104-2020 - page 12

12
Đời sống xã hội -
Thứ Tư13-5-2020
THANHNHẬT
1
7 năm sinh sống giữa
lòng hồ thủy điện Khe
Diên (huyện Nông Sơn,
Quảng Nam), ông Mai Song
Hào(61 tuổi, quêTháiNguyên)
kết thân với một phụ nữ rồi
kêu về ở cùng. Hai người
chăn nuôi, đánh bắt cá qua
ngày. Cuộc sống biệt lập với
thế giới bên ngoài.
Cuộc sống đầm ấm
giữa lòng hồ
Nhìn từ con đường quanh
bờ hồ thủy điện Khe Diên
(Quảng Nam), một ngôi nhà
nằm trên đảo, lọt thỏm giữa
lòng hồ. Đây là nơi sinh sống
lâu dài của ông Hào.
Sau 30 phút bẻ cây, băng
rừng, chúng tôi mới đến được
mép bờ hồ. ÔngHào bơi chiếc
thuyền nhôm bé xíu từ từ
hướng về đón chúng tôi. Tuy
mới gặp nhau lần đầu nhưng
ông chào chúng tôi như thể
đã quen nhau lắm.
“Nhà tôi bên kia, lên ghe
qua nhà nghỉ trưa” - ông mời
chúng tôi. Vài ba câu nói đầu
tiên, mọi suy nghĩ của chúng
tôi về người đàn ông sống cô
lập giữa núi rừng dần tan biến.
Hóa ra ông hiện đại, chẳng có
chút gì giống với tưởng tượng.
Thêm30 phút đi ghe, chúng
tôi đến nhà ông. Vừa bước
chân đến, ông đi ra sau nhà
nổmáy. Quạt quay, tiếng nhạc
vang lên xua tan bớt cái nắng
nóng tháng 5 của miềnTrung.
Thật bất ngờ, ở đây không
thiếu thứ gì. Tivi, tủ lạnh,
máy quạt… tất cả đều dùng
điện từ máy nổ ông dùng để
phát hằng ngày.
Mùi gà kho, trứng chiên,
cơm cháy thơm lừng bay ra
từ gian bếp. Từ bên trong,
người phụ nữ đi ra cười hiền.
“Có mệt không, tôi chuẩn bị
sẵn cơm rồi, mấy chú tắm
rửa đi rồi ăn chứ đói” - bà
bắt chuyện.
Từ bỏ cám dỗ ở
những bãi vàng
Năm1977,ôngHàolênđường
nhập ngũ. Trong những năm
một tay ông Hào lo, bà Ba
thay người anh lo chuyện
cơm nước, dọn nhà. Cũng từ
đó, bà Ba tập tành học cách
bơi ghe, thả lưới. Nhiều năm
học nghề, giờ bà Ba có thể tự
tay làm nhiều thứ mà trước
đây bà không hề nghĩ đến.
Cũng nhờ có bà, những con
heo, đàn gà mua từ đất liền
sinh sản, nhân giống trên đảo.
Làm “tai mắt” cho
lực lượng kiểm lâm
13 năm trước, ở hồ Khe
Diên xảy một vụ phá rừng
quy mô gây rúng động dư
luận Quảng Nam. Sau vụ
việc, nhiều quan chức bị khởi
tố. Nhờ sự vào cuộc của các
cấp, ngành, tình trạng phá
rừng ở Quảng Nam những
năm gần đây giảm đáng kể
nhưng chưa triệt để.
Tại hồ Khe Diên, ngôi nhà
của ông Hào nằm ngay khu
vực trung tâm, cửa ngõ ra vào
các khu rừng đầu nguồn. Do
đó, vai trò của ông trong việc
tham gia bảo vệ rừng hết sức
quan trọng. Nhất cử nhất động
của lâm tặc khó lòng qua mắt
ông. “Ai lạ, ai quen vào đây
tôi biết hết. Chỉ cần một cuộc
gọi là cán bộ kiểm lâm họ lên
ngay. Đừng hòngmà phá được
rừng ở khu này” - ông dõng
dạc tuyên bố.
Ngoài ra, với địa thế hợp
lý, nhiều lần ngôi nhà của ông
được chọn là nơi tổ chức các
cuộc họp lên kế hoạch mật
phục, truy quét lâm tặc của
cán bộ kiểm lâm Nông Sơn
và Ban quản lý Khu bảo tồn
loài và sinh cảnh voi (huyện
Nông Sơn).
Bằng kinh nghiệm sống ở
đây nhiều năm, nắm kỹ địa
hình lòng hồ cùng với bản
chất của một người lính quân
đội, ông Hào được các cán bộ
kiểm lâm tin tưởng. Ban quản
lý Khu bảo tồn loài và sinh
cảnh voi giao ông nhiệm vụ
lái ghe đưa các đoàn đi kiểm
tra, bảo vệ rừng. Thậm chí,
ông là người “thầu” việc sửa
chữa máy nổ trên ghe mỗi khi
gặp sự cố.•
“Dị nhân” 17 năm sống
giữa lòng hồ để bảo vệ rừng
17 năm,
ông Hào trở
thành cánh
tay đắc lực
của lực lượng
kiểm lâm,
góp phần
ngăn chặn,
đẩy lùi lâm
tặc, bảo vệ
các cánh
rừng tự nhiên
xung quanh
hồ Khe Diên.
Phát hiện nhiều vụ
phá rừng
Nhi u năm đ nh bắt ở l ng
h th y điện, chú H o đ ph t
hiệnnhi uv vi phạm lâmth y
s n. Nh chú, l c lư ng chức
năng đ kịp th i ngăn ch n,
xử lý, b o vệ c c c nh r ng t
nhiên thêm hiệu qu .
Một cán bộ kiểm lâm
huyện Nông Sơn
Họ đã nói
Vận động nguồn cá cho dân địa phương
15nămtrư c, th y điệnbắt đ u t chnư c, ngu n th y s n
lúc ấy chưa nhi u. Ông H o l ngư i “đi t ng ngõ, gõ t ng
nh ” kêu g i gom ti n mua c gi ng th xu ng h . Nhi u
năm liên t c, ngu n th y s n d i d o, gi i quy t việc l m
cho kha kh ngư i dân địa phương.
“Ban đ u, mỗi hộ chung 500.000 đ ng mua c gi ng th
xu ng h . Nhi u năm như th , gi c dư i h sinh s n lên
nhi u. N u l dân địa phương ở đây, ai đ n th lư i cũng
đư c” - ông nói.
ÔngHào hài lòng với cuộc sống bình yên, tách biệt giữa lòng hồ từ nhiều nămnay. Ảnh: THANHNHẬT
Căn nhà nhỏ của ôngHào nằmtrên ốc đảo giữa lòng hồ KheDiên.
Ảnh: THANHNHẬT
phục vụ quân ngũ, ông từng
tham gia cuộc chiến chống
Trung Quốc xâm lược nước
ta ở biên giới phía Bắc, chiến
đấu với kẻ thù ở đồi 690, khu
vực hang Pác Bó (Cao Bằng).
Năm 1982, ông xuất ngũ, về
quê lập gia đình.
Cũng từ đó, ông lang bạt
khắp các bãi vàng. Có lúc ông
từ bỏ cuộc đời phu vàng, về
quê sống những ngày bình dị
bên ao cá, rừng cây. Nhưng
cám dỗ một lần nữa đưa ông
trở lại với kiếp phu vàng và
gắn cuộc đời ở mảnh đất
Quảng Nam.
“Năm 1999, đứa bạn làm
vàng ở Phước Sơn (Quảng
Nam) trúng đậm. Nó về quê
gặp tôi rồi rủ vào đây làm.
Khổ nỗi, làm mấy năm trời
không được gì. Đến lúc về
quê, biết được cô vợ ở quê đã
phụ tình. Nên thôi, tôi quyết
định dứt áo ra đi” - ông kể.
Bằng kinh nghiệm
sống ở đây nhiều
năm, nắm kỹ địa
hình lòng hồ cùng
với b n ch t của
một ngư i lính
quân đội, ông Hào
được các cán bộ
ki m lâm tin tưởng.
Sau biến cố ấy, ông quay
lại thủ phủ vàng Phước Sơn
tiếp tục hành trình. Có lần,
ông “trúng mánh” đào được
vàng ký. Thế là ông mang
tiền về quê lo toan việc gia
đình. Chuyện ở quê ổn thỏa,
ông về Phước Sơn làm vàng
tiếp rồi lâm vào cuộc sống
ăn chơi, nghiện ngập.
Một ngày, ôngnhận ra tương
lai của mình không ở những
bãi vàng đầy cám dỗ. Một lần
nữa ông chọn cách từ bỏ để
sống cuộc sống biệt lập với
mọi thứ. Năm 2003, túp lều
bạt dựng lên ngay trên hòn
đảo giữa hồ thủy điện Khe
Diên. Cuộc sống cô đơn bắt
đầu cho đến khi ông tìm được
người emcon cô cậu củamình
là bà Nguyễn Mai Thị Ba (56
tuổi, quê Quảng Nam).
Từ lúc dọn về ở chung, hai
anh em sướng khổ có nhau.
Những công việc nặng nhọc
Thanh Hóa: 2.000 người từ chối tiền hỗ trợ an sinh
Những ngày qua ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), trong
khi thực hiện việc chi trả gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000
tỉ đồng, nhiều người đã viết đơn từ chối và nhường số tiền
lại cho người nghèo khó hơn mình.
Cụ thể, theo thống kê của UBND huyện Thọ Xuân, tính
đến hết ngày 11-5, trên địa bàn đã có khoảng 2.000 người
tự nguyện viết đơn không nhận với tổng số tiền trên 1,5 tỉ
đồng để hỗ trợ những người còn gặp khó khăn hơn mình.
Theo đó, có xã có hàng trăm nhân khẩu tình nguyện
không nhận tiền hỗ trợ như xã Xuân Phong có 850 nhân
khẩu, xã Xuân Lập 577 nhân khẩu, xã Thuận Minh 239
nhân khẩu... khiến nhiều người xúc động như trở thành
phong trào tại huyện này.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông Nguyễn Ngọc
Thức, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân (Thanh
Hóa), cho biết có nhiều người thuộc diện được hỗ trợ
nhưng đã làm đơn không nhận tiền, nhường lại tiền cho
những người khó khăn hơn.
Theo ông Thức, sau khi nhiều hộ dân không nhận tiền
hỗ trợ, các xã đều thông báo lên hệ thống loa phát thanh
vừa biểu dương và cũng đảm bảo tính công khai, minh
bạch về gói hỗ trợ đối với người dân.
Theo tính toán, địa bàn huyện Thọ Xuân thống kê bốn
nhóm đối tượng là các gia đình chính sách, đối tượng bảo
trợ xã hội, các hộ nghèo, cận nghèo là 46.545 người với
tổng số tiền trên 48 tỉ đồng.
ĐẶNG TRUNG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook