095-2020 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứNăm30-4-2020
Chuyện chàng Lộc “trâu” 7 năm
nấu, phát cơmmiễn phí
NGUYỄNĐƯỚC -MINHTÂM
Đ
ến ấp 4, xã Tân Kiêng,
huyện Bình Chánh,
TP.HCM h i thăm
Lộc “trâu” hay Lộc “thiện
nguyện” ai cũng biết. Lộc
“trâu” tên thật là Nguyễn
Trọng Minh Lộc, năm nay
33 tuổi. Lộc cho biết anh có
biệt danh Lộc “trâu” vì hồi
nh anh chàng nghịch ngợm
và “lì như trâu”.
Muamột tấn gạo ngon
giúp người nghèo
chống dịch COVID-19
Những ngày đầu tháng 4
vừa qua, khi Chính phủ có
lệnh cách ly toàn xã hội, chàng
trai trẻ Lộc “trâu” nghĩ ngay
đến những người nghèo khổ
mưu sinh bằng nghề bán vé
số, nhặt ve chai, người lao
động chân tay…Hẳn là cuộc
sống của họ sẽ khó khăn hơn
và cần nhiều hơn những suất
cơm hay những phần gạo
miễn phí.
Không đ n đo suy nghĩ, Lộc
“trâu” nhanh chóng lấy số tiền
dành dụm gần 15 triệu đồng
đểmuamột tấn gạo ngon cơm
dẻo mềm và thơm rồi phân ra
mỗi phần quà gồm 5 kg gạo
c ng mì tôm, kh u trang do
bạn bè anh đóng góp thêm
để mang đi phát tận nơi cho
người nghèo.
“Đối với nhiều người bấy
nhiêu chẳng là gì nhưng đối
với những người nghèo thì
lại khác. 5 kg gạo họ sống
cũng được 5-10 ngày. Tôi
có nhiêu đó tiền thì góp 1 tấn
gạo, rồi đăng Facebook nhờ
bạn bè góp thêm kh u trang,
mì gói” - Lộc bộc bạch.
Lộc “trâu” nói trong thời
điểm nhạy cảm do tình hình
dịch bệnh, việc tập trung
đông người là không nên. Vì
vậy, sau khi đóng gạo thành
những phần quà, Lộc c ng
một số người bạn đồng hành
rong ruổi trên những chiếc
xe máy để mang đến tận nơi
ở của người nghèo khổ và
trao cho họ.
Nhận những túi gạo c ng
mấy gói mì tôm, những
người khó khăn cảm thấy
ấm lòng. Ông Nguyễn Văn
Quang (quận 9, TP.HCM) bị
cụt hai tay, sống một mình
và kiếm sống qua ngày bằng
công việc bán vé số. Cầm
túi gạo Lộc vừa mới gửi
tặng, ông Quang xúc động
nói: “Vì dịch bệnh nên tôi ở
nhà, không có tiền ăn. Trong
hoàn cảnh như thế này, Lộc
không ngại đường xa, mưa
n ng đến đây với tôi bằng
tình thương và cho tôi gạo,
tôi rất cảm ơn và cầu cho
Lộc nhiều sức kh e”.
Không khá hơn gì ông
Quang, hoàn cảnh của ông
Nguyễn Văn Tài c ng ngụ
quận 9 cũng rất khó khăn.
Một mình ông Tài nuôi vợ
ốm nặng bằng việc chạy
xe ôm. Ngày thường mỗi
ngày ông Tài kiếm được
gần 100.000 đồng, nay
dịch bệnh ập tới, ông Tài
rơi vào bế t c.
“Nhờ may có chú Lộc gửi
tặng gạo mà vợ chồng tôi lại
g ng gượng qua được m a
dịch này. Tôi thấy rất ấm lòng.
Nghĩ rằng cơm khô
thì người lớn tuổi
không thể nuốt trôi,
Lộc đã đi mua gạo,
thử gạo có ngon
không rồi từ đó mới
nấu để phát.
Việc làm của chú Lộc như
này là hiếm có l m, chạy tới
chạy lui để tặng gạo” - ông
Tài xúc động nói.
Thương nỗi mặc cảm
của người nghèo
B t đầu cuộc sống khó
khăn từ rất sớm nên Lộc
“trâu” thấu hiểu được cuộc
sống cơ cực của những người
kém may m n. Lộc tâm sự:
“Ngày xưa 14 tuổi là tôi đã
đi làm. Hồi đó, tôi b t gặp
một bà cụ nhặt miếng đồ
ăn trong th ng rác của một
khu chung cư. Cảnh đó cứ
ám ảnh trong đầu, tôi tự nhủ
phải cố g ng làm có tiền để
giúp đỡ người nghèo”.
Ngày xưa Lộc “trâu” chỉ
làmphụ hồ, đồng lương chẳng
bao nhiêu nên việc giúp người
nghèo còn hạn chế. Đến năm
2014, khi đồng lương ổn định,
Lộc d ng số tiền ch t chiu có
được mua cơm hộp phát cho
người lang thang.
“Có một kỷ niệm khiến
tôi nhớ hoài. Có lần tôi gặp
một người ngồi xe lăn vào
tiệm cơm nhặt lại những
hộp cơm thừa cho vào bọc
để ăn. Tôi mời cô vô ngồi
ăn thì cô đó không chịu. Cô
nói: “Chú cho tôi thì tôi đem
về”. Lúc đó, tôi nghĩ rằng
họ mặc cảm nên không dám
ngồi quán ăn. Từ hình ảnh
rất tội nghiệp đó mà tôi b t
đầu tự nấu cơm cho người
nghèo” - Lộc nói.
Nghĩ rằngcơmkhô thì người
lớn tuổi không thể nuốt trôi,
Lộc đã đi mua gạo, thử gạo
có ngon không rồi từ đó mới
nấu để phát. Từ 100 phần,
sau dần Lộc phát lên đến 200
phần mỗi chuyến.
“Chuyến đầu tiên chỉ thịt
kho hột vịt. Chuyến sau thì
ba mẹ thấy người ta khổ nên
ba mẹ quyết định phụ mình
nấu thêm canh, mấy dì cũng
đồng cảm góp thêm tàu hủ
kho, xào” - Lộc vui vẻ kể.
Một mình một xe c ng
với hàng trăm suất cơm mặn
có đầy đủ thịt cá, rau xanh
còn nóng hổi, Lộc rong ruổi
trên những con đường, trong
hang c ng ngõ hẻm ở kh p
quận nội, ngoại thành của
TP để trao cho họ. Có những
hôm anh chàng đi phát cơm
miễn phí đến 3, 4 giờ sáng
mới về đến nhà, mệt m i rã
rời vì mất ngủ nhưng trong
lòng lại cảm thấy vui vì
việc làm của mình đã giúp
được cho hàng trăm người
nghèo khổ trong những đêm
khuya v ng được no bụng,
ấm lòng.
Khi thấu hiểu tấm chân
tình cũng như việc làm của
Lộc, nhiều người đã chung
tay góp sức c ng Lộc. Trên
con đường thiện nguyện, Lộc
“trâu” có thêm nhiều người
bạn đồng hành.•
Cụ bà 107 tuổi đ p heo đất góp tiền
chống dịch
Sáng 29-4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Sầm Sơn
(Thanh Hóa) cho biết cụ bà Nguyễn Thị Phấn (107 tuổi,
khu phố Vĩnh Thành, phường Trung Sơn, TP Sầm Sơn) đã
mang số tiền tiết kiệm 10 triệu đồng ủng hộ quỹ phòng,
chống dịch COVID-19.
Cụ Phấn chia sẻ cụ sinh được 10 người con, trong đó có ba
con trai trong quân đội, ba con gái là thanh niên xung phong,
ba con dâu là cựu chiến binh. Số tiền 10 triệu đồng là tiền
nuôi heo đất lâu nay, d không nhiều nhưng đó là sự ủng hộ,
chung tay của cụ với công tác phòng, chống dịch của tỉnh.
Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Sầm Sơn đã trân
trọng tiếp nhận số tiền ủng hộ đầy ý nghĩa trên, đồng thời
gửi lời cảm ơn cụ Phấn về việc làm đầy ý nghĩa và đáng
quý trên.
ĐẶNG TRUNG
Hà Nội chốt lịch học của 2 triệu học sinh
Chiều 29-4, tại buổi họp Ban chỉ đạo phòng, chống
COVID-19 TP Hà Nội, ông Chử Xuân Dũng, Giám
đốc Sở GD&ĐT TP Hà Nội, đề nghị lãnh đạo các quận,
huyện tiếp tục quán triệt nhà trường thực hiện nghiêm
túc hướng dẫn đảm bảo điều kiện an toàn khi học sinh
đi học trở lại, xử trí các trường hợp nghi ngờ m c
COVID-19 trong trường học.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức
Chung đã chốt thời gian đi học trở lại cho toàn bộ học
sinh trên địa bàn TP. Theo đó, học sinh THCS, THPT, sinh
viên các trường đại học, cao đẳng, trường nghề sẽ quay lại
trường học tập từ ngày 4-5; học sinh tiểu học, mầm non đi
học lại từ ngày 11-5.
Ông Chung yêu cầu phòng giáo dục các quận, huyện
và nhà trường chu n bị tốt các điều kiện phòng, chống
dịch trong trường học. Nhà trường bố trí đầy đủ trang
thiết bị đảm bảo công tác phòng, chống dịch, đề nghị
các địa phương, đơn vị liên quan đảm bảo tình hình
giao thông trên địa bàn do lượng lớn học sinh đi học trở
lại. Ông Chung cũng đề nghị phụ huynh và nhà trường
đảm bảo yêu cầu học sinh đi đến nơi về đến chốn.
“Về tổ chức giãn cách thời gian học và giãn cách
trong nhà trường thì lãnh đạo trường hoàn toàn quyết
định, làm sao đảm bảo an toàn cho các cháu” - chủ tịch
Hà Nội nói.
Chiều tối 29-4, UBND TP Hà Nội đã có văn bản
chính thức về phương án cho học sinh, sinh viên đi học
trở lại. 
Cụ thể, học sinh THCS, THPT, các trường đại học,
cao đẳng, trung cấp trực thuộc TP trở lại học tập theo kế
hoạch từ ngày 4-5. Trẻ mầm non, học sinh tiểu học trở
lại học từ ngày 11-5.
TRỌNG PHÚ
“C u trẻ cố gắng nha!”
Gần bảy năm nấu cơm rồi mang trao đi miễn phí cho
những người nghèo khổ với hàng trăm ngàn suất cơm
miễn phí, Lộc “trâu” tâm sự anh chẳng mong nhận lại
điều gì. Với Lộc, khoảnh khắc quý giá nhất anh nhận lại
được chính là nụ cười và cái bắt tay của một phụ nữ đáng
tuổi bà nội. Bà đã vỗ vai anh trìu mến, khích lệ: “Cậu trẻ
cố gắng nha!”.
“Đôi tay của bà cụ da đã đổ đồi mồi, tựa như bà nội mình.
Hồi xưa, bà nội lo cho tôi rất nhiều nên tôi xemnhững người
lớn tuổi đó như những người bà của mình. Nó là động lực
cho mình bước tiếp” - Lộc xúc động chia sẻ.
Tiêu điểm
Đượcmẹ và người thân ủng
hộ, Lộc“trâu”đãgomhết số tiền
dànhdụmbấylâucủamìnhmua
hàng trămký gạongon, thịt, cá
để bắt đầu nấu cơmphátmiễn
phí cho người nghèo, người
lang thang cơ nhỡ trên khắp
hang cùng ngõ hẻm TP.
Xót xa khi nhìn thấy bà cụ nhặt hộp cơm còn sót lại trong thùng rác để ăn đỡ đói, Lộc “trâu” quyết tâmgiúp
người nghèo bằng những suất cơmngon lành do anh tự nấu.
Lộc “trâu” trao gạo cho người nghèo trong đợt dịch COVID-19. Ảnh: NGUYỄNĐƯỚC
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook