112-2020 - page 10

10
Bất động sản -
ThứSáu22-5-2020
Ông Xuân Trường (quận
Gò Vấp, TP.HCM) cho biết
nhóm của ông chờ bắt đáy giá
đất nền vùng ven suốt mấy
tháng nay nhưng thất bại. Giá
không những không giảmmà
còn tăng ở các dự án mở bán
nhỏ lẻ. Vì vậy, cuối tháng 4
nhóm ông Trường quyết định
chọn đầu tư lô đất ở thị xã
Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu).
“Tôi dự đoán cuối năm thị
trường mới có cơ hội tăng
giá. Thế nhưng không ngờ
do chúng ta khống chế dịch
quá tốt nên qua tháng 5 giá
đã lên khoảng 5% rồi. Những
người mua từ đầu năm thì giá
đã tăng khoảng 10%-15%” -
ông Trường chia sẻ.
Cũng săn đất bán cắt lỗ
thể trong thời gian tới, do chi
phí lớn, một số chủ đầu tư sẽ
tăng giá bán khoảng 5%-15%.
Tuy nhiên, thị trường lại nằm
ở phía người mua. Nếu tài
chính người mua khó khăn
thì đầu ra BĐS những tháng
cuối năm sẽ càng khó hơn.
“Phân khúc đất nền thấp và
trung cấp sẽ là sự lựa chọn
của nhiều nhà đầu tư từ nay
đến cuối năm. Đất nền ở khu
vực các quận, huyện ngoại
thành như Nhà Bè, quận 9…
sẽ có sức hút hơn. Ngoài ra,
sản phẩm đất nền ở các tỉnh
Long An, Đồng Nai cũng sẽ
được săn đón vì giá cònmềm.
Các sản phẩm căn hộ hay
nhà phố, đất nền phân khúc
cao cấp sẽ tiếp tục khó khăn
ở đầu ra” - TS Nhân dự báo.
Ông Nguyễn Văn Đính,
Phó Chủ tịch Hội Môi giới
BĐS Việt Nam, cho biết việc
Việt Nam đang kiểm soát tốt
dịch bệnh sẽ giúp kinh tế hồi
phục sớm trong khoảng quý
III. Khi đó BĐS vẫn là kênh
đầu tư hiệu quả mà nhiều nhà
đầu tư nhắm tới. Để tránh rủi
ro, nhà đầu tư nên xuống tiền
cho những sản phẩm ở các
khu vực đã có quy hoạch, hạ
tầng đồng bộ.
DKRA Việt Nam dự báo
quý II, quý III-2020 đất nền
vẫn là phân khúc được nhà
đầu tư ưa chuộng. Phân khúc
này trong thời gian ngắn vẫn
sẽ tiếp tục hiếmhàng vì không
có nhiều dự án mới mở bán.
Xét về dài hạn, nhu cầu có
được đất nền vẫn còn khá
lớn trên thị trường. Chính sự
khan hiếm cũng đẩy giá của
loại hình này trên thị trường
sơ cấp lên cao.
Theo một số nhà đầu tư
kinh nghiệm, khi lãi suất
giảm, chứng khoán lao dốc
thì BĐS vẫn là kênh đầu tư
được ưu tiên. Dự án bất kể
phân khúc nào chỉ cần có
pháp lý rõ ràng, tiến độ xây
dựng tốt, chủ đầu tư uy tín,
có năng lực thì chắc chắn sẽ
thu hút người mua.•
nhưng ông Đức Tiến (quận
Thủ Đức, TP.HCM) bức xúc
vì tin đăng một đằng, thực tế
một nẻo. Theo ông Tiến, dù
thị trường trầm lắng giao dịch
nhưng giá căn hộ, nhà, đất vẫn
neo cao chứ không hề giảm.
“May mắn lắm mới có
những người muốn bán rẻ
thật sự để duy trì công việc
khác của họ. Trường hợp này
vẫn có thể mua được. Đất nền
vùng ven dưới 1,5 tỉ đồng và
nhà, đất TP.HCM tầm 5-6 tỉ
sẽ là lựa chọn được nhiều
người nhắm đến” - ông Tiến
dự đoán.
Ông Trần Khánh Quang,
Tổng giám đốc Công ty cổ
phần Đầu tư BĐS Việt An
Hòa, chobiết khuvựcTP.HCM
vẫn giữ giá từ đầu năm đến
Đất nền vùng ven
dưới 1,5 tỉ đồng và
nhà, đất TP.HCM
tầm 5-6 tỉ đồng sẽ là
lựa chọn được nhiều
người nhắm đến.
nay. Thậm chí vùng ven còn
tăng khoảng 5%-10% so với
thời điểm trước dịch. Khu vực
tăng giá đất nền chủ yếu cục
bộ ở một số nơi có hạ tầng
giao thông được kỳ vọng như
Long Thành, Nhơn Trạch
(Đồng Nai), Phú Mỹ (Bà
Rịa-Vũng Tàu), Long An…
“Kết quả phòng, chống dịch
bệnh tốt đã góp phần ổn định
thị trường BĐS. Giá nhà, đất
sẽ không giảm như sự mong
đợi của các nhà đầu tư” - ông
Quang nói.
Bất động sản vẫn là
kênh an toàn
Theo TS Lê Bá Chí Nhân,
chuyên gia kinh tế, sắp hết
quý II nhưng dòng tiền BĐS
vẫn đang rất khó khăn. Có
QUANGHUY
K
hi các phân khúc bất
động sản (BĐS) vẫn
neo giá bất chấp dịch
COVID-19, nhiều nhà đầu
tư đã chấp nhận rút các dòng
tiền nhàn rỗi tại ngân hàng
để xuống tiền đầu tư.
Đất nền vùng ven
tăng giá 5%-10%
Theo ghi nhận, các sản
phẩm đất nền có giấy chứng
nhận đã hoàn thiện pháp
lý tại những khu vực vùng
ven TP.HCM như Long An,
Bình Dương, Đồng Nai, Bà
Rịa-Vũng Tàu…bắt đầu giao
dịch tốt hơn trong tháng 4,
đầu tháng 5.
Bất động sản trung cấp vẫn là kênh
đầu tư được nhiều người quan tâm
trong giai đoạn dịch COVID-19.
Giá nhà, đất không giảm,
nhà đầu tư vẫn chi đậm
Tỉ lệ tăng trưởng an toàn
Chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang cho rằng đối với thị
trường BĐS, nếu khu vực nào duy trì tốc độ tăng trưởng
8%-15%/nămthì có thể xem là hợp lý. Đơn cử như thời điểm
này, tốc độ tăng trưởng đang là 8%-10%. Nếu khu vực nào
có sự tăng trưởng nóng quá, vượt ngưỡng trên thì nhà đầu
tư cần hết sức cẩn trọng vì rủi ro sẽ cao.
“Hiện nay, nhiều chủ đầu tư lợi dụng thông tinViệt Nam là
điểmđến khi kiểmsoát tốt dịch bệnh, làn sóng dịch chuyển
của các nhà đầu tư nước ngoài để đẩy giá BĐS lên cao. Người
mua BĐS, nhà đầu tư phải xem xét, theo dõi và so sánh giá
trong một khoảng thời gian, đối chiếu với khu vực lân cận
để nhận biết giá trị thực nhất của sản phẩm, tránh bị mua
lầm” - ông Quang nói.
Đề xuất bỏ thu2%phí bảo trì chung cư
Ngày 21-5, Sở Xây dựng TP.HCM đã có văn bản gửi
Bộ Xây dựng, UBND TP.HCM báo cáo về tình hình quản
lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TP trong
năm 2019.
Theo đó, sở kiến nghị điều chỉnh quy định pháp luật
về nội dung cưỡng chế chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo
trì 2% phần sở hữu chung nhà chung cư cho ban quản trị
theo hướng các bên khởi kiện tại tòa.
Về lâu dài, sở kiến nghị bỏ cơ chế giao chủ đầu tư thu
kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung nhà chung cư như
hiện nay. Việc hình thành quỹ bảo trì phần sở hữu chung
của từng chung cư sẽ do ban quản trị chung cư thu của các
chủ sở hữu căn hộ trong quá trình quản lý, sử dụng. Số
thu sẽ theo tỉ lệ % do hội nghị nhà chung cư quyết định.
Sở Xây dựng TP cũng cho biết các chung cư xây dựng
trước Luật Nhà ở năm 2005 còn thiếu nhà để xe, nhà sinh
hoạt cộng đồng, các hệ thống PCCC…, kết cấu công trình
dần xuống cấp sau hơn 20 năm sử dụng nhưng không có
kinh phí bảo trì. Lý do là hầu hết các chung cư này không
có quỹ bảo trì.
Ngoài ra, ở một số chung cư chủ đầu tư không tổ chức
hội nghị nhà chung cư lần đầu để bầu ban quản trị, không
bàn giao kinh phí bảo trì, gây khó khăn cho việc kiểm tra,
bảo trì, bảo dưỡng công trình, dẫn đến khiếu kiện, khiếu
nại nhiều nơi.
Kinh phí bảo trì, kinh phí quản lý vận hành đối với
chung cư thuộc sở hữu nhà nước còn nhiều vướng mắc,
bất cập, chưa có hướng dẫn, quy định pháp luật cụ thể,
cần được nghiên cứu, kiến nghị giải pháp xử lý trong thời
gian tới. Việc tranh chấp quyền sở hữu đối với phần sở
hữu chung của nhà chung cư còn diễn biến phức tạp.
Một số chủ đầu tư chưa nghiệm thu hoàn thành công
trình nhưng đã bàn giao căn hộ, cho cư dân vào ở. Công
tác cải tạo, sửa chữa chung cư cũ; di dời, tháo dỡ chung
cư cũ để xây dựng mới, thay thế chung cư cũ gặp nhiều
khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện theo
Nhà phố, đất nền vẫn là kênh đầu tư được quan tâmnhiều nhất. Ảnh: QUANGHUY
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
Nguyễn Thị Vân Chi
Các công chứng viên hành nghề:
1.Công chứng viên Nguyễn Thị Vân Chi, Quyết định về việc bổ nhiệm
công chứng viên số: 2627/QĐ-BTP do Bộ Tư pháp cấp ngày: 03/10/2012.
2.Công chứng viên Nguyễn Thị Diễm Phương, Quyết định về việc bổ
nhiệmcông chứng viên số: 702/QĐ-BTP do BộTư pháp cấp ngày: 03/4/2013.
3.Công chứng viên Lê Thị Thu Hà, Quyết định về việc bổ nhiệm công
chứng viên số 15/QĐ do Bộ Tư pháp cấp ngày 04/12/1996
Giấyđăngkýhoạtđộng:Số41.02.0080/TP-CC-ĐKHĐcấpngày08/4/2019.
Thayđổinộidungđăngkýhoạtđộngngày28/4/2020:TênmớiVănphòng
công chứng Nguyễn Thị Vân Chi (tên cũ Văn phòng công chứng Bùi Trọng
Tâm). Trưởng Văn phòng: Nguyễn Thị Vân Chi.
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động ngày 18/5/2020: Địa chỉ mới: 27
LýThường Kiệt, Phường 7, Quận 11,Thành phố Hồ Chí Minh (địa chỉ cũ: 499
Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11).
Ngày bắt đầu hoạt động: 08/4/2019; ngày hoạt động tại trụ sở mới:
18/5/2020.
Quảng cáo
THÔNG BÁO
chương trình, kế hoạch đặt ra.
Các quy định pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư xây
dựng, về quản lý, sử dụng nhà chung cư chưa quy định
cụ thể về biện pháp chế tài, xử lý đối với nhiều hành vi vi
phạm của chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành.
KIÊN CƯỜNG
Sở Xây dựng TP.HCMkiến nghị bỏ quy định chủ đầu tư thu 2%phí
bảo trì chung cư. Ảnh: KIÊNCƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook