104-2020 - page 4

4
Thời sự -
Thứ Tư 13-5-2020
LÊ THOA
C
hiều 12-5, Đoàn đại biểu
Quốc hội TP.HCM có
cuộc khảo sát về việc
thực hiện Luật Phòng, chống
ma túy trên địa bàn TP giai
đoạn 2016-2019. Cuộc khảo
sát được tổ chức dưới hình
thức hội nghị trực tuyến với
UBND năm quận, huyện.
Ma túy núp bóng
cười, karaoke,
quán bar
Tại cuộc khảo sát, đại diện
Công an huyện Bình Chánh
cho biết tình hình tội phạm
về ma túy trên địa bàn diễn
biến rất phức tạp nhưng
công an rất khó xử lý. Cụ
thể, những người sử dụng
ma túy vừa “núp” vào các
cơ sở kinh doanh có điều
kiện như karaoke, bar, beer
club…, vừa sử dụng các chất
ma túy mới ngoài danh mục
quy định của luật để tránh bị
cơ quan chức năng xử lý như
bóng cười, tem lưỡi, nấm
độc, shisha…“Một số vụ đối
tượng tẩm ma túy tổng hợp
vào cỏ Mỹ, khi giám định thì
cho ra kết quả là một loại hợp
chất khác, không nằm trong
trong 15 ngày, sau đó người
nghiện bị lôi kéo, dễ dàng tái
nghiện trở lại.
Tại cuộc khảo sát, Đại tá
Đinh Thanh Nhàn, Phó Giám
đốc Công an TP.HCM, cho
biết hiện một số quận trung
tâm như 1, 3 có nghiên cứu
đề xuất mô hình lắp camera
giám sát ở các tụ điểm kinh
doanh dịch vụ nhạy cảm
như quán bar, vũ trường…
phát nổ nên mới phát hiện ra
đường dây mua bán ma túy.
“Vậy nếu không có sự kiện
đó thì có cách nào phát hiện
đối tượng thuê nhà tàng trữ,
sản xuất ma túy không?” - bà
Bình Thuận đặt câu hỏi.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân
cũng nhìn nhận tội phạm ma
túy đã rất chuyên nghiệp,
móc nối thành xuyên quốc
gia. Ông đề nghị công an
đánh mạnh vào các tụ điểm
kinh doanh nhạy cảm. Đồng
thời đề nghị nên đầu tư cho
các trung tâm cai nghiện để
đảm bảo cai nghiện hiệu quả.
ÔngHuỳnhThanhKhiết,Phó
Giámđốc SởLĐ-TB&XHTP,
chia sẻ:TrongdịchCOVID-19,
việc quản lý tại các cơ sở cai
nghiện rất khó khăn, một số
đối tượng mới đưa vào rất
nguy hiểm, phòng chống rất
vất vả.
Ông Khiết cũng nhìn nhận
việc cai nghiện tại cộng đồng
hiệu quả chưa cao. “Trạm y
tế không chỉ thực hiện cai
nghiện mà còn chống dịch
và nhiều hoạt động khác. Nếu
đưa 1-2 người vào cắt cơn, la
lối ầm ào thì có ai dám vào
không?” - ông Khiết nói.
Theo ông Khiết, nhiều địa
phương phản ánh việc không
thể đưa người nghiện dưới
18 tuổi vào trại cai nghiện
vì vướng luật. Mà đợi đủ 18
tuổi mới đưa vào thì đã xảy
ra nhiều hậu quả cho xã hội.
Ông Khiết cũng thừa nhận
về tình trạng tái nghiện. Ông
dẫn chứng một người cai
nghiện tập trung trong 24
tháng, cách ly hoàn toàn với
bên ngoài, một ngày trị liệu
4 giờ, học nghề…, khi trở
về thì mập khỏe nhưng lại
tái nghiện.•
Công an TP.HCM gặp khó trước
người sử dụng ma túy
Việc cai nghiện tại cộng đồng chưa đạt hiệu quả, còn người đi cai tập trung trở về thì rất dễ tái nghiện.
danh mục các chất ma túy và
tiền chất hiện được quy định
trong luật. Nên tang vật thu
được thì rõ mười mươi là ma
túy nhưng để xử lý người sử
dụng thì không được” - đại
diện Công an huyện Bình
Chánh nói.
Cạnh đó, theo Công an
huyện Bình Chánh, vì người
nghiện sử dụng nhiều chất
ma túy khác nhau nên các
que thử hiện được trang cấp
cho công an không phát huy
tác dụng, vì chỉ phát hiện
được 4-5 loại chất cũ. Nên
khi bắt được người sử dụng
thì không xác định được rõ
họ dương tính với chất nào.
Từ đó, vị này đề nghị nên
sản xuất thêm nhiều que thử,
đáp ứng tình hình, diễn biến
mới trong phòng, chống tội
phạm ma túy.
Chưa kể, tại Bình Chánh có
một số cơ sở cai nghiện không
có phác đồ điều trị ketamin
nên… khi có người nghiện
được đưa đến rồi cũng chỉ có
thể phạt hành chính rồi cho
về nhà. Công an huyện Bình
Chánh cũng nhìn nhận biện
pháp cai nghiện tại cộng đồng
như lâu nay là không hiệu
quả. Vì chỉ cắt cơn, giải độc
nhưng còn vướng mắc về
luật. Cạnh đó, ông Nhàn đề
nghị sớm trang bị máy soi
chiếu container cho công an
để phát hiện ma túy, ngăn
chặn ngay từ đầu khi chúng
được vận chuyển vào địa
bàn TP.
Ma túy ngày càng
nhiều, luồn sâu vào
dân cư
Tại cuộc khảo sát, nhiều
đại biểu Quốc hội bày tỏ lo
lắng khi lực lượng công an
liên tiếp phát hiện các vụ
vận chuyển, mua bán ma
túy có khối lượng lớn. Đại
biểu Phan Thị Bình Thuận
bày tỏ: Có tình trạng thuê
nhà tại TP.HCM để tàng trữ,
mua bán ma túy. Làm sao
để chủ động phát hiện được
việc này? Chẳng hạn như sự
việc ở quận 9, vì chung cư
131
điểm tư vấn cai nghiện hiện có
ở TP. Cạnh đó, hiện có 319 đội
xung kích đi vận động người
nghiệnkhôngtáinghiện,giúpđỡ
họhòanhậpcộngđồngnhưng
mức lương cho người làmviệc
này quá thấp. Đội trưởng của
đội xung kích chỉ nhận 0,6 lần
mức lương cơ sở, thành viên
thì được 0,4.
Tiêu điểm
Đại tá Đinh Thanh Nhàn, Phó Giám đốc
Công anTP.HCM, cho biết ba vấn đềmà Công
an TP đã và sẽ tập trung gồm: Giải quyết vấn
đề người nghiện, tập trung đánh mạnh vào
các tụ điểmkinh doanh dịch vụ nhạy cảmmà
người nghiện lợi dụngsửdụngma túyvàđánh
vào các nguồn cung cấpma túy choTP.HCM.
Tuy nhiên, theo Đại tá Nhàn, hiện công an
và các ngành chức năng TP đang gặp khó là:
Chưa cómôhình cai nghiệnnàohiệuquả hơn
cai nghiện bắt buộc. Cạnh đó là cần quản lý
chặt sốngười sau cai nghiện, như tạoviệc làm.
Đại tá Nhàn cho biết hiện số người nghiện
ma túy tổng hợp chiếm 75%-80% và không
thể cai bằngmethadone. Vì vậy, nhiều người
nghiện ma túy tổng hợp vẫn đăng ký uống
methadone để hợp thức hóa việc sử dụng
ma túy của mình.
Chưa có mô hình cai nghiện hiệu quả
Đại tá Đinh Thanh Nhàn, Phó Giám đốc Công an TP.HCM, tại buổi làm việc. Ảnh: LÊ THOA
Cử tri: Cần tiếp tục lên tiếngmạnhmẽ về chủquyềnBiểnĐông
Các cử tri đề nghị Việt Nam cần lên tiếng công khai, mạnhmẽ hơn trước vấn đề chủ quyền trên BiểnĐông.
Có sự bao che trong vụ
Đường “nhuệ”?
Về vụ băng nhóm giang hồ Đường “nhuệ” ở Thái Bình,
cử tri đặt câu hỏi: 15 năm trời Đường “nhuệ” lộng hành,
cửa quyền, ức hiếp nhưng tại sao không ai giải quyết.
Chỉ khi Thái Bình có giám đốc công an mới thì vụ việc
mới giải quyết được, ở đây có sự bao che không, trách
nhiệm người liên quan thế nào?
Chia sẻ với cử tri, ông Phan Nguyễn Như Khuê,
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, cho rằng
lực lượng công an là để bảo vệ sự yên bình, thái bình,
độc lập chủ quyền của đất nước. Từ vụ Đường “nhuệ”,
ông cho là sẽ tiếp thu các ý kiến để trong quá trình
thảo luận về luật có liên quan đến xử lý tội phạm thì
sẽ lồng ghép, góp ý.
Ngày 12-5, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đơn vị 6,
đơn vị 7 tiếp xúc cử tri các quận Bình Thạnh, Phú Nhuận,
Thủ Đức trước kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV.
Tại các buổi tiếp xúc, vấn đề được cử tri quan tâm nhiều
nhất là về chủ quyền Biển Đông.
Cử tri Trần Việt Trung (phường Trường Thọ, quận Thủ
Đức) cho rằng khi các nước trên thế giới đang phải chống
chọi với dịch COVID-19 thì Trung Quốc đã ngang nhiên
thành lập cái gọi là quận đảo Tây Sa, Nam Sa trên Biển
Đông. Trung Quốc còn tung ra luận điệu khẳng định chủ
quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ
quyền của Việt Nam)...
Còn cử tri Phan Văn Lực (phường 13, quận Bình
Thạnh) cho rằng tham vọng bành trướng của Trung Quốc
ở Biển Đông là chiến lược lâu dài của họ. Vì vậy chúng ta
cần phải đoàn kết lên tiếng phản đối công khai và mạnh
mẽ hơn nữa. Việc đoàn kết sẽ tạo sức mạnh ngăn chặn
tham vọng bành trướng này của Trung Quốc.
Cử tri Hà Thanh Danh (phường 15, quận Bình Thạnh)
nêu: Trung Quốc đâm chìm tàu cá của chúng ta tại Hoàng
Sa, ngang nhiên ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông.
Vấn đề này ngoài việc phản đối thì cơ quan chức năng cần
tuyên truyền, vận động ngư dân tiếp tục ra khơi, đánh bắt
ở ngư trường của mình và lực lượng chức năng của Việt
Nam cần sát cánh cùng ngư dân trên biển để bảo vệ và tạo
sự an tâm cho bà con ngư dân.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan ghi nhận các ý kiến
đóng góp, kiến nghị của cử tri và thông tin là Việt Nam
đang đi theo chính sách đối ngoại mềm dẻo nhưng kiên
quyết trong vấn đề chủ quyền...
Tại các buổi tiếp xúc, cử tri cũng nêu về vụ án Hồ Duy
Hải, vụ án Đường “nhuệ”, logo xe vua ở Đồng Nai… và
được các đại biểu ghi nhận, giải đáp.
L.THOA - T.LÂM - N.YÊN
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook