109-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa19-5-2020
Hàng loạt công ty Việt bán
cho ông lớn nước ngoài
PHƯƠNGMINH
N
hiều chuyên gia cho
rằng việc nhà đầu tư
nước ngoài tăng cường
thâu tóm công ty Việt giữa
mùa dịch để tìm kiếm các lợi
ích tại thị trường Việt Nam.
Mặt khác, đây là cơ hội để
họ mua được các công ty
Việt với giá hời mà trong
điều kiện bình thường có
“nằm mơ” cũng không thấy.
Làn sóng thâu tóm
Trên trangweb của Công ty
cổ phần Cáp điện Thịnh Phát
mới đây thông báo công ty
đã chính thức sáp nhập vào
Tập đoàn Stark của Thái Lan.
Điều này có thể hiểu lịch sử
33 năm hình thành của công
ty cáp điện lớn thứ hai trên
thị trường Việt Nam đã bước
sang một trang mới, trở thành
công ty con của người Thái.
Trong thương vụ này, Tập
đoàn Stark đã bỏ 240 triệu
USD để mua cả Cáp điện
Thịnh Phát lẫn Công ty cổ
phần Kim loại màu và nhựa
Đồng Việt (Dovina). Dù là
hai công ty nhưng đều cùng
một chủ, đó là ông Võ Tấn
Thịnh, nhà sáng lập Cáp điện
Thịnh Phát cũng là cổ đông
lớn sáng lập và đóng vai trò
chi phối Dovina.
Theo Công ty tư vấn BDA
Partners, cả hai công ty trên
đều nằm trong nhóm 100
doanh nghiệp (DN) tư nhân
lớn nhất Việt Nam. Trả lời
báo chí, ban lãnh đạo Tập
đoàn Stark cho biết thương
vụ này là giao dịch lớn nhất
của công ty trong ba nămqua.
Việc mua được DN Việt có
nội lực mạnh mẽ sẽ là bàn
đạp để tăng lợi thế cạnh tranh
cho Stark tại thị trường trong
nước lẫn quốc tế.
Trước đó, vào tháng 3-2020,
lúc đỉnhđiểmdịchCOVID-19,
Tập đoàn Super Energy của
Thái thông báo mua lại bốn
dự án điện mặt trời tại Việt
Nam với tổng công suất 750
MW. Đây là các dự án điện
mặt trời nằm ở tỉnh Bình
Phước, đang được ngành
điện lực mua điện với giá
7,09 USD/KWh trong vòng
20 năm. Tổng số tiền bỏ ra
để mua lại các dự án này là
457 triệu USD.
Không chỉ có các ông lớn
Thái Lan nhìn thấy sự hấp
dẫn từ các DN Việt giữa bối
cảnh họ đang lao đao vì đại
dịch. Công ty SK Lubricants
của Hàn Quốc đã mua 49%
cổ phần Công ty cổ phần Hóa
dầuMekong với giá 42,1 triệu
USD. Một tập đoàn điện lực
khổng lồ của Philippines là
Aboitiz Power cũng đã mua
một nhà máy điện gió Việt
Nam với giá 46 triệu USD.
Số liệu từ Bộ KH&ĐT cho
thấy trong bốn tháng đầu năm
nay, tổng vốn đăng ký cấp
mới, điều chỉnh và góp vốn
mua cổ phần của nhà đầu tư
nước ngoài đạt 12,33 tỉ USD,
bằng 84,5% so với cùng kỳ
năm trước.
Đáng chú ý, riêng trong
tháng 4 vừa qua có đến hơn
100 lượt nhà đầu tư Trung
Quốc rót vốn vào nước ta
thông qua hình thức góp
vốn, mua cổ phần DN trong
nước. Còn nếu tính từ đầu
năm đến nay, lượng nhà đầu
tư từ Trung Quốc thực hiện
giao dịch rót vốn đầu tư qua
hình thức mua bán, sáp nhập
công ty Việt lên đến 557 lượt
với tổng vốn góp là hơn 230
triệu USD. Bên cạnh đó, thời
gian qua các nhà đầu tưTrung
Quốc thâu tóm thêmnhiều dự
án lĩnh vực năng lượng, tài
nguyên, thương mại điện tử...
Phải bán mình
vì hụt hơi
Việc các công ty Việt bán
mình cho thấy sức hấp dẫn
từ thị trường Việt Nam trong
mắt nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, qua đây cũng hé
lộ các công ty Việt, bao gồm
cả các công ty tư nhân một
thời năng động đang hụt hơi
trong kinh doanh, mất khả
năng cạnh tranh với các ông
lớn nước ngoài.
“Xu thếmuabánvà sápnhập
tăng với lý do chính là đại dịch
COVID-19 khiến nhiều công
ty phá sản hoặc chứng kiến giá
cổ phiếu giảm sâu. Ngược lại,
một số nhà đầu tư ngoại tích
trữ tiềnmặt, hoạt động vẫn tốt
và sẵn sàng mua lại các công
ty khác” - TS Cấn Văn Lực,
chuyên gia kinh tế, bình luận.
Còntheochuyêngiatàichính
Trần Đình Phương, việc mua
các công ty Việt của ông lớn
ngoại là cách nhanh nhất để
vượt qua các thủ tục đầu tư
rắc rối, nhanh chóng hưởng
thụ hệ thống phân phối, tận
dụng được cơ sở khách hàng,
chuỗi cung ứng, nguồn nhân
lực… để đưa sản phẩm vào
kinh doanh trên thị trườngViệt
Nam. Thậm chí, họ hưởng
lợi ngay kết quả kinh doanh
thông qua việc chia cổ tức.
Nhiều nước ngăn chặn làn sóng
thâu tóm từ Trung Quốc
Thời gian gần đây, nhiều nước trên thế giới quan ngại các
nhà đầu tư nước ngoài, nhất là từ Trung Quốc tranh thủ đại
dịch COVID-19 tàn phá kinh tế để thâu tóm các công ty chủ
chốt nội địa với giá rẻ. Vì vậy, chính phủ nhiều nước như Ấn
Độ, Nhật,Ý, Đức,Tây BanNha... đã có biện pháp để kiểmsoát
và ngăn chặn việc thâu tóm của nhà đầu tư Trung Quốc
nhằmbảo vệ các ngành kinh tế quan trọng, DN trọng điểm.
Trả lời báo chí liên quan đến vấn đề này, ông Đỗ Nhất
Hoàng, Cục trưởngCụcĐầu tưnướcngoài, chohayBộKH&ĐT
đã chủ động báo cáo lên Chính phủ về nguy cơ thâu tóm
DN nội, sau khi đã kịp thời nghiên cứu, tham khảo các biện
pháp mà nước ngoài đang áp dụng để bảo vệ DN nội địa.
“Hiệnchúngtôiđanglàmviệcvớicácbộ,ngànhđểcónhững
biện pháp cụ thể hạn chế thâu tóm, chuẩn bị nội dung tham
mưu cho Chính phủ về vấn đề này”- ông Hoàng cho hay.
Dịch bệnh đã khiến
nhiều DN Việt lâm
vào tình trạng khó
khăn buộc dẫn đến
bán mình cho ông
lớn ngoại.
“Chẳng hạn, Cáp điện
Thịnh Phát khá nổi tiếng trên
thị trường và là một công ty
tham gia khá nhiều dự án đầu
tư công. Hậu COVID, Chính
phủ Việt Nam tăng tốc đầu
tư công nên việc người Thái
mua Thịnh Phát lúc này đạt
được cả lợi ích kép. Nhìn sâu
hơn, Tập đoàn Stark cũng rất
mạnh trong lĩnh vực cáp điện
nên với việc mua công tyViệt
Nam cùng lĩnh vực là cơ hội
để người Thái mở rộng quy
mô tăng trưởng” - ông Phương
nhìn nhận.
Nhiều lo ngại
Một chuyên gia kinh tế
nhìn nhận chuyện mua bán
DN là bình thường nhưng
điều lo ngại là Việt Nam sẽ
dần vắng bóng các thương
hiệu tên tuổi của chính người
Việt. Khi không có hệ thống
DN nội địa mạnh, kinh tế
khó có động lực tăng trưởng
bền vững.
Đặc biệt, việc các nhà đầu
tư Trung Quốc rót vốn thông
qua gópvốn,mua cổphần tăng
mạnh không chỉ dẫn đến nguy
cơ công ty Việt bị loại ra khỏi
thị trường mà còn có thể ảnh
hưởng đến uy tín của hàng
Việt trên thị trường quốc tế.
“Thực tế đã có không ít vụ họ
nhập hàngTrungQuốc về gắn
mác hàng Việt để xuất khẩu
sang các nước để né thuế. Hệ
quả là hàng Việt Nam bị các
nước áp thuế trừng phạt mà
thép, gỗ là những ví dụ điển
hình” - vị chuyên gia trên nói.
Trongmột kiến nghị gửi lên
Thủ tướng mới đây, ông Vũ
Tiến Lộc, Chủ tịchVCCI, cho
biết dịch bệnh đã khiến nhiều
công tyViệt gặp khó khăn, có
nguy cơ phá sản. Tận dụng
cơ hội này, nhiều nhà đầu tư,
quỹ đầu tư nước ngoài đãmua
công ty Việt. “Do đó, Chính
phủ nên xemxét tạmthời dừng
việc mua bán, sáp nhập DN
trong giai đoạn dịch bệnh để
hạn chế việc DN nước ngoài
thâu tóm các DN Việt Nam”
- ông Lộc kiến nghị.
Đồng quan điểm nhưng
nhiều chuyên gia cho rằng
việc góp vốn, mua cổ phần tại
công ty Việt là bình thường,
không nên cấm hay dừng.
Song với những công ty
hoạt động trong những lĩnh
vực mang tính cốt lõi, chiến
lược, có tác động xã hội lớn,
nhạy cảm thì cần phải có sự
kiểm soát, nhất là đối với các
trường hợp nghi ngờ có tình
trạng đầu tư núp bóng.•
Bán lẻ làmột trong những lĩnh vựcmà các nhà đầu tư nước ngoài gia tăng thâu tóm
trong thời gian qua. Ảnh: TÚUYÊN
Dịch COVID-19 khiến hàng loạt doanh nghiệp Việt lao đao, tạo điều kiện thuận lợi cho
nhà đầu tư nước ngoài gia tăng thâu tómvới giá rẻ.
Họ đã nói
Tại hội nghị trực tuyến giữa
Thủ tướng với DN mới đây, Bộ
trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí
Dũng cảnh báo: “Hiện tượng
mua bán, sáp nhập công ty
trongthờigiantớicóthểsẽdiễn
ra mạnh mẽ hơn. Nguy cơ các
DN tiềmnăng củaViệt Namcó
thể sẽ bị thâu tóm với giá rẻ”.
Giá vàng bùng nổ, vọt lên mức gần 50 triệu đồng/lượng
Đến đầu giờ chiều 18-5, giá vàng thế giới giao ngay
nhảy lên mức 1.760 USD/ounce, có thời điểm lên tới
1.765 USD. Quy đổi theo tỉ giá tại các ngân hàng thương
mại, giá vàng thế giới hiện tương đương khoảng 49,7 triệu
đồng/lượng. Tính từ giữa tháng 3 trở lại đây, giá vàng thế
giới đã tăng khoảng 290 USD/ounce, tương đương 8,1
triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới bùng nổ sau khi đón nhận hàng
loạt thông tin không mấy lạc quan về kinh tế. Đơn cử
như lãnh đạo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phát
đi cảnh báo đại dịch COVID-19 có thể sẽ gây ra tổn
thất vô cùng lớn cho nền kinh tế. Tiếp đến là Tổng
thống Mỹ Donald Trump dọa có thể cắt đứt quan hệ
với Trung Quốc.
Đà tăng dữ dội của giá vàng thế giới khiến giá vàng
trong nước chao đảo trong vài ngày trở lại đây. Tính
đến 15 giờ chiều 18-5, giá vàng miếng tại Công ty
Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) giao dịch mua vào -
bán ra ở mức 48,77-49,25 triệu đồng/lượng, cao nhất
trong vòng sáu tháng qua. So với giá đóng cửa trước
đó một ngày, giá vàng miếng SJC tăng 500.000 đồng/
lượng ở chiều bán ra và tăng 420.000 đồng/lượng ở
chiều mua vào.
Mặc dù giá vàng liên tiếp đi lên nhưng mãi lực trên thị
trường lại èo uột. Hiện nhiều cửa hàng vàng mở cửa chỉ
để phục vụ khách sửa nữ trang chứ không phát sinh giao
dịch mua bán.
T.LINH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook