095-2020 - page 5

5
Theo Phòng CSGT (PC08) Công an TP.HCM, từ đầu năm tổ công tác của Cục
C08 đã vào TP.HCM tập huấn, cài đặt phần mềm cho các đội, trạm trực thuộc
Phòng PC08 để đơn vị thực hiện nộp phạt qua CDVCQG.
Để thực hiện nộp phạt quamạng, CSGT sẽ lập biên bản vi phạmhành chính
và ra quyết định xử phạt trên phần mềm, sau đó cán bộ, chiến sĩ thay đổi
trạng thái của quyết định xử phạt trên phần mềm từ“đã in”thành“đã duyệt”.
Ngay sau khi chuyển trạng thái, toàn bộ dữ liệu thông tin của quyết định
xử phạt sẽ cập nhật lên CDVCQG. Từ đó, người dân có thể tra cứu thông tin
về quyết định xử phạt của mình trên CDVCQG này.
Về phía người vi phạm, khi đăng ký đóng phạt online, người dân chỉ việc
đến các đội, trạm CSGT xuất trình biên lai, giấy tờ tùy thân và nhận lại những
giấy tờ mà cơ quan CSGT giữ.
CSGT sẽ tiếp nhận biên lai thu tiền phạt trước từ người dân và đối soát
với biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính do CDVCQG gửi về. Đồng thời,
kiểm tra, đối chiếu biên lai thu tiền phạt với hồ sơ vi phạm hành chính, lưu
hồ sơ và trả lại giấy tờ đã tạm giữ cho người vi phạm (trừ trường hợp bị tước
quyền sử dụng).
Khi đóng phạt trực tuyến, người vi phạm cũng có thể đăng ký nhận giấy
tờ tạm giữ tại nhà.
Lúc này, bưu điện sẽ thay người vi phạm đến cơ quan CSGT để làm thủ
tục, nhận giấy tờ rồi chuyển lại cho người dân theo quy định. “Người dân rút
ngắn được thời gian thực hiện quyết định xử phạt vì chỉ việc đến cơ quan
CSGT để nhận giấy tờ tạm giữ hoặc ngồi nhà chờ nhân viên bưu điện mang
giấy tờ đến” - một cán bộ PC08 nhìn nhận.
Đại diện PC08 cũng cho biết tính đến ngày 20-4, đơn vị ghi nhận chỉ có
một trường hợp đăng ký nộp phạt qua mạng.
Về việc nộp lệ phí trước bạ trên CDVCQG đã được thực hiện tại 27 điểm
đăng ký phương tiện, bao gồm ba điểm đăng ký ô tô, 23 điểm đăng ký mô
tô cấp quận, huyện và một điểm đăng ký mô tô thuộc PC08. Tính đến ngày
14-4, toàn TP.HCM có năm trường hợp đăng ký sử dụng dịch vụ này.
PC08 cho biết chứng từ điện tử nộp lệ phí trước bạ là căn cứ để đăng ký
xe. Cán bộ đăng ký xe nhập mã hồ sơ lệ phí trước bạ điện tử (do chủ xe hoặc
người đến làm thủ tục đăng ký xe cung cấp) vào hệ thống đăng ký, quản lý
xe của Cục C08. Đồng thời, đối chiếu với chứng từ nộp lệ phí trước bạ điện
tử của hồ sơ đăng ký xe.
Trường hợp chứng từ hợp lệ thì cán bộ đăng ký xe in, ký ghi rõ họ tên
vào giấy thông tin dữ liệu nộp lệ phí trước bạ để lưu vào hồ sơ đăng ký xe
và thực hiện đăng ký, cấp biển số theo quy định. Trường hợp thông tin, nội
dung chứng từ không đầy đủ hoặc sai sót thì hướng dẫn chủ xe đến cơ quan
thuế (nơi tiếp nhận khai, nộp lệ phí trước bạ điện tử) để điều chỉnh, bổ sung.
Tại Đà Nẵng, Phòng CSGT cho hay: Có nhiều nguyên nhân khiến người dân
khôngmặnmà với việc nộp phạt qua mạng như chưa quen và đa phần người
vi phạm là tài xế, không rành về công nghệ thông tin, ngại tra cứu trênmạng.
Phầnmềm chạy thử nghiệmđể nhập các vi phạmhành chính lên hệ thống
dịch vụ công quốc gia còn hạn chế. Cụ thể, chỉ khung vi phạm thuộc thẩm
quyền xử phạt của cấp trưởng phòng CSGT mới được nhập lên. Còn các
khung vi phạm cao hơn thuộc thẩm quyền của chủ tịch TP, giám đốc Công
an TP và thấp hơn là cấp đội, trạm CSGT thì không được. Ngoài ra còn những
nguyên nhân như phần mềm chạy chưa ổn định, thiếu nhiều mục, cần phải
mở rộng thêm…
LÊ THOA - HẢI HIẾU
TP.HCM: 5 trường hợp nộp lệ phí trước bạ qua mạng
Kiểm soát thủ tục hành
chính Ngô Hải Phan, việc
thí điểm chỉ thực hiện đối
với quyết định xử phạt từ
cấp phòng trở lên nên số
lượng thuộc trường hợp này
ít. Người vi phạm khó phân
biệt được trường hợp của họ
thuộc thẩm quyền xử phạt
của ai nên khó khăn trong
tra cứu, thực hiện. Một số
trường hợp vi phạm không
được đưa lên CDVCQG
theo quy định.
“Vì vậy rất khó đảm bảo
được tiến độ theo yêu cầu
của Thủ tướng là việc nộp
phạt trực tuyến phải triển
khai thực hiện toàn quốc
trước ngày 30-6” - ông nói.
Ông đề nghị Bộ Công an
triển khai thu tiền nộp phạt
trực tuyến tại nămđịa phương
thí điểm thuộc thẩm quyền
xử phạt của các cấp trước
ngày 15-5 và triển khai tới
địa phương còn lại đảm bảo
đúng tiến độ Thủ tướng giao.
Vướng về thể chế
Tại cuộc họp, Thứ trưởng
Bộ GTVT Nguyễn Ngọc
Đông thông tin: Bộ đã xây
dựng xong hệ thống kết nối
việc xử phạt hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường
bộ của lực lượng thanh tra
giao thông trên CDVCQG.
Từ đầu năm đến nay, thanh
tra giao thông đã ra quyết
định xử phạt hơn 300 trường
hợp nhưng chưa có hồ sơ
nào thanh toán trực tuyến,
dân vẫn nộp tại kho bạc.
Ông kiến nghị thay đổi
quy định về cấp xử phạt vì
chưa phân cấp, ủy quyền
mạnh, còn tập trung quyền
nên còn lòng vòng…
“Giờ xử phạt 20 triệu
đồng phải tổng cục trưởng
Thời sự -
ThứNăm30-4-2020
ĐỨCMINH
N
gày 29-4, Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ Mai Tiến
Dũng làm việc với các bộ,
ngành... để đánh giá việc nộp
phạt vi phạm giao thông qua
mạng, kê khai, nộp thuế, lệ
phí trước bạ và cấp, đổi giấy
phép lái xe trên cổng dịch vụ
công quốc gia (CDVCQG).
Chỉ năm trường hợp
nộp phạt qua mạng
Từ ngày 13-3, Hà Nội,
TP.HCM,Hải Phòng,ĐàNẵng
và Bình Thuận thí điểm nộp
phạt giao thông trực tuyến
thuộc thẩm quyền xử phạt
của CSGT qua CDVCQG.
Sau hơn một tháng triển
khai, có gần 6.200 lượt truy
cập tìm kiếm thông tin quyết
định xử phạt phục vụ thực
hiện thanh toán trực tuyến.
Tuy nhiên, số lượng tìm
kiếm không ra kết quả là
6.000 trường hợp (chiếm
trên 97%), chỉ có 170 trường
hợp có kết quả từ dữ liệu của
CSGT (chiếm 2,8%) và chỉ
có năm trường hợp thanh
toán trực tuyến.
Theo Cục trưởng Cục
Bộ Công an cần
triển khai thu tiền
nộp phạt trực tuyến
tại năm địa phương
thí điểm thuộc thẩm
quyền xử phạt của
các cấp trước 15-5
và triển khai tới địa
phương còn lại.
Đại táĐỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT, phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Đ.MINH
Sửa luật để dân dễ nộp phạt
giao thông qua mạng
Người dân chưa quen, phạmvi xử phạt giao thông quamạng quá hẹp nên số người nộp phạt trực tuyến rất ít.
ký quyết định. Nếu các chi
cục, thanh tra chi cục được
xử phạt sẽ khác nhưng lúc
đó phải quy định rõ trách
nhiệm của người xử phạt”
- ông nói thêm.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến
Dũng, đội trưởng đội kiểm
soát trên tuyến phải có quyền
và trách nhiệm trong việc
xử phạt. “Chứ xử phạt ở
đây rồi đi về 100 cây số lấy
chữ ký của trưởng phòng,
mấy ngày mới ký một lần
thì bao giờ mới được” - ông
nói và nhấn mạnh “thủ tục
hành chính phải cải cách”.
Đại tá Đỗ Thanh Bình,
Phó Cục trưởng Cục CSGT,
cho hay vướng nhất hiện
nay trong xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ là do
liên quan đến Luật Xử lý vi
phạm hành chính và Luật
Giao thông đường bộ.
Theo ông, cần cải cách
quy trình xử lý vi phạm là
khi CSGT có biên bản hoặc
phát hiện vi phạm đối với
trường hợp chỉ phạt tiền,
đã có đầy đủ chứng cứ
điện tử thì có thể xử phạt
ngay thông qua CDVCQG.
“Muốn thực hiện được điều
này cần phải sửa luật và
Bộ Công an đang cùng Bộ
GTVT báo cáo Chính phủ
đề xuất xây dựng Luật Bảo
đảm trật tự an toàn giao
thông đường bộ”.•
131.000
tài khoản đăng ký và hơn 32,8
triệulượttruycậptìmhiểuthông
tin, dịch vụ trên CDVCQG, tính
đến 12 giờ ngày 28-4.
Trong thángqua, trungbình
mỗi ngày CDVCQG tiếp nhận,
xử lý khoảng 1.400 hồ sơ trực
tuyến.
Tiêu điểm
ThiếutáNguyễnThịHoàngAnhtruycậpphầnmềmđểnhậpdữliệungườiviphạm
giao thông lên cổng dịch vụ công quốc gia. Ảnh: HẢI HIẾU
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook