109-2020 - page 3

3
ta vẫn còn không ít hạn chế,
yếu kém; vẫn còn những vấn
đề chưa được giải quyết triệt
để, nhiều điểm nghẽn chưa
được tháo gỡ; trong khi những
yêu cầu, nhiệm vụ mới, thách
thức vàmâu thuẫnmới, những
vấn đề lớn, phức tạp tiếp tục
phát sinh.
Các thế lực thù địch vẫn
luôn tìm mọi cách phá hoại
sự nghiệp cách mạng của
nhân dân ta; xuyên tạc, kích
động, chia rẽ hòng làm tan
rã Đảng ta, chế độ ta. Sự
bảo thủ, trì trệ; tư duy cục
bộ, lợi ích nhóm; sự tha hóa
quyền lực, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”, tình trạng
tham nhũng, lãng phí, xuống
cấp về mặt đạo đức và trách
nhiệm xã hội... cũng là giặc
nội xâm vô cùng nguy hiểm,
đe dọa vai trò lãnh đạo và sứ
mệnh của Đảng, sự tồn vong
của chế độ, vận mệnh của đất
nước, dân tộc.
Những khó khăn, hạn chế,
khuyết điểm đó đòi hỏi toàn
Đảng, toàn dân, cả hệ thống
chính trị phải nghiêm túc nhìn
nhận, có quyết tâm chính trị
cao hơn nữa, nỗ lực phấn đấu
nhiều hơn nữa để kiên quyết
khắc phục cho bằng được.
Khẳng định tiếp tục đi theo
con đường cáchmạng vẻ vang
mà Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Đảng và nhân dân ta đã lựa
chọn, Tổng bí thư, Chủ tịch
nướcNguyễn PhúTrọng nhấn
mạnh: “Toàn Đảng, toàn dân
và toàn quân ta nguyện kế
tục trung thành và xuất sắc
sự nghiệp vĩ đại của Người;
kiên quyết, kiên trì đấu tranh
bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc; xây dựng đất nước VN
“dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”,
vững bước đi lên chủ nghĩa
xã hội; để đất nước ta “ngày
càng đàng hoàng hơn, to đẹp
hơn” như Bác Hồ kính yêu
hằng mong muốn”.•
Nhân dân
Pác Bó - Hà
Quảng đón
chào Chủ tịch
Hồ Chí Minh
đến thăm
(ngày 20-2-
1961).
Ảnh: Tư liệu
Sáng 18-5, trước giờ diễn ra buổi lễ kỷ niệm
130 nămngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-
5-1890 – 19-5-2020) tại Trung tâm Hội nghị
quốcgia(HàNội),đoànđạibiểuBanchấphành
Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội,
Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ VN và
TP Hà Nội đã đến viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.
Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn
đại biểu đã bày tỏ lòng thành kính, lòng biết
ơn vô hạn với Bác Hồ, người sáng lập, rèn
luyện Đảng ta cũng như công lao to lớn của
Người đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang
của Đảng và dân tộc ta.
Cùng ngày, tại Công viên tượng đài Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy, HĐNĐ, UBND,
Ủy ban MTTQVNTP.HCM đã tổ chức chào cờ
nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
Buổilễdiễnratrongkhôngkhítrangnghiêm,
các đại biểu đã bày tỏ lòng thành kính và biết
ơn vô hạn đối với công lao vì nước, vì dân của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đó, các đại biểu
dâng hoa thành kính tưởng nhớ và biết ơn
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Sự bảo thủ, trì
trệ; tư duy cục bộ,
lợi ích nhóm; sự
tha hóa quyền lực,
“tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”, tình
trạng tham nhũng,
lãng phí, xuống
cấp về mặt đạo đức
và trách nhiệm xã
hội... cũng là những
thứ giặc nội xâm vô
cùng nguy hiểm…”
Tổng bí thư, Chủ tịch nước
Nguyễn Phú Trọng
Đoàn đại biểu BCHTrung ươngĐảng, Quốc
hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung
ươngMTTQViệt Namđặt vòng hoa, vào Lăng
viếng Chủ tịchHồ Chí Minh. Ảnh: VGP
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
sự Tổ quốc,
lời dặn của Người thì Đảng phải dựa vào dân,
Chủ tịchHồ Chí Minh với các anh hùng, dũng sĩ miềnNamra thămmiền Bắc (ngày 28-2-1969).
Ảnh: Tư liệu
VIẾT LINH
lược ghi
“Đ
ối với Người, nhân
dân là từ lớn nhất,
đẹp nhất và mạnh
mẽ nhất” - GS-TS Tạ Ngọc
Tấn, nguyên Giám đốc Học
viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội
đồng lý luận trung ương, bày
tỏ trong tham luận tại Hội
thảo khoa học cấp quốc gia
kỷ niệm 130 năm ngày sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dựa vào dân, lắng
nghe tâm tư của dân
Theo GS-TS Tạ Ngọc Tấn,
đối với Chủ tịchHồChíMinh,
Tổ quốc, nhân dân là những
điều tốt đẹp nhất mà Người
đấu tranh và dâng hiến. Đó
cũng chính là chân lý cuộc
sống rất rõ ràng, dễ hiểu.
“Chân lý là cái gì có lợi cho
Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì
trái với lợi ích của Tổ quốc,
của nhân dân tức là không
phải chân lý. Ra sức phục
vụ Tổ quốc, phục vụ nhân
dân - tức là phục vụ chân lý”.
Dẫn lại nội dung này, GS Tạ
Ngọc Tấn cho rằng chân lý
ấy chi phối và thể hiện trong
tất cả quyết định, mọi phương
pháp, hành vi của hoạt động
lãnh đạo trong thực tiễn của
Người, nhất là trong những
thời điểmkhó khăn, phức tạp.
GS Tạ Ngọc Tấn cho hay
Bác luôn nhắc nhở cán bộ,
đảng viên rằng muốn lãnh
đạo cho đúng thì việc đầu
tiên là phải “quyết định mọi
vấn đề một cách cho đúng”.
“Muốn thế thì nhất định phải
so sánh kinh nghiệm của
nhân dân”. Có nghĩa là phải
dựa vào dân, lắng nghe tâm
“Chân lý là cái gì
cólợichoTổquốc,
cho nhân dân”
Chủ tịchHồ Chí Minh khẳng định như thế và
Người cho rằng: “Ra sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ
nhân dân - tức là phục vụ chân lý”.
tư, nguyện vọng, xem đâu
là mong muốn, lợi ích chính
đáng của nhân dân.
“Hồ Chí Minh cống hiến cả
đời mình cho dân tộc, quên
tình riêng vì nghĩa lớn, quên
mình cho nhân dân. Người
là một người như bao nhiêu
người khác, có tình yêu rộng
lớn, cao cả dành cho quê
hương, đất nước, nhân dân
và cũng có tình yêu tha thiết,
thầm kín cho gia đình, người
yêu thương” - GS Tạ Ngọc
Tấn bày tỏ.
Với tình yêu đó, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã đi hết cuộc
đời mình với một tình yêu
lớn - tình yêu non sông, đất
nước, chỉ với một gia đình lớn
- gia đình dân tộc, nhân dân.
Quan điểm về nhân dân
cũng luôn luôn được Người
nhấn mạnh rằng nhân dân là
chủ nhân của đất nước, của
chế độ xã hội và đảng viên,
cán bộ lãnh đạo là “đầy tớ”
của nhân dân.
“Người nói như thế và
sống đúng như thế, tự giác
như một sự tất yếu là như
thế, yêu thương, trân trọng
với mỗi con người, chia sẻ
hòa đồng không kể cấp bậc,
địa vị xã hội” - GS Tạ Ngọc
Tấn đúc kết.
“Bắt đầu từ nhân
dân và trở về với
nhân dân”
Theo GS Tạ Ngọc Tấn,
xuất phát từ tư tưởng quên
mình cho nhân dân, Chủ tịch
Hồ Chí Minh cũng là người
đặc biệt coi trọng dân chủ và
thực hành dân chủ. Đó cũng
là phong cách lãnh đạo của
Người, khi cho rằng dân chủ
trước hết là nhận thức đúng,
tôn trọng, bảo vệ và thực hành
quyền của người dân với tư
cách là chủ nhân của đất nước,
chủ nhân của chế độ xã hội.
Người coi thực hành dân
chủ là chìa khóa vạn năng của
lãnh đạo, có thể giải quyết mọi
khó khăn trong công tác thực
tiễn. Nhưng Bác cũng đặc biệt
lưu ý, dân chủ đối lập với tự
kiêu. Theo Người: “Tự kiêu
nhất định sẽ đi đến thất bại.
Vì kiêu ắt đi đôi với nịnh. Đã
kiêu thì ắt ghét những người
tài giỏi hơn mình. Ưa kẻ nịnh
hót mình”.
Theo GS Tạ Ngọc Tấn,
nội dung trên được Bác thể
hiện bằng chân lý: “Ý dân là
trời. Làm đúng ý nguyện của
dân thì ắt thành. Làm trái ý
nguyện của dân thì ắt bại”. Từ
đó, mọi chính sách hay quyết
định của Người, từ khâu đề ra
mục tiêu, xây dựng lực lượng,
tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ để đạt được mục tiêu đến
kiểm tra, đánh giá, đảm bảo
hiệu quả thực hiện mục tiêu
đều phải “bắt đầu từ nhân
dân và trở về với nhân dân”.
Người cũng nói rằng: “Sự
lãnh đạo trong mọi công tác
thiết thực của Đảng, ắt phải
từ trong quần chúng mà ra,
trở lại với quần chúng”. Qua
đó, GS Tạ Ngọc Tấn khẳng
định: Hồ Chí Minh là người
tôn trọng nhân dân, tin tưởng
ở sức mạnh của nhân dân.•
“Ý dân là trời. Làm
đúng ý nguyện của
dân thì ắt thành.
Làm trái ý nguyện
của dân thì ắt bại.”
Chủ tịch
Hồ Chí Minh
KỶ NIỆM 130 NĂM NGÀY SINH BÁC HỒ (19-5-1890 – 19-5-2020)
Đó là sức cuốn hút từ tấm lòng chân
thành vì đại nghĩa của Bác. Đó cũng là sự
quy tụ vào một véc-tơ thống nhất của sức
mạnh hòa hợp lòng người.
GS-TS
MẠCH QUANG THẮNG
(Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook