115-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa26-5-2020
Xác thực tài
khoản ví điện tử:
Còn e ngại gì?
THANHLONG
N
hư một quy luật “cái
khó ló cái khôn”, dịch
COVID-19 bùng phát
và những biện pháp giãn cách
xã hội tuy đặt các giao dịch
tiền tệ vào thế khó nhưng
cũng mở ra những cơ hội
mới cho thanh toán không
dùng tiền mặt nói chung và
ví điện tử (VĐT) nói riêng.
Ngày càng nhiều
người không dùng
tiền mặt
Một trong những biện pháp
hỗ trợngười dân, doanhnghiệp
(DN) vượt qua khó khăn theo
nghị quyết củaChínhphủđược
NgânhàngNhà nước (NHNN)
áp dụng là tăng cường thanh
toán trực tuyến, giảm bớt các
giao dịch tiền mặt. Trong số
các phương thức thanh toán
không dùng tiềnmặt, VĐT đã
nhanh chóng bứt tốc.
Tại các đô thị lớn như
TP.HCM, Hà Nội, VĐT đang
có xu hướng phát triển tốt.
Các ngân hàng và các DN
kinh doanh VĐT cũng hợp
tác mạnh mẽ hơn. Theo phân
tích từCimigo, trung bìnhmỗi
ngày người dân tại TP.HCM
và Hà Nội thực hiện 1,6-2,2
giao dịch với giá trị bình quân
khoảng 230.000-274.000
VND/giao dịch.
Đây có thể là cơ sở để
NHNN tăng cường triển khai
các giải pháp thanh toán không
dùng tiền mặt. Bởi vẫn theo
phân tích nói trên, các VĐT
đi lên từ xu hướng thanh toán
không dùng tiền mặt cho các
dịch vụ truyền thống như nạp
tiền điện thoại, chuyển tiền,
thanh toán hóa đơn định kỳ...
tiếp tục tăng trưởng, có khả
năng thay thế tiền mặt trong
thời gian tới.
Mặt khác, thực tế cho thấy
các dịch vụ thiết yếu như đặt
taxi công nghệ, xe ôm công
nghệ, đặt thức ăn, thậm chí
là “đi chợ hộ” trong thời
COVID-19 cũng có dấu hiệu
bùng nổ. Với sự cạnh tranh
khá sòng phẳng trong môi
trường kinh doanh hiện nay
giữa các VĐT như Moca,
Momo, ZaloPay thì thị trường
này sẽ biến tiềm năng phát
triển thành hiện thực.
Thêmvào đó, mỗi VĐTvới
các khuyến mãi khác nhau
và liên kết với các dịch vụ
khác nhau cũng đang tạo ra
lợi thế cho riêng mình, làm
chủ những lĩnh vực mà mình
đã xông vào trước hoặc có
thế mạnh.
Chẳng hạn nhưMoca làmột
ví quen thuộc đối với những
khách hàng thường xuyên sử
dụng dịch vụ xe công nghệ
Grab. Momo thì dường như
có ưu thế hơn khi trở thành
gương mặt quen thuộc với
các dịch vụ công và các siêu
thị. Còn ZaloPay có lợi thế
đối với lĩnh vực nạp thẻ điện
thoại khi liên tục sử dụng
khuyến mãi hoàn tiền cho
khách hàng.
Tăng cường bảo mật
Trao đổi với báo chí, ông
ĐàoMinhPhú,Tổnggiámđốc
NextTech Group, nói: “Hai
tháng gần đây, khi COVID-19
diễn biến phức tạp, trong lĩnh
vực thanh toán đã có sự thay
đổi chóngmặt, đặc biệt là thay
đổi thói quen, hành vi người
tiêu dùng. Chúng ta mất tới
10 năm hô hào thanh toán
không dùng tiền mặt bằng
thanh toán điện tử nhưng kết
quả chưa cao thì hai tháng qua
đã bằng 10 năm trước đó”.
NhiềuDNkinh doanh trong
lĩnh vực cung cấp dịch vụ
thanh toán trực tuyến còn hy
vọng sau COVID-19, thanh
toán online sẽ trở thành thói
quen của người dân. Từ đó,
tạo tiền đề cho thanh toán
khôngdùng tiềnmặt nói chung
và VĐT nói riêng phát triển.
Các DN cung cấp dịch vụ
VĐT cũng đang lên kế hoạch
mở rộng thị trường, đa dạng
Chặn kẻ gian đánh cắp tiền
Điều 9 Thông tư 23/2019/TT-NHNN quy định: Chủ VĐT
phải cung cấp, cập nhật đầy đủ, chính xác các thông tin
trong hồ sơ mở VĐT cho tổ chức cung ứng dịch vụ VĐT và
chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin mà
mình cung cấp.
Bên cạnh đó, hiện nay một số VĐT trên thị trường còn áp
dụng các công nghệ bảomật tiên tiến như xác thực hai lớp,
xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt hay hệ thống bảo
mật thông tin thông minh giúp nhận diện và ngăn chặn
các giao dịch bất thường… Đây là những biện pháp được
đưa ra nhằmbảo vệ và phòng, chống kẻ gian đánh cắp tiền
trong tài khoản VĐT.
Bầu Đức muốn vay thêm tiền để đầu tư
cho cây ăn trái
Dù có lãi trong quý I-2020 sau sáu quý lỗ ròng nhưng
Công ty Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG)
vẫn phải đi vay nợ để có tiền đầu tư cho vùng cây ăn
trái. Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý I-2020, HNG chỉ
kiếm được lãi 1,8 tỉ đồng dù bán hàng mang về hơn 600 tỉ
đồng. Đây là điều đáng ghi nhận cho công ty con của ông
Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn
Hoàng Anh Gia Lai, vì HNG liên tục lỗ từ năm 2018 đến
hết năm 2019.
Tuy có rất nhiều nỗ lực kinh doanh nhưng bầu Đức
chưa giải quyết được gánh nặng tài chính cho công ty.
Hiện nay, các khoản nợ phải trả rất lớn, lên đến 14.000
tỉ đồng. Trong các khoản nợ này thì khoản vay ngân
hàng lên đến gần 4.300 tỉ đồng. Cũng vì sức ép lãi vay
nên trong quý I vừa qua, bầu Đức phải trả lãi 80 tỉ đồng.
Chính khoản này đã ăn gần hết lợi nhuận công ty.
Do đó, mới đây, bầu Đức đã quyết định phát hành trái
phiếu riêng lẻ với tổng giá trị 200 tỉ đồng cho mục đích
đầu tư. Số trái phiếu này không được chuyển đổi thành
cổ phiếu. Đây là lần phát hành trái phiếu trở lại đầu tiên
trong năm 2020.
Trước đó, vào năm 2018, bầu Đức đã phát hành thành
công 2.200 tỉ đồng trái phiếu cho Công ty CP Ô tô Trường
Hải (Thaco) và sau đó toàn bộ số trái phiếu này được
chuyển đổi thành cổ phiếu. Sau đó, Thaco trở thành cổ
đông lớn tại HNG.
PHƯƠNG MINH
Trung Quốc tăng nhập khẩu
nhiều mặt hàng Việt Nam
Theo Tổng cục Hải quan, bốn tháng đầu năm nay, tổng
kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc (TQ)
đạt hơn 35 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam
12,7 tỉ USD, trong khi nhập khẩu 22,38 tỉ USD. TQ vẫn là
thị trường nhập khẩu lớn nhất khi chiếm thị phần 28,7%
kim ngạch nhập khẩu của nước ta.
Nhiều nhóm mặt hàng nước ta nhập nhiều từ TQ. Điển
hình như máy móc, thiết bị với trị giá 4,54 tỉ USD, tăng
4,4%; nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt
may, da giày với kim ngạch 3,11 tỉ USD.
Ở chiều ngược lại, nhiều mặt hàng như gạo, giấy, sắt
thép... xuất khẩu từ nước ta sang thị trường TQ tăng mạnh
so với cùng kỳ năm trước. Điển hình như mặt hàng gạo
xuất sang TQ đạt giá trị hơn 158 triệu USD, tăng 172%
so với cùng kỳ năm 2019; sắt thép các loại đạt 196 triệu
USD, tăng 988%.
QUANG HUY
hóa dịch vụ, liên kết đối tác
để cạnh tranh gia tăng thị
phần và khách hàng.
Tuy vậy, sự ủng hộ của
người dùng dành cho VĐT
có thể sẽ gặp phải một thách
thức lớn trong thời gian tới.
Bởi lẽ Thông tư 23/2019 của
NHNN hướng dẫn về dịch vụ
trung gian thanh toán đã đặt
ra một số điều kiện bổ sung
về xác thực thông tin, liên kết
tài khoản ngân hàng.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, Vụ Thanh toán
thuộc NHNN giải thích việc
đưa ra thêm các ràng buộc
này là để đảm bảo bảo mật,
minh bạch và an toàn trong
quá trình giao dịch. Đồng
thời, các ràng buộc này cũng
ngăn chặn các hành vi gian
lận, trộm cắp danh tính và
các hành vi vi phạm pháp
luật khác.
Cụ thể, yêu cầu trongThông
tư 23/2019 quy định chủ sở
hữuVĐT cần cung cấp thông
tin cá nhân và xác thực thông
tin mở VĐT gồm họ và tên,
ngày tháng năm sinh, quốc
tịch, số căn cước công dân/
chứng minh nhân dân/hộ
chiếu còn thời hạn. Ngoài ra,
VĐT phải được liên kết với
tài khoản thanh toán hoặc thẻ
ghi nợ của chủ sở hữu trước
khi sử dụng.
Nhưng đó là mặt kỹ thuật,
về bản chất thì theoVụThanh
toán, dịch vụ trung gian thanh
toán là trung gian kết nối,
truyền dẫn và xử lý dữ liệu
điện tử các giao dịch thanh
toán giữa tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán và người
sử dụng dịch vụ thanh toán.
Do đó, các dịch vụ trung gian
thanh toán bao gồm dịch vụ
VĐT phải được cung ứng cho
đối tượng khách hàng là người
đã có tài khoản tại ngân hàng.
“Dịch vụ VĐT cần đảm
bảo tính định danh và phải
được liên kết với tài khoản
thanh toán của khách hàng
tại ngân hàng” - đại diện Vụ
Thanh toán nói.•
Dịch COVID-19 khiến lượng người dùng ví điện tử
tăng, đồng thời Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra
các quy địnhmới để đảmbảo bảomật, minh bạch và
an toàn trong quá trình giao dịch.
Ngày càng nhiều người không dùng tiềnmặt. Ảnh: V.LONG
Nhiều DN hy vọng
sau COVID-19,
thanh toán online sẽ
trở thành thói quen
của người dân.
Gạo Việt Nam làmột trong nhữngmặt hàng xuất khẩumạnh
sang TrungQuốc những tháng đầu năm. Ảnh: GIA TUỆ
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook