088-2020 - page 9

9
Tiêu điểm
THYNHUNG
T
heo dự kiến của Tổng
Công ty Cơ khí GTVT
Sài Gòn (Samco), đơn vị
thi công dự án Bến xe Miền
Đông (BXMĐ) mới (quận 9,
TP.HCM), thì bến xe này sẽ
được đưa vào hoạt động giai
đoạn 1 vào khoảng từ ngày 19
đến 26-4. Theo đó, 68 tuyến
vận tải hành khách đến và đi
từ các tỉnh Quảng Trị trở ra
miền Bắc có hành trình chạy
xe qua quốc lộ 1 cũng dự kiến
được di dời từ BXMĐ hiện
hữu (quận Bình Thạnh) sang
BXMĐ mới.
Giao thông kết nối
đã hoàn thiện
Ghi nhận của PV, trưa 21-4,
tại khu vực BXMĐ mới được
các nhân viên bảo vệ chốt chặn,
không cho bất cứ ai được phép
vào bên trong bến xe.
Tuy nhiên, theo quan sát
của PV, vẫn có thể thấy được
các tuyến đường nội bộ bên
trong bến xe, các công trình
hạ tầng như khu vực nhà ga
chính và bãi xe, cầu đã hoàn
thiện. Ngoài ra, mảng cây xanh
cũng đã được nhân viên trồng
phía trước và sau nhà ga. Đặc
biệt, tuyến đường nội bộ phía
cổng C5 của bến xe cũng đã
hoàn thiện việc lắp đặt dải
phân cách, biển báo để phân
biệt giữa làn đường dành cho
xe máy và ô tô. Tại đây, tất cả
cổng ra vào của bến xe từ các
phía đều được rào chắn hoặc
dùng mảng vật liệu xây dựng
chắn ngang. Tuy nhiên, theo
một nhân viên bảo vệ, phía bên
trong nhà ga chưa được trang
bị, lắp đặt thêm gì.
Phía sau bến xe, hướng
đường Hoàng Hữu Nam và
đường số 13 vẫn còn một số
ngôi nhà trống, chưa được phá
dỡ. Ngoài ra, các tuyến đường
giao thông kết nối như đường
Hoàng Hữu Nam, đường số 13
và đườngA8 đã được các đơn
vị thi công tu sửa. Các tuyến
đường này đã không còn các
ổ gà, hố sâu như trước đây.
Tuy nhiên, trên đường số 13
vẫn còn bãi đậu xe container
hoạt động.
Phía trước cổng chính của
bến xe ngổn ngang vật liệu,
Kiếnnghị lùi thời gian
lắp thiết bị giámsát
học lái xe
Tổng cục Đường bộ (TCĐB) Việt Nam vừa đề
xuất Bộ GTVT tạm lùi thời gian áp dụng lắp thiết
bị quản lý thời gian học môn pháp luật giao thông
đường bộ.
Theo đó, đơn vị này cho rằng đã hướng dẫn các sở
GTVT chỉ đạo cơ sở đào tạo lái ô tô lắp thiết bị để
nhận dạng, theo dõi thời gian học lý thuyết môn học
pháp luật giao thông đường bộ của học viên lái ô tô
(trừ hạng B1) và đưa vào áp dụng từ ngày 1-5 tới
trên phạm vi toàn quốc.
“Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19,
các đơn vị cung cấp chưa thể lắp đủ thiết bị tại các
cơ sở đào tạo đúng thời gian trên. Nhiều sở GTVT
cũng kiến nghị lùi thời gian áp dụng...” - TCĐB Việt
Nam cho hay.
Để tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở đào tạo lái ô
tô, TCĐB Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT cho phép
lùi thời gian áp dụng việc theo dõi thời gian học lý
thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đến
ngày 1-8.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, giữa tháng
3, TCĐB Việt Nam yêu cầu sở GTVT chỉ đạo,
hướng dẫn các cơ sở đào tạo lái ô tô trên địa bàn lắp
phần mềm quản lý phù hợp để nhận dạng, theo dõi
được thời gian học lý thuyết của học viên. Thời gian
lắp đặt các thiết bị nêu trên trước ngày 20-4 để kiểm
tra, thử nghiệm và chấp thuận hoạt động chính thức
trước ngày 1-5.
Sau thời gian trên, cơ sở đào tạo lái ô tô chưa
hoàn thành việc ứng dụng công nghệ để nhận dạng
và theo dõi thời gian học theo quy định trên, TCĐB
Việt Nam đề nghị sở GTVT đình chỉ tuyển sinh đào
tạo lái ô tô theo quy định…
VIẾT LONG
Hôm nay khởi công dự án
Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ
Ban quản lý dự án đầu tư các công trình giao
thông TP.HCM cho biết hôm nay (22-4), dự án
xây dựng hầm chui và vòng xoay tại nút giao
Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7,
TP.HCM) sẽ được khởi công.
Ngay sau khi khởi công, các đơn vị thi công
sẽ tiến hành thi công hầm chui trên đường
Nguyễn Văn Linh với tổng chiều dài mỗi hầm
khoảng 480 m, rộng ba làn xe.
Hầm chui 1 gồm: Phần hầm kín dài 60 m,
phần cầu chìm dài 36 m, phần hầm hở phía
KCX Tân Thuận dài 200 m, phía quốc lộ 1 dài
184 m.
Hầm chui 2 gồm: Phần hầm kín dài 64 m,
phần cầu chìm dài 36 m, phần hầm hở phía
KCX Tân Thuận dài 200 m, phía quốc lộ 1 dài
180 m.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 830 tỉ đồng,
sử dụng nguồn vốn ngân sách TP. Thời gian
thi công trong vòng ba tháng. Dự án này khi
hoàn thiện hứa hẹn sẽ giải tỏa kẹt xe khu Nam
TP.HCM.
ĐÀO TRANG
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, dịch COVID-19 đã
ảnh hưởng đến việc lắp đặt thiết bị giámsát tại các cơ sở
đào tạo lái xe. Ảnhminh họa: L.THY
Giao thông kết nối
Bến xe Miền Đông mới
đã hoàn thiện
Bến xeMiềnĐôngmới đến nay vẫn chưa được chủ đầu tư công bố
thời gian hoạt động.
Các hạngmục nhà ga, chỗ đậu xe nhìn từ phía cổng C5 cũng đã hoàn thiện. Ảnh: THYNHUNG
Khi PV liên hệ với bà TăngThị
Thu Lý, PhóGiámđốc phụ trách
dựánBXMĐmớicủaSamco,trao
đổi về thời điểm khai trương
BXMĐ mới, bà Lý chỉ cho biết
cả nước đang cùng chung tay
chống dịch và không thông
tin gì thêm.
Bến xe Miền Đông mới có
tiếp tục lỡ hẹn?
BXMĐmới khởi công từ tháng 4-2017, từng được kỳ vọng sẽ
đưavào sửdụngdịp tếtNguyênđánnăm2018.Thời giandựkiến
tiếp theo là quý I-2019 và tiếp tục lỡ hẹn đến ngày 15-8-2019.
Vừa qua, Samco đã công bố thời gian đưa BXMĐ mới vào
hoạt động giai đoạn 1 vào dịp 30-4-2020. Tuy nhiên, đến thời
điểm này, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, phía Samco vẫn
chưa có thông báo chính thức thời gian khai trương.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Chánh Hưng, Phó Giám đốc Sở
GTVT TP.HCM, cho biết Sở GTVT chỉ giải quyết liên quan đến
vấn đề đất đai, pháp lý, giao thông xung quanh bến xe và các
thiết bị đủ khai thác. Đặc biệt, vấn đề giao thông kết nối đã
được sở hoàn thiện từ đầu năm 2020. Còn Samco là đơn vị
khẳng định được thời điểm khai trương bến xe.
Tuyến đường nội bộ
phía cổng C5 của
bến xe cũng đã hoàn
thiện việc lắp đặt dải
phân cách, biển báo
để phân biệt giữa làn
đường dành cho xe
máy và ô tô.
các hệ thống xe cẩu, xe ủi để
xây dựng cầu vượt, đường
chui và cầu bộ hành (vượt
tuyến chính quốc lộ 1) phục
vụ hành khách.
Trước đó, đại diện Samco
cho rằng một trong những khó
khăn chưa thể đưa bến xe vào
hoạt động là do giao thông
kết nối chưa hoàn thiện. Tuy
nhiên, đến thời điểm này, về
cơ bản khó khăn này đã được
giải quyết nhưng phía Samco
vẫn chưa công bố thời gian
khai trương BXMĐ mới.
Doanh nghiệp
than khó khi
sắp về “nhà mới”
Việc di chuyển bến xe ra
xa với trung tâm TP khiến
các doanh nghiệp vận tải vẫn
có những băn khoăn, lo lắng.
Chia sẻ với
Pháp Luật
TP.HCM
, ôngLêThanhQuang,
phụ trách điều hành Mai
Linh Express, cho biết một số
khó khăn của doanh nghiệp vận
tải khi chuyển bến xe là đoạn
đường di chuyển của khách ra
bến xe xa hơn so với bến cũ,
hành khách sẽ gặp trở ngại về
vấn đề thời gian di chuyển. Vì
vậy, khả năng sẽ xảy ra các
tình trạng bến cóc, xe dù đón
khách lộn xộn.
Ông Quang cũng phân tích
thêm: Chi phí cố định của
doanh nghiệp vận tải cũng
theo đó sẽ tăng lên, bao gồm:
Chi phí phòng vé đặt trong
TP và thêm một phòng vé tại
bến xe mới để phục vụ hành
khách. Chi phí nhân sự cũng
tăng lên (xe trung chuyển từ
TP ra BXMĐ mới cộng với
chi phí nhân sự vận chuyển)
cho dù lượng khách chưa biết
tăng hay giảm.
Đồngquanđiểm,một đại diện
tuyến xe cố định Hà Nội - Sài
Gòn cũng chia sẻ: “Theo chủ
trương thì chúng tôi phải di
dời nhưng trên thực tế, nhiều
nhà xe vẫn không mong muốn
vì bến xe mới quá xa”.
Vị này cũng chia sẻ: Dù giải
quyết được vấn đề kẹt xe và
quá tải tại BXMĐ cũ, nhưng
khoảng cách từ BXMĐ cũ
sang bến xe mới khoảng 14
km khiến hành khách phải đi
quãng đường khá dài để ra
BXMĐmới. Chưa kể đến các
loại phương tiện khác như vé
tàu hay máy bay mức giá cũng
có nhiều ưu đãi khiến họ lựa
chọn loại hình có địa điểm gần
và giá cả hợp lý hơn.
Cũng theo vị đại diện này,
hầu hết các tuyến cố định này
đều có cự ly từ 1.100 km trở
lên, điều này đồng nghĩa với
việc hành khách muốn đi các
tuyến này sẽ phải khởi hành từ
trung tâm TP ra BXMĐ mới.
Đối với nhà xe không có xe
trung chuyển, hành khách sẽ
phải lựa chọnnhiều loại phương
tiện để ra BXMĐ mới như
xe buýt, taxi, xe công nghệ,
khoảng thời gian di chuyển có
thể mất 2 giờ đồng hồ.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook