115-2020 - page 16

16
ĐỖTHIỆN
thực hiện
T
rong bài viết kỳ trước có
nhan đề “
Tứ sa: Mưu đồ
“thay áo mới” của Trung
Quốc ở Biển Đông
”, chuyên
gia luật biển quốc tế Hoàng
Việt (ĐH Luật TP.HCM)
lý giải nguồn gốc của việc
Trung Quốc (TQ) đẩy mạnh
việc tuyên truyền cụm từ “tứ
sa” trong yêu sách của họ.
Ví von “tứ sa” là “chiếc áo
mới che đậy mưu đồ cũ - độc
chiếm Biển Đông”, trong
bài trả lời phỏng vấn hôm
nay, chuyên gia Hoàng Việt
khẳng định rằng: Trước ánh
sáng của luật pháp quốc tế,
lập trường của TQ về yêu
sách “tứ sa” cũng sẽ thất bại
về mặt pháp lý, cho dù TQ đã
đệ nhiều công hàm lên Liên
Hợp Quốc (LHQ).
“Tứ sa” trong
công hàm của TQ
. Phóng viên
:
Ông đánh
giá như thế nào về lý giải
của TQ về “tứ sa” trong các
công hàmmà họ gửi tổng thư
ký LHQ thời gian gần đây?
+ Chuyên gia
Hoàng Việt
:
Nếu chúng ta đọc kỹ công hàm
ngày 17-4-2020 với các công
hàm cách đây hơn 10 năm
trước thì có thể thấy các yêu
sách của TQkhông khác nhau
là mấy, chỉ có vài điều chỉnh
về mặt câu chữ. Như tôi đã
phân tích trong bài trước, đây
là chiêu trò chơi chữ, với ý
đồ tuyên truyền và tìm cách
“ngụy trang pháp lý”, tránh
né những thất bại của TQ sau
khi Tòa Trọng tài 2016 đã ra
phán quyết về vụ Philippines
kiện TQ.
H a i C ô n g h à m s ố
CML/17/2009vàCML/18/2009
ngày 7-5-2009 đều cùng có
đoạn: “
TQ có chủ quyền
không tranh cãi đối với các
đảo tại Biển Đông và các
vùng nước kế cận, cũng như
quyền chủ quyền và quyền tài
phán tại các vùng nước liên
quan cùng với đáy biển và
lòng đất dưới đáy biển (xem
bản đồ kèm theo). Tất cả các
vấn đề trên đây đã được thực
hiện một cách nhất quán bởi
chính quyền TQ và được sự
thừa nhận rộng rãi của cộng
đồng quốc tế
”. Bản đồ kèm
theomà TQ để trong các công
hàm chính là đường lưỡi bò.
vùng biển của các cấu trúc
luôn nổi tại quần đảo Hoàng
Sa và quần đảo Trường Sa
phải được xác định phù hợp
vớiĐiều121 (3) của côngước;
các nhóm đảo tại Biển Đông,
bao gồm quần đảo Hoàng
Sa và quần đảo Trường Sa,
không có đường cơ sở được
vẽ bằng cách nối liền các
điểm ngoài cùng của các cấu
trúc xa nhất; các bãi ngầm
hoặc cấu trúc lúc chìm lúc
nổi không phải là đối tượng
thụ đắc lãnh thổ và không có
vùng biển riêng
”.
TQ chiếm hữu
bất hợp pháp, không
được công nhận
. Dù “tứ sa” không có cơ
sở về pháp lý nhưng thực tế
TQ đã chiếm hữu Hoàng Sa
và một số thực thể ở Trường
Sa. Phía TQ rêu rao đó là
“chiếm hữu hữu hiệu” theo
luật?
+ Việc xác định chủ quyền
không phải là đơn giản như
vậy. TQ phải chứng minh
được việc xác lập chủ quyền
là hợp pháp bằng biện pháp
hòa bình. Tuy nhiên, việc
TQ sử dụng vũ lực để chiếm
đóng trái phép Hoàng Sa năm
1974 cùng một số cấu trúc tại
Trường Sa từ năm 1988 trở
đi là trái với quy định không
sử dụng vũ lực trong Điều 2
(4) của Hiến chương LHQ và
Nghị quyết 2625 năm 1970
của Đại hội đồng LHQ. Như
vậy, ngay cả khi TQ duy trì
chiếm hữu, xây đảo nhân
tạo, đưa dân ra sinh sống, lập
chính quyền quận đảo… đều
phi pháp. Quan trọng không
kém, việc TQ bồi lấp và xây
dựng các đảo nhân tạo đã
bị Tòa Trọng tài 2016 phán
quyết là vi phạm nguyên tắc
“thiện chí” trong luật quốc
tế. Hành vi bồi lấp này cũng
đã phá hủy môi trường biển
một cách nghiêm trọng. Tổng
hợp các hành vi vi phạm như
vậy thì không một ai có thể
tin rằng TQ đã chiếm hữu
hữu hiệu.
. Để tuyên truyền và ngụy
trang pháp lý cho “tứ sa”,
trong thời gian tới ông nghĩ
TQ sẽ triển khai những chiến
thuật và công cụ nào?
+ Tôi cho rằng TQ vẫn
sẽ duy trì các hoạt động ức
hiếp, đe dọa, đánh đòn tâm lý
là chính, điều mà họ đã làm
trong suốt thời gian qua. Họ
không dễ dàng từ bỏ dã tâm
và âm mưu độc chiếm Biển
Đông. Họ cũng sẽ đẩy mạnh
hoạt động trên thực địa để
khiến các quốc gia bị xâm
phạm có cảm giác quen dần
đi với “cách hành xử kiểu
TQ”, trong đó TQ vẫn đảm
bảo duy trì chiến thuật mà các
nhà nghiên cứu phương Tây
gọi là “chiến thuật vùng xám”.
Theo đó, TQ luôn đe dọa
khả năng chiến tranh nhưng
thực sự họ sử dụng các hành
vi ở dưới ngưỡng của chiến
tranh. Trên thực địa, TQ đẩy
mạnh các đoàn tàu cảnh sát
biển và dân quân biển (tàu vũ
trang ngụy trang tàu cá) nhằm
mục tiêu gây rối, xua đuổi ngư
dân và các doanh nghiệp khai
thác kinh tế của các nước láng
giềng. Các nhóm tàu này sẽ
được hỗ trợ từ lực lượng hải
quân TQ ở vòng ngoài, đe
dọa đối thủ từ xa. Bắc Kinh
muốn chính quyền và người
dân nước khác phải ngại, lo
sợ, im lặng và rồi từ bỏ vùng
biển của họ. Dã tâm này được
TQ thực hiện theo cách tiếp
cận “toàn chính quyền”, tức
từ các cơ quan chức năng
đến giới truyền thông, học
giả, ngư dân TQ đều thống
nhất hành động xâm chiếm.
Về giải pháp ứng phó, tôi sẽ
nói rõ hơn ở bài sau.
. Xin cám ơn ông.•
Kỳ cuối: “Tứ sa”:
Trung Quốc bóp méo
lịch sử để đòi
yêu sách Biển Đông
Quốc tế -
ThứBa26-5-2020
Công hàm CML/42/2020
ngày 17-4-2020 của TQ thì
viết: “
TQ có chủ quyền đối
với quần đảo Tây Sa (Hoàng
Sa), quầnđảoNamSa (Trường
Sa) và các vùng nước kế cận.
TQ có quyền chủ quyền và
quyền tài phán đối với các
vùng nước liên quan cũng như
đáy biển và lòng đất dưới đáy
biển. TQ có quyền lịch sử trên
Biển Đông. TQ có chủ quyền
đối với Nam Hải Chư Đảo
và các quyền và lợi ích biển
trên Biển Đông, các quyền
và lợi ích này đã được thiết
lập trong một thực tiễn lịch
sử lâu đời. Chúng đã được
duy trì liên tục bởi các chính
quyền TQ và thống nhất với
luật quốc tế, bao gồm Hiến
chương LHQ và Công ước
LHQvề Luật Biển (UNCLOS)
năm 1982
…”.
Như vậy, dựa trên lời lẽ
trong các bản công hàm nói
trên, cùng với các giải thích
về “đường lưỡi bò”, đặc biệt
trong giải thích của hai học
giả CaoChí Quốc vàGiả Bình
Bình
(xem lại kỳ trước)
thì ta
có thể thấy:TQmuốngiải thích
yêu sách đường lưỡi bò theo
kiểu họ có chủ quyền đối với
tất cả các cấu trúc bên trong
đường này - tức là “tứ sa”
mà họ đang đẩy mạnh tuyên
truyền. TQ cho rằng vì họ
có chủ quyền đối với tất cả
các thực thể bên trong đường
lưỡi bò cho nên họ có quyền
chủ quyền, quyền tài phán
đối với không chỉ các vùng
nước kế cận các cấu trúc này,
mà cho tới tận đáy biển và
lòng đất dưới đáy biển, hàm
ý các thực thể này có vùng
đặc quyền kinh tế (EEZ) và
thềm lục địa kèm theo.
TQ hoàn toàn đuối lý
. Ý đồ của TQ trong việc
giải thích đường lưỡi bò theo
kiểu “tứ sa”, tức họ có chủ
quyền đối với tất cả các thực
thể bên trong đường lưỡi bò,
khi soi dưới lăng kính pháp
lý thì sao?
+ Lập trường của họ hoàn
toàn vi phạm luật pháp quốc
tế. Tương tự với cái gọi là
“quyền lịch sử”, hay “đường
biên giới quốc gia” khi giải
thích đường lưỡi bò, yêu sách
“tứ sa”, tức TQ có chủ quyền
với bốn nhóm thực thể mà họ
gọi là quần đảo, cũng vô lý.
Thứ nhất, không chỉ Việt
Nam (VN) tuyên bố dựa trên
bằng chứng thuyết phục, các
nghiên cứu của học giả quốc
tế đã chỉ ra yêu sách của VN
tại Hoàng Sa và Trường Sa
rõ ràng và thuyết phục hơn,
chứ không mơ hồ và không
có cơ sở pháp lý như đường
lưỡi bò hay “tứ sa” của phía
TQ. Ngoài ra, nếu dựa vào
UNCLOS năm 1982 thì một
số quốc gia khác, bao gồm
Philippines hay Malaysia
cũng có yêu sách ở một số
thực thể ở Biển Đông. “Tứ
sa” của TQ không chỉ vô lý
trước lập trường của VN mà
còn với nhiều quốc gia trong
khu vực.
Thứ hai, theo nguyên tắc
quan trọng trong luật biển
quốc tế - “đất thống trị biển”
- thì các cấu trúc lúc chìm lúc
nổi và các bãi ngầm không
thể là đối tượng để yêu sách
chủ quyền được. Trong số
các thực thể thuộc hai quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa,
có rất nhiều thực thể có tính
chất tự nhiên như vậy. Do đó,
lập luận của TQ dựa vào chủ
quyền của các cấu trúc này
để yêu sách các vùng nước
và thềm lục địa kèm theo là
vi phạm nghiêm trọng đến
luật biển quốc tế nói chung
và UNCLOS nói riêng.
Cuối cùng, phán quyết
của Tòa Trọng tài năm 2016
vụ Philippines kiện TQ đã
giải thích rõ Điều 121 của
UNCLOS. Theo đó, không
có thực thể nào thuộc quần
đảo Trường Sa đáp ứng điều
kiện là đảo. Vì vậy, đối với
các thực thể đáp ứng là đá thì
chỉ có thể có vùng lãnh hải 12
hải lý xung quanh và không
có vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa cho đá đó. Đối
với các thực thể lúc nổi lúc
chìm thì không thể có vùng
biển kèm theo.
Chính vì vậy, trong Công
hàm số 22/HC-2020 ngày 30-
3-2020 của phái đoàn thường
trực VN tại LHQ đã phản
đối TQ và phía VN viện dẫn
UNCLOS và viết rất rõ:
“…
TrungQuốc
ra sức quân
sự hóa Biển
Đông, nơi
Bắc Kinh
tuyên bố
yêu sách
“tứ sa”
hoàn toàn
trái ngược
tinh thần
và luật
pháp quốc
tế. Ảnh:
THE
ECONOMIST
Tương tự với cái gọi
là “quyền lịch sử”,
hay “đường biên giới
quốc gia” khi giải
thích đường lưỡi bò,
yêu sách “tứ sa”, tức
TQ có chủ quyền với
bốn nhóm thực thể
mà họ gọi là quần
đảo, cũng vô lý.
Biển Đông: Soi “tứ sa”
của Trung Quốc dưới
lăng kính pháp lý
Yêu sách “tứ sa” được xem là cứu cánh của Trung Quốc khi giải thích đường lưỡi bò
nhưng Bắc Kinh vẫn tiếp tục đuối lý trước ánh sáng luật pháp quốc tế.
Vạch trần
chiến thuật
mới của
Trung Quốc
ở Biển Đông
- Bài 2
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook