105-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm14-5-2020
NGHĨANHÂN
N
gày 13-5, TAND Tối cao đã
chính thức ban hành phán
quyết giám đốc thẩm vụ
án Hồ Duy Hải. Quyết định có 24
trang, nêu thành phần Hội đồng
Thẩm phán TAND Tối cao gồm
17/17 thẩm phán, do Chánh án
Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa.
Đại diện VKSND Tối cao bảo vệ
kháng nghị giám đốc thẩm gồm có
ba kiểm sát viên cấp cao, trong đó
có Phó Viện trưởng VKSND Tối
cao Nguyễn Huy Tiến.
Bị cáo Hồ Duy Hải, đại diện cho
hai bị hại đã chết trong vụ án, nguyên
đơn dân sự là Chi nhánh Bưu cục
Cầu Voi (Long An), nơi xảy ra vụ
án và có thiệt hại về tài sản và hai
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan, đều không được tòa triệu tập.
Phần nội dung vụ án được Quyết
định số 05 tóm tắt theo hai bản án
sơ thẩm và phúc thẩm, các tình tiết,
sự kiện chính. Quyết định cũng tóm
tắt các văn bản của Chủ tịch nước,
quyết định kháng nghị yêu cầu hủy
hai bản án tuyên Hải tử hình về hai
tội giết người, cướp tài sản.
Phần nhận định của tòa đi vào
22 nhóm vấn đề gồm các nội dung
kháng nghị của viện trưởngVKSND
Tối cao kèm theo đó là phân tích,
đánh giá, nhận định của hội đồng
giám đốc thẩm.
Các vấn đề chính được kháng
nghị nêu ra để phân tích là các
chứng cứ liên quan đến sự có mặt
của Hồ Duy Hải tại hiện trường
vụ án. Lời khai của Hải mâu thuẫn
với nhau và mâu thuẫn với kết quả
khám nghiệm hiện trường, khám
nghiệm tử thi chưa được làm rõ.
Lời khai của Hải có phù hợp với
thực tế khách quan, với hiện trường
vụ án hay không, có dấu vết máu
trên cổng sau của Bưu điện Cầu
Voi hay không...
Tòa cũng mổ xẻ về dấu vân tay
thu được tại hiện trường không
phải của Hồ Duy Hải, của ai chưa
được làm rõ. Cơ chế hình thành
vết thương trên cơ thể nạn nhân,
việc tiêu thụ tài sản cũng chưa
được làm rõ theo lời khai của bị
cáo. Ngoài ra, tòa còn phân tích
các vấn đề về thời điểm có mặt của
Hải ở bưu điện và ở nhà, công cụ
phạm tội là chiếc ghế và hai đồ
vật là con dao và cái thớt thu giữ
được có giá trị chứng minh về
công cụ gây án của người phạm
tội hay không…
Tiếp đó, việc xác định thời
điểm chết của hai nạn nhân, khám
nghiệm hiện trường và tử thi trong
kháng nghị cũng được hội đồng
giám đốc thẩm nhận định. Lời
khai của người làm chứng và hai
đối tượng tình nghi... cũng được
tòa đề cập.
Từ vấn đề 18 đến 21 là nhận định
đánh giá của hội đồng giám đốc
thẩm về các vấn đề trong kháng
nghị. Cuối cùng, quyết định đánh
giá mặc dù trong quá trình điều tra,
truy tố, xét xử có những thiếu sót,
vi phạm nhưng không phải là vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
và không làm thay đổi bản chất của
vụ án. Do vậy, tòa cho rằng không
cần thiết phải hủy án sơ thẩm và
phúc thẩm để điều tra lại theo kháng
nghị của VKSND Tối cao.
Vấn đề 22 là về thủ tục tố tụng
của quyết định kháng nghị giám đốc
thẩm, trong đó tòa đánh giá việc viện
trưởng VKSND Tối cao ra quyết
định kháng nghị là không đúng...
Phần quyết định của phán quyết
nêu ngắn gọn là: Không chấp nhận
quyết định kháng nghị giám đốc
thẩm của viện trưởng VKSND
Tối cao.
Bạn đọc có thể đọc toàn văn quyết
định giám đốc thẩm trên
plo.vn.•
Công bố quyết định
giám đốc thẩm
vụ Hồ Duy Hải
Quyết định nêu 22 vấn đề gồm các nội dung kháng nghị và
phân tích, đánh giá, nhận định của hội đồng giámđốc thẩm.
Thẩmphán TANDTối cao Bùi Ngọc Hòa đọc lại toàn bộ bản án. Ảnh: TTXVN
Phần quyết định của
phán quyết nêu ngắn
gọn là: Không chấp
nhận quyết định kháng
nghị giám đốc thẩm của
viện trưởng VKSND
Tối cao.
Chín nhóm người được mời đến tòa
Quyết định cũng nêu có chín nhóm người đến tham gia phiên giám
đốc thẩm. Theo đó có công an, VKSND và TAND tỉnh Long An (giải quyết
cấp sơ thẩm), cán bộ giámđịnh, VKSNDCấp cao vàTANDCấp caoTP.HCM
(giải quyết cấp phúc thẩm). Ngoài ra còn có luật sư, đoàn liên ngành
trung ương từng đánh giá vụ án sau khi có chỉ đạo tạm dừng thi hành
án tử hình với Hồ Duy Hải.
Luật sư Trần Hồng Phong - người có đơn đề nghị giám đốc thẩm
và yêu cầu được cung cấp chứng cứ liên quan đến vụ án, cũng
được mời đến tham dự. Tổng số người được mời là 20, trong đó
15 người có mặt.
Cựu chiến sĩ nghĩa vụ công an bắn đồng đội
Ngày 13-5, TAND tỉnh Vĩnh Long xử sơ thẩm, tuyên phạt bị
cáo Phạm Lê Trọng Nhân (22 tuổi, chiến sĩ nghĩa vụ công tác tại
tổ bảo vệ mục tiêu UBND tỉnh Vĩnh Long thuộc Phòng Cảnh sát
cơ động Công an tỉnh Vĩnh Long) bốn năm tù về tội giết người
và tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Đồng thời, về trách nhiệm dân sự, tòa công nhận thỏa thuận
của bị cáo bồi thường cho phía bị hại hơn 170 triệu đồng.
Theo cáo trạng, từ ngày 25 đến 26-10-2019, Trung tá Trương
Văn Bé Tư (trực chỉ huy tổ bảo vệ mục tiêu UBND tỉnh) phân
công Nhân làm nhiệm vụ các ca từ 4 giờ đến 6 giờ sáng.
Sau khi xuống ca, Nhân mang súng MP5 lên phòng nghỉ tập
thể. Lúc này, anh Lý Hùng (cũng là chiến sĩ nghĩa vụ) sang
phòng Nhân. Thấy anh Hùng mang giày vào phòng, Nhân hỏi:
“Sao mày mang giày vào phòng tao?”. Anh Hùng trả lời: “Thích
mang đó rồi sao?”.
Nghe vậy, Nhân tức giận chĩa súng về phía anh Hùng và bóp
cò khiến đạn trúng vào đùi trái xuyên qua đùi phải của anh này,
thương tích 34%. Liên quan vụ việc, ông Trương Văn Bé Tư đã
bị xử lý kỷ luật do sai phạm trong việc quản lý cán bộ.
Tại tòa, bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội. Nhân nói do thiếu
ngủ, sức khỏe không đảm bảo nên khi nghe bị hại nói vậy đã tức
giận, không kiềm chế được hành vi. Bị cáo không có ý định gây
thương tích cho bị hại. Bị hại đi nghĩa vụ sau bị cáo, hai anh em
chơi rất thân với nhau.
Phía bị hại cũng cho biết cả hai không có mâu thuẫn gì, bình
thường vẫn hay nói đùa với nhau như thế. Bị hại thừa nhận mình
đã nói chuyện thiếu tế nhị dẫn đến ảnh hưởng tâm lý của bị cáo.
Bị hại mong tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Được nói lời sau cùng, bị cáo gửi lời xin lỗi đến bị hại và gia
đình, mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt để bị cáo sớm
làm lại cuộc đời, đóng góp công sức cho xã hội.
Tòa nhận định bị cáo có đầy đủ nhận thức hành vi nhưng chỉ
vì lời nói qua lại, bị cáo đã dùng súng bắn bị hại bị thương. Hành
vi của bị cáo là nguy hiểm, cần cách ly bị cáo ra khỏi xã hội một
thời gian.
Xét thấy bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ như đầu thú, thành
thật khai báo, khắc phục cho bị hại... nên HĐXX quyết định
tuyên án như trên.
HẢI DƯƠNG
Người chuyên làm giả giấy tờ nhà, đất
lãnh án nặng
Ngày 13-5, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Nguyễn Hoàng Sơn
(SN 1971) 13 năm tù về hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm
giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Tòa tổng hợp với bản án cũ bị cáo Sơn phải chấp hành chung
là 18 năm tù. Trước đó, bị cáo này từng có hai lần phạm các tội
danh trên.
Theo hồ sơ, Sơn biết Trần Tú
Nga có nhu cầu làm giả giấy tờ
nhà, đất mang tên mình để mang đi
thế chấp vay tiền cho người khác.
Sơn đã nhận lời Nga làm giả
một giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
và tài sản gắn liền trên đất đối
với căn nhà trên đường Võ Văn
Kiệt, quận 5 từ bản phôtô với
giá 20 triệu đồng.
Sơn liên hệ với một người tên
Hoài để làm giấy tờ giả và được
cho tiền hoa hồng 1 triệu đồng.
Sau đó, Nga tiếp tục liên hệ với Sơn để làm giả thêm giấy tờ
nhà, đất khác trên đường Sư Vạn Hạnh, phường 9, quận 5. Sơn
không nhận mà cho số điện thoại Hoài để Nga tự liên hệ.
Nga sau khi có giấy tờ giả hai căn nhà trên đã tiếp tục nhờ Sơn
tìm người cho vay tiền từ việc cầm cố giấy tờ giả.
Thông qua nhiều người khác, Sơn giới thiệu Nga gặp ông
Dương Quang Khải để vay 200 triệu đồng từ giấy tờ nhà giả vào
cuối tháng 10-2017.
Sau “phi vụ”, Sơn được Nga cho 20 triệu đồng và đã chia lại
cho người môi giới khác, chỉ hưởng lợi 5 triệu đồng.
Nửa tháng sau, Nga tiếp tục cùng Sơn đến gặp ông Khải thế
chấp vay 200 triệu đồng bằng giấy tờ nhà, đất giả, lãi trả hợp
thức hóa bằng hợp đồng cho thuê nhà.
Ngày 23-12-2017, Nga và Sơn lại đi gặp ông Khải để vay
thêm 200 triệu đồng từ các giấy tờ nhà, đất giả đã thế chấp
trước đó. Tổng số tiền Nga đã chiếm đoạt của ông Khải là 600
triệu đồng.
Đến tháng 2-2018, không thấy Nga đóng tiền thuê nhà và liên
lạc nhiều lần không được, ông Khải đến hai căn nhà trên thì biết
bị lừa. Nga đã bỏ trốn khỏi địa phương, cơ quan chức năng đang
truy nã, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.
HOÀNG YẾN
Bị cáo Sơn được dẫn giải về
trại giamsau phiên xử.
Ảnh: HOÀNGYẾN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook