090-2020 - page 13

13
TRẦNNGỌC
C
hủ nhân của điểm phát
gạo và trứng miễn phí
là ông Trương Công
Vương, 49 tuổi. Ông Vương
từng là thầy giáo tiểu học
20 năm trước. Sau khi nghỉ
dạy, ông cùng vợ mở điểm
kinh doanh trứng gà, trứng
vịt, thịt…
Quan trọng là gạo
vẫn chảy xuống
cho người nghèo
Dịch COVID-19 ập tới
khiến nhiều lao động nghèo
mất chỗ làm, không bán vé
số… Cảm thông nỗi lo cơm,
áo, gạo, tiền của bà con, ông
Vương bàn với vợ tổ chức phát
gạo và thực phẩm miễn phí.
“Trứng gà luôn có sẵn, gạo
đặt mua 10 tấn. Lúc đầu tôi
định phân từng phần cho dễ
phát nhưng sợ bà con tập trung
cùng lúc gâymất trật tự, lại sai
quy định phòng, chống dịch
bệnh.Quabáochí,biếtcóngười
sáng chế cây gạo đặt trên địa
bàn quận Tân Phú, TP.HCM
để bà con rảnh tới lấy, không
tập trung đông người nên tôi
làm theo” - ông Vương nói.
Sau đó ông Vương hỏi
người này người nọ, tìm tòi
thêm kiến thức trong sách vở
rồi mày mò làm “cây gạo”.
Ngặt nỗi không rành chuyên
môn, thiếu am hiểu nhiều về
kỹ thuật nên “cây gạo” làm
hoài không xong.
“Không bỏ cuộc, tôi tiếp
tục nghiên cứu bỏ chi tiết
này, thêm bộ phận nọ và cuối
cùng hoàn chỉnh… ống gạo.
Cây gạo người khác sáng chế
giống trụATM rút tiền trông
đẹp mắt. Còn ống gạo tôi làm
trông ngồ ngộ vì không có
trụ, chỉ có hai ống nhựa khá
lớn gắn trên cao chĩa thẳng
xuống như… hàm râu” - ông
Vương nói thêm.
Với ốnggạocủaôngVương,
do tay ngang chế tạo nên ấn
nút không đúng cách thì gạo
chẳng chảy xuống. Do vậy,
ôngVương phải nhờ hai người
hỗ trợ công đoạn ấn nút.
“Còn một điều nói ra mọi
người đừng cười. Cây gạo của
người khác có thể điều chỉnh
1,5 kg hoặc 2 kg. Riêng ống
gạo của tôi chỉnh cách nào
cũng cho ra 1,850 kg. Nói
vui vậy thôi, cho dù là cây
gạo hay ống gạo cũng đều hỗ
trợ bà con lao động giữa lúc
khó khăn do dịch bệnh” - ông
Vương trải lòng.
Bà con có cơm
bỏ bụng giữa
cơn ngặt nghèo
Tầm 8 giờ 15 ngày 23-4,
bà Bảy (58 tuổi) dựng tạm xe
đạp cạnh đường rồi vào xếp
hàng chờ nhận gạo tại địa chỉ
164ThânVăn Nhiếp, phường
An Phú, quận 2.
Tới lượt, bà Bảy rửa tay
bằng nước sát khuẩn rồi tiến
tới chỗ nhận gạo có một chị
đang ngồi. Sau khi bà Bảy
“Ống gạo” ngồ ngộ do ông Vương sáng chế giúp nhiều lao động nghèo no bụng
trong mùa dịch COVID-19. Ảnh: TRẦNNGỌC
Ngoài bịchgạo1,850kg, ôngVươngcòngửimỗi bàcon10 trứnggà.
Ảnh: TRẦNNGỌC
Trân trọng tấm lòng của ông Vương
Giữa mùa dịch COVID-19, ông Trương Công Vương tổ
chức phát gạo và thực phẩm cho lao động nghèo là điều
đáng trân quý. UBND phường An Phú ghi nhận nghĩa cử
cao đẹp của ông Vương.
Nhữngngàyđầu, lực lượngcônganvàdânphòngphường
An Phú đến điểmphát gạo của ôngVương để hỗ trợ an ninh
trật tự và việc thực hiện các biện pháp phòng dịch COVID-19
của bà con. Hiện việc phát gạo đã vào nề nếp nên chỉ còn lực
lượngdânphònghỗ trợđểgiải quyết nhữngvụviệc cần thiết.
Ông
NGUYỄN THÁI TUẤN ANH
,
Phó Chủ tịch
UBND phường An Phú, quận 2, TP.HCM
Họ đã nói
Phường Hiệp Bình Phước mở ATM gạo
tặng người nghèo
Sáng 23-4, UBND phường Hiệp Bình Phước (quận
Thủ Đức, TP.HCM) đã đưa vào hoạt động máy phát gạo
tự động (ATM gạo) để tặng gạo cho những hộ nghèo, có
hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Máy được đặt tại Nhà Văn hóa - Thể thao phường (số 2
đường 17, khu phố 3, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ
Đức). Thời gian phát gạo: Buổi sáng từ 8 giờ đến 10 giờ,
buổi chiều từ 15 giờ đến 17 giờ. Mỗi người sẽ được nhận
một phần gạo 2 kg.
Để đảm bảo an toàn, phường lưu ý mỗi người đến nhận
gạo phải đứng cách nhau 2 m, xếp hàng theo thứ tự, tránh
chen lấn.
Bí thư Đoàn phường Trương Huy Mân cho biết hoạt
động này nằm trong chuỗi hoạt động hỗ trợ, chăm lo cho
các hộ nghèo, hộ khó khăn bị ảnh hưởng do dịch bệnh
COVID-19. Tính đến nay, UBND phường đã vận động
các mạnh thường quân được 10 tấn gạo để duy trì hoạt
động của máy phát gạo tự động. Phường cũng mong sẽ
nhận được sự đóng góp, hỗ trợ của mọi người để duy trì
hoạt động này.
Được biết ngoài máy phát gạo này, trước đó UBND
phường cùng các tổ chức, đoàn thể, khu phố của phường
đã vận động và trao tặng hơn 2.000 phần quà với tổng giá
trị gần 1 tỉ đồng đến người dân khó khăn, bị ảnh hưởng
lớn từ dịch bệnh.
Phường cũng cử cán bộ ở các khu phố đi gõ cửa từng
nhà để tìm những người lao động bị mất việc, gặp khó
khăn vì dịch bệnh nhằm hỗ trợ kịp thời.
PHẠMANH
TP.HCM: Cơ sở khám chữa bệnh tư nhân
được hoạt động lại
Chiều 23-4, Sở Y tế TP.HCM có công văn khẩn cho
phép cơ sở khám chữa bệnh (KCB) tư nhân được hoạt
động lại. Theo Sở Y tế TP.HCM, thực hiện chỉ đạo của
Thành ủy, UBND TP về việc chuẩn bị giai đoạn mới với
tinh thần “vừa chống dịch vừa đảm bảo đời sống sản
xuất”, Sở Y tế đồng ý cho phép các cơ sở KCB tư nhân
được hoạt động lại kể từ ngày 23-4.
Tuy nhiên, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các cơ sở KCB tư
nhân nghiêm túc thực hiện các quy định của Ban chỉ đạo
phòng, chống dịch COVID-19 cấp TP về việc mang khẩu
trang, rửa tay, đo thân nhiệt, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m.
Sở Y tế cũng yêu cầu các cơ sở KCB tư nhân thực hiện
kê khai y tế đối với tất cả người đến KCB; tuân thủ các
biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn và sử dụng phương tiện
phòng hộ cá nhân khi tiếp xúc người bệnh.
Bên cạnh đó, khi tiếp nhận người bệnh có yếu tố nghi
ngờ, cơ sở KCB tư nhân phải cách ly ngay và khai thác kỹ
yếu tố dịch tễ, các yếu tố lâm sàng và ghi chép hồ sơ bệnh
án đầy đủ, đồng thời liên hệ chuyển tuyến đúng quy định
để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Ngoài ra, các cơ sở KCB tư nhân tự đánh giá chỉ số rủi
ro, xác định những hoạt động ưu tiên để giảm thiểu rủi ro
lây nhiễm COVID-19. Việc đánh giá căn cứ vào bộ tiêu
chí đánh giá chỉ số rủi ro lây nhiễm COVID-19 tại các cơ
sở KCB trên địa bàn TP.HCM đã được Sở Y tế ban hành.
Riêng các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, vật lý trị liệu vẫn
tiếp tục ngưng hoạt động cho đến khi có thông báo mới.
TRẦN NGỌC
Chỉ dừng hỗ trợ khi
nhà hết gạo
Ngoài10tấngạotôimua,một
sốmạnhthườngquânđónggóp
thêm trên 2 tấn gạo.“Ống gạo”
chỉ ngưnghỗ trợbà connghèo
khigạotrongnhàtôikhôngcòn.
Hy vọng lúc đó dịch bệnh đã
qua và bà con trở lại công việc
thường ngày trước đây.
Ông
TRƯƠNG CÔNG VƯƠNG
Đời sống xã hội -
ThứSáu24-4-2020
“Phiên bản lỗi” ATMgạo nghĩa tình
của chủ vựa trứng
Một người bán trứng ở quận 2, TP.HCMmàymò chế tạo ATMgạo lạ hỗ trợ bà con nghèo
giữamùa dịch COVID-19.
đưa miệng túi nylon vô ống
nhựa khá to, chị này dùng
chân ấn nhẹ nút đỏ dưới đất
và dòng gạo trắng thơm chảy
vô bịch. Xong xuôi, chị đưa
thêm cho bà Bảy túi nhỏ đựng
10 trứng gà.
Vừa móc bịch gạo và túi
trứng vô xe, bà Bảy cho biết
hằng ngày bán vé số, nhà ở
tuốt phường Cát Lái, quận 2.
Gần tháng nay, do ảnh hưởng
dịch bệnh COVID-19 nên bà
nghỉ bán, đâm ra hụt tiền chi
tiêu. Cách đây hơn tuần, bà
được nhận tiền hỗ trợ từ phía
TP và quận nên cầm cự tới
nay. Chiều qua, trong túi chỉ
còn 50.000 đồng, bà Bảy lo
không biết xoay xở những
ngày tới ra sao. Mặc dù có
hai con nhưng cũng nghèo
nên bà ráng tự lo miếng ăn.
“Tình cờ nghe hàng xóm
nói có điểm phát gạo và trứng
miễn phí nên tôi tìm tới. Với
số gạo và trứng này, tôi ăn
được hai ngày. Hết thì tới đây
nhận tiếp. Nghĩ lại xã hội còn
nhiều người tốt quá, dang tay
cứu người nghèo giữa mùa
dịch bệnh” - bà Bảy chia sẻ.
Cùng cảnh ngộ, ông Tám
(52 tuổi, ở phường ThạnhMỹ
Lợi, quận 2) gần tháng nay
cũng mất việc giữ xe cho một
quán ăn nên thiếu tiền chi tiêu
hằng ngày.
“Tôi đang lo những ngày tới
sống sao thì tình cờ được biết
điểm phát gạo và trứng ở chỗ
này. Mỗi ngày mua thêm bó
rau nấu canh là có ba bữa cơm
no bụng. Cám ơn những tấm
lòng thơm thảo đã giúp tôi và
bà con nghèo trong thời điểm
dịchbệnh” -ôngTámtrải lòng.•
Ống gạo trông ngồ
ngộ vì không có trụ,
chỉ có hai ống nhựa
khá lớn gắn trên cao
chĩa thẳng xuống
giống… hàm râu.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook