương trình còn có các “ATM di
động” tặng mì và trứng cho các
bệnh nhân khó khăn đang điều trị
ở các bệnh viện và xóm nghèo.
Sau khi phát động, đã có rất
nhiều cá nhân, đơn vị chung tay
hỗ trợ, bởi thế số lượng mì và
trứng tăng gấp nhiều lần.
Trước đó, siêu thị 0 đồng được
mở ra ở Hà Nội được rất nhiều
người dân khó khăn tìm đến.
Chị Dương, một nguời mua ve
chai, không ngần ngại cho PVbiết:
“Hôm trước tôi đã đi nhận gạo ở
một điểm chia sẻ thực phẩm chỗ
Thanh Xuân rồi, từng đó cả gia
đình ăn mấy ngày. Nhưng biết ở
đây được chọn thêm nhiều hàng
hóa khác nữa nên đến xếp hàng
nhận”.
Theo quy định của Siêu thị hạnh
phúc, mỗi người dân được nhận
hai tuần một lần. Ở bên trong siêu
thị 0 đồng, các kệ hàng luôn đầy
lương thực, nhu yếu phẩm cần
thiết như gạo, dầu ăn, trứng gà,
muối, đường, dầu gió… Người
dân được nhân viên siêu thị hỗ
trợ chọn nhu yếu phẩm theo nhu
cầu, miễn sao đảm bảo tổng giá trị
các mặt hàng 100.000 đồng/người
nhưng thanh toán bằng 0 đồng.
“Đa dạng các thực phẩm hỗ
trợ”, đó cũng là cách thức mà
nhóm chia sẻ thực phẩm của
anh Đặng Như Quỳnh ở Hà Nội
thực hiện. Theo đó, dựa trên tiêu
chí này, các nhóm chia sẻ thực
phẩm của anh được đặt tại 10
địa điểm của Hà Nội sẵn sàng
tiếp nhận sự chia sẻ của bất kỳ
ai bằng thực phẩm.
Người dân và một số mạnh
thường quân liên hệ với nhóm và
tặng quà là những quả trứng, trái
cây đủ loại…Nhóm tiếp nhận và
phân chia thành các phần quà cho
người có hoàn cảnh khó khăn.
Hỗ trợ rất nhiều hoàn cảnh khó
khăn nhưng anh Như Quỳnh bày
tỏ: “Đây là thời khắc chúng ta
giúp đỡ nhau, nắm chặt tay nhau
vượt qua đại dịch”.•
Người
dân
nhận
mì tôm
tại ATM
mì và
trứng.
Ảnh:
V.THỊNH
Tình nguyện viên hỗ trợ người dânmua hàng theo phiếu đã đăng ký
ở siêu thị 0 đồng bên trong chùa VĩnhNghiêm. Ảnh: HOÀNGGIANG
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook