115-2020 - page 9

9
Làm gì khi hóa đơn
tiền nước tăng cao?
Nhiều người dân ở TP.HCMphản ánh về việc hóa đơn tiền nước tháng 4
tăng cao so với những tháng trước đó.
ĐÀOTRANG
P
hản ánh tới báo
Pháp
Luật TP.HCM
, nhiều hộ
dân ở khu vực phường
Linh Xuân, phường Tam
Phú ( quận Thủ Đức ) và
một số hộ dân ở quận Bình
Thạnh, quận 9, quận 12…
TP.HCM cho biết hóa đơn
tiền nước tháng 4 của gia
đình bất ngờ tăng gấp đôi
so với những tháng trước
đó. Thậm chí có gia đình
tăng gần gấp ba lần.
Theo chị TTL (phường Linh
Xuân, quận Thủ Đức), do ảnh
hưởng của dịch COVID-19, từ
tháng 3 chị bắt đầu làm việc
ở nhà để trông các con. Hóa
đơn tiền nước tháng 3 của gia
đình chị chỉ khoảng 100.000
đồng. Tuy nhiên, sang tháng
4, hóa đơn tiền nước bỗng
tăng lên 245.000 đồng.
Cũng theo chị L., không chỉ
gia đình chị mà rất nhiều hộ
dân ở khu vực phường Linh
Xuân cũng bất ngờ nhận được
hóa đơn tiền nước tăng đột
biến. Thậm chí có gia đình
tiền nước tăng từ 300.000
đồng lên đến 800.000 đồng.
Tương tự, chị NTN (phường
Tam Phú) cho biết hóa đơn
tiền nước tháng 3 gia đình
chị xài hết hơn 620.000 đồng
nhưng đến tháng 4 tăng lên
860.000 đồng. Như vậy, tiền
nước đã tăng lên hơn 200.000
đồng/tháng.
Trao đổi với PV, một lãnh
đạo Công ty CP Cấp nước
trên địa bàn TP.HCM cho biết
hiện nay TP có chủ trương
tăng giá nước. Tuy nhiên, số
tiền tăng là không đáng kể.
Không thể có chuyện tăng
gấp đôi như phản ánh của
người dân. Trường hợp người
dân thấy hóa đơn tiền nước
của mình tăng bất thường
thì có thể báo
ngay cho đơn vị
cung cấp nước để
kiểm tra lại đường
ống nước trong
gia đình. Nguyên
nhân có thể do bị
bể ống nước nên
chỉ số nước tiêu
thụ tăng dẫn đến
số tiền tăng cao.
Theo ông Nguyễn
Văn Đắng, Giám
đốc Công t y CP
Cấp nước Gia Định
và đại diện Công ty
CP Cấp nước Trung
An (đơn vị cấp nước
cho quận 12, quận
Gò Vấp, huyện Hóc
Môn) thì kỳ hóa đơn
tiền nước tháng 4, tổng
sản lượng nước của cả
hai đơn vị đều giảm so với những tháng trước. Nguyên
nhân là do nhiều đơn vị kinh
doanh dịch vụ trên địa bàn
tạm ngưng hoạt động. “Đến
nay công ty cũng chưa nhận
được phản hồi của khách
hàng về việc hóa đơn tiền
nước tăng cao” - ông Đắng
cho biết.
“Trường hợp hóa đơn tiền
nước tăng cao bất thường thì
khách hàng có thể liên lạc qua
trung tâmchăm sóc khách hàng
để thông báo về tình trạng trên.
Công ty sẽ có người đi kiểm
tra lại đường ống nước” - đại
diện Công ty CP Cấp nước
Trung An nói.•
Nhân viên Công ty CP Cấp nước GiaĐịnh tiến hành trámgiếng cho người dân.
Ảnh: ĐÀOTRANG
Gần 1.700 công dân Việt Nam
sắp về nước trên 5 chuyến bay
Dự kiến từ ngày 25-5 đến 3-6 sẽ có thêm năm
chuyến bay quốc tế đưa công dân Việt Nam (VN) từ
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và New
Zealand về nước. Số hành khách trên năm chuyến
bay này khoảng 1.700 người.
Tổng Công ty Cảng hàng không VN (ACV) vừa
yêu cầu các sân bay thành viên trong cả nước tiếp
tục triển khai bộ quy tắc đảm bảo an toàn khai thác
trong giai đoạn dịch COVID-19 phù hợp cho từng
giai đoạn và quy định của địa phương.
Cụ thể, các sân bay có phục vụ các chuyến bay chở
hành khách quốc tế, các chuyến bay nhân đạo chở
công dân VN từ nước ngoài về như Tân Sơn Nhất,
Nội Bài, Cần Thơ, Đà Nẵng, Cam Ranh... phải thực
hiện và duy trì các phương án, quy trình phòng, chống
lây nhiễm chéo ra cộng đồng trong quá trình phục vụ.
Các sân bay căn cứ tình hình hoạt động, khai thác
thực tế phối hợp với cơ quan y tế tại địa phương, các
đơn vị liên quan trên địa bàn duy trì các biện pháp an
toàn phòng, chống lây nhiễm dịch bệnh. Nhân viên sân
bay cần hướng dẫn khách các quy định về y tế khi đi
máy bay, điều chỉnh các quy trình phục vụ hành khách
phù hợp từng giai đoạn của tình hình dịch bệnh.
Ngoài ra, ACV cũng yêu cầu giám đốc các cảng hàng
không và thủ trưởng các đơn vị liên quan triển khai đến
người lao động việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp
an toàn phòng, chống lây nhiễm dịch COVID-19 theo
khuyến cáo của Bộ Y tế. Cụ thể, thường xuyên đeo khẩu
trang, sát khuẩn, kiểm tra thân nhiệt, lau chùi khử trùng
các trang thiết bị, phun khử trùng các khu vực tập kết
rác, tòa nhà văn phòng, các phương tiện… và chủ động
trang bị vật tư, trang thiết bị y tế liên quan đến công tác
phòng, chống dịch.
P.ĐIỀN
Không chuyển 8 dự án cao tốc
Bắc-Nam sang đầu tư công
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) vừa
có thông báo kết luận phiên họp thứ 45. Trong đó,
UBTVQH cho rằng dự án đường bộ cao tốc Bắc-
Nam giai đoạn 2017-2020 đã hủy sơ tuyển nhà đầu
tư một lần. Hiện có 7/8 dự án có ít nhất từ hai nhà
đầu tư trúng sơ tuyển, chỉ có dự án Vĩnh Hảo - Phan
Thiết không có nhà đầu tư nào.
Nếu tiếp tục hủy sơ tuyển sẽ ảnh hưởng không tốt
đến uy tín của Nhà nước, dư luận, tâm lý nhà đầu
tư. Đồng thời, ảnh hưởng tới công tác quản lý, triển
khai các đoạn tiếp theo của toàn tuyến sau này, nhất
là trong bối cảnh QH đang xem xét, thông qua dự án
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Theo đó, cơ quan này không tán thành phương án
chuyển đổi đầu tư tất cả tám dự án thành phần theo
hình thức PPP sang đầu tư công. Thay vào đó, chỉ
chuyển dự án không có nhà đầu tư tham gia đấu thầu
và số ít dự án thật sự cấp bách, quan trọng, có nhà
đầu tư nhưng khó có khả năng huy động vốn, khả
năng đấu thầu không thành công.
Trước đó, trong văn bản gửi đến UBTVQH, Bộ
GTVT cho rằng các doanh nghiệp tham gia sơ tuyển
các dự án này chủ yếu là các nhà thầu có năng lực
thi công tốt nhưng không có thế mạnh huy động vốn
tín dụng, trong khi tỉ lệ vốn tín dụng trong tổng mức
đầu tư dự án rất lớn…
Vì vậy, Bộ GTVT cho rằng nếu tiếp tục đầu tư tám
dự án theo hình thức PPP thì rất khó khởi công trong
năm 2020 và không đạt tiến độ đề ra. Trường hợp
chuyển sang đầu tư công, dự án sẽ khởi công trong
tháng 8-2020.
VIẾT LONG
Nhiều người cũng phản ánh
trênmạng xã hội về việc hóa đơn tiền
nước bất ngờ tăng cao.
Sẽ xác minh và trả lời cho khách hàng
Theo đại diện Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn - TNHH MTV
(Sawaco), có thể trong thời gian vừa qua do dịch COVID-19,
người dân ở nhà nhiều nên sử dụng nước nhiều hơn. Hiện
Sawaco chưa nhận được thông tin khiếu nại từ khách hàng về
việc hóa đơn tiền nước tăng cao.
Hiện Sawaco đã có chủ trương miễn, giảm tiền nước cho
hộ nghèo, cận nghèo và các trung tâm cách ly. Đồng thời, giá
nước sinh hoạt hiện nay là theo quy định của UBND TP, không
phải Sawaco tự ý quyết định tăng, giảm nên không có sự tác
động đến hóa đơn tiền nước.
Theo đó, Sawaco sẽ chuyển các địa chỉ có hóa đơn tiền nước
tăng cao đến các đơn vị cung cấp nước để tiến hành xác minh
và trả lời cho khách hàng biết.
ACV yêu cầu các cảng hàng không tiếp tục duy trì biện pháp
an toàn phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: VNA
Hóa đơn tiền nước
tháng 4-2020 của
nhiều hộ gia đình
bất ngờ tăng gấp đôi
so với những tháng
trước đó, thậm chí
có gia đình tăng gần
gấp ba lần.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook