115-2020 - page 8

8
Đa số trạm BOT đã vận hành hệ thống ETC
Báo cáoChính phủ về tiến độ triển khai thu phí dịch vụ không dừng (ETC),
Bộ GTVT cho biết đến nay khoảng 40 trạm BOT trên quốc lộ 1, đường Hồ
Chí Minh đoạn quaTây Nguyên vàmột số trạm thu phí trên các tuyến quốc
lộ, cao tốc có lưu lượng lớn đã vận hành hệ thống.
Với các trạm BOT còn lại, Bộ GTVT đã đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp
dịch vụ thứ hai làTập đoànViễn thôngQuân đội (Viettel) vàmột số đơn vị có
kinh nghiệmvề công nghệ thực hiện. Dự kiến hoàn thành trong năm2020.
Còn bốn tuyến cao tốc do Tổng Công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC)
quản lý, Bộ GTVT đang phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại
doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn và thẩm quyền để sớm triển khai
ETC trên các tuyến này.
dứt điểm tất cả dự á.” - Bộ GTVT
khẳng định. 
Chú trọng đầu tư cho
đường sắt
Về phát triển hạ tầng đường sắt,
Bộ GTVT cho biết hiện nay đơn vị
đã phê duyệt 4/4 dự án đường sắt
quan trọng nhằm cải tạo, nâng cấp
tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM.
Đến thời điểm này đã khởi công
gói thầu đầu tiên và dự kiến phấn đấu
hoàn thành các dự án trong năm2021.
Giai đoạn đến năm 2021, Bộ
GTVT tiếp tục tập trung nâng cấp,
từng bước hiện đại hóa tuyến đường
sắt Bắc-Nam hiện có. Đồng thời, bộ
sẽ rà soát, kêu gọi đầu tư các dự án
đã nghiên cứu.
Song song đó, Bộ GTVT sẽ tập
trung nghiên cứu tiền khả thi đường
sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam.
Từ đó làm cơ sở chuẩn bị về nguồn
vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ…
Giai đoạn 2021-2032, Bộ GTVT
dự kiến sẽ cân đối và bố trí vốn để
hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư.
Đồng thời, thực hiện đầu tư các dự án
theo quy hoạch, nhất là các tuyến kết
nối đường sắt đến cảng Hải Phòng,
cụm cảng Cái Mép - Thị Vải.
Cũng trong thời gian này, Bộ
GTVT sẽ hoàn thiện công tác chuẩn
bị đầu tư đường sắt tốc độ cao trên
trục Bắc-Nam để có thể thực hiện
đầu tư giai đoạn 1.
“Giai đoạn 2032-2050, Bộ GTVT
sẽ tiếp tục đầu tư và hoàn thành toàn
tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục
Bắc-Nam…” - Bộ GTVT cho hay.•
VIẾT LONG
T
rong báo cáo vừa gửi đến Quốc
hội, Bộ GTVT cho biết hiện
ngành giao thông có 25 dự án
sử dụng vốn ngân sách nhà nước
nhưng chưa được bố trí đủ vốn.
Cần hoàn thành trong
thời gian ngắn
Theo Bộ GTVT, 25 dự án nói trên
nằm trong kế hoạch trung hạn 2016-
2020. Các dự án này cần được bố trí
vốn để tiếp tục thi công, hoàn thành
và sớm đưa vào sử dụng.
Bộ GTVT cũng cho biết nếu các
dự án này không được bố trí đủ
vốn sẽ phải dừng hoặc giãn thời
gian thi công. Việc này sẽ gây lãng
phí phần vốn đã đầu tư, tiềm ẩn
mất an toàn giao thông, đi lại khó
khăn và tốn kinh phí khi tái khởi
động dự án.
“Trong số này, nhiều dự án có nhu
cầu bổ sung vốn không lớn, có thể
triển khai ngay sau khi được bố trí
vốn để hoàn thành trong thời gian
ngắn…” - Bộ GTVT cho hay.
Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ
quan tâm ưu tiên bố trí bổ sung đủ kế
hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Điều đó giúp xử lý dứt điểm các dự
án có nợ đọng và để tiếp tục thi công
hoàn thành đưa vào khai thác 25 dự
án đang thực hiện dở dang.
“Hiện Bộ GTVTđang xây dựng kế
hoạch trung hạn 2021-2025 và xác
định ưu tiên bố trí đủ vốn để xử lý
BộGTVT sẽ tập trung nâng cấp tuyến đường sắt Bắc-Nam. Ảnh: HOÀNGGIANG
25 dự án giao thông
phải dừng nếu
thiếu vốn
Các dự án nằm trong kế hoạch trung hạn 2016-2020 cần được bố
trí vốn để tiếp tục thi công, hoàn thành và sớmđưa vào sử dụng.
Hiện Bộ GTVT đang
xây dựng kế hoạch trung
hạn 2021-2025 và xác
định ưu tiên bố trí đủ
vốn để xử lý dứt điểm tất
cả dự án này.
Gần1.000 tỉ đồng làm
600nhà chờ xe buýt hiệnđại
Sở GTVT TP Hà Nội vừa có tờ trình gửi UBND TP Hà Nội
về việc xây dựng đồng bộ nhà chờ xe buýt và các biển quảng
cáo trên dải phân cách tại 12 quận, huyện theo hình thức đối tác
công tư (PPP).
Sở GTVT TP Hà Nội cho biết hiện khu vực nội thành TP Hà
Nội có 1.078 điểm dừng, đón, trả khách cho xe buýt. Tuy nhiên,
chỉ 365 nhà chờ có mái che.
Các nhà chờ này do nhiều nhà đầu tư tham gia xây dựng
nên thiếu sự đồng bộ về thiết kế. Bên cạnh đó, việc quản
lý, khai thác sau đầu tư chưa được thực hiện thường xuyên
dẫn đến mất mỹ quan, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ
hành khách.
Vì vậy, Sở GTVT đề xuất xây dựng các nhà chờ xe buýt mới,
đạt tiêu chuẩn châu Âu. Việc này nhằm đáp ứng yêu cầu đồng
bộ nhà chờ xe buýt trên địa bàn TP theo hướng hiện đại cũng
như phù hợp mỹ quan đô thị.
Đồng thời, khắc phục những hạn chế trong đầu tư, quản
lý hệ thống nhà chờ xe buýt, tăng cường sự tiếp cận của
người dân đối với dịch vụ vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt.
Ngoài ra, Sở GTVT cũng đề xuất sắp xếp, bố trí lại hệ thống
biển thông tin quảng cáo ngoài trời trên các dải phân cách một
cách đồng bộ, khoa học, hiện đại và văn minh.
Theo đó, nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án sẽ
tự thu xếp 100% kinh phí để đầu tư tất cả hạng mục công
trình. Đổi lại, nhà đầu tư được kinh doanh quảng cáo một
phần diện tích để thu hồi vốn. Thời gian dự kiến thu hồi
vốn là 20 năm. 
Dự kiến có 600 nhà chờ xe buýt được đầu tư, xây dựng và
lắp đặt mới. Trong đó, lắp đặt mới 270 nhà chờ và thay thế
330 nhà chờ hiện có theo lộ trình; lắp đặt 1.200 biển thông
tin quảng cáo tại các dải phân cách có bề rộng lớn hơn 2 m,
lắp 25 màn hình cảm ứng đồng bộ WiFi tại một số nhà chờ
có vị trí thích hợp.
Với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng, dự kiến thời gian xây
dựng ban đầu của dự án là bảy năm và thời gian hoạt động trong
20 năm.
TRỌNG PHÚ
Xử nghiêm đơn vị chây ỳ sửa chữa hư hỏng
mặt đường
Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên
quan tăng cường, nâng cao trách nhiệm bảo hành công
trình dự án đầu tư xây dựng, mở rộng quốc lộ 1 (đoạn từ
Thanh Hóa đến Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh qua Tây
Nguyên, Bình Phước).
Theo đó, thời gian qua một số đoạn tại các dự án trên (được
xây dựng từ năm 2013 đến 2015) xuất hiện hư hỏng cục bộ mặt
đường trong thời gian bảo hành. Tuy nhiên, chưa được các chủ
đầu tư, ban quản lý dự án, nhà đầu tư khắc phục kịp thời, gây
mất an toàn giao thông.
Để khắc phục tình trạng chậm trễ, chây ỳ, không đảm bảo
chất lượng trong bảo hành đối với các dự án trên, Bộ GTVT
yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án kiểm tra, rà soát
các dự án được giao quản lý. Đồng thời, phối hợp với Tổng
cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra hiện trường, chỉ đạo tư vấn
giám sát, nhà thầu thi công sửa chữa dứt điểm các tồn tại
trên tuyến.
Với các dự án sắp hết thời gian bảo hành, cần khẩn
trương hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu cần thiết theo quy định.
Ngoài ra, phải sửa chữa dứt điểm tồn tại trên tuyến, thực
hiện nghiêm quy định xác nhận hoàn thành việc bảo hành
công trình xây dựng để bàn giao cho đơn vị quản lý, tuân
thủ quy định.
“Yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì kiểm tra hiện
trường, nếu phát hiện hư hỏng, khiếm khuyết, yêu cầu chủ đầu
tư, ban quản lý dự án, nhà đầu tư thực hiện ngay nghĩa vụ bảo
hành…” - Bộ GTVT yêu cầu.
PHÚ PHONG
Làm công trình cạn tại bến Nhiêu Lộc - Thị Nghè
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan vừa có ý
kiến chỉ đạo việc xây dựng công trình trên bờ tại bến thủy
nội địa Nhiêu Lộc - Thị Nghè (khu vực cầu Thị Nghè, chùa
Candaransi và cầu Mống).
Theo đó, phó chủ tịch UBND TP giao Sở Xây dựng chủ
trì, phối hợp với Sở QH&KT, Sở GTVT, UBND các quận 1,
3 và 4 rà soát lại nhu cầu và quy mô sử dụng công trình trên
bờ tại bến thủy nội địa nói trên.
Cụ thể, UBND TP sẽ chấp thuận lắp đặt, dựng nhà chờ và
nhà vệ sinh để phục vụ du khách trong lúc chờ tàu nhưng
phải thực sự cần thiết. Ngoài ra, nếu lắp đặt, dựng nhà chờ
và nhà vệ sinh thì phải có thiết kế thẩm mỹ, màu sắc hài
hòa với công trình di tích kiến trúc cầu Mống và cảnh quan
tại khu vực.
Nhà vệ sinh phải đảm bảo luôn sạch sẽ để phục vụ du
khách. Nhà đầu tư phải bố trí người túc trực bảo quản, dọn
dẹp vệ sinh thường xuyên.
Bên cạnh đó, giao UBND các quận 1, 3 và 4 theo dõi, thường
xuyên kiểm tra khu vực các bến thủy nội địa trên địa bàn mình
quản lý. Mục đích là nhằm đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi
trường cũng như an toàn cho du khách.
THUTRINH
Đô thị -
ThứBa26-5-2020
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook