116-2020 - page 13

13
NGUYỄNQUYÊN
T
ại buổi cung cấp thông
tin cho báo chí về hoạt
động của các trường
quốc tế, ông Lê Hoài Nam,
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT
TP.HCM, cho biết trong thời
gian qua, một số phụ huynh
trường quốc tế gửi đơn cầu
cứu, đơn phản ánh lên Sở
GD&ĐT, UBND TP và các
đơn vị khác. Tuy nhiên, các
đơn chủ yếu mang tính chất
phản ánh, kiến nghị.
“Phụ huynh không
hợp tác với trường”
Ban giám đốc Sở GD&ĐT
đã trực tiếp cử các phòng, ban
chức năng chuyên môn của
mình để xử lý, phối hợp với
các ban, ngành chức năng của
quận, huyện nơi các trường
hoạt động để ổn định an ninh
xã hội.
“Sở đã mời đại diện phụ
huynh lên tiếp xúc, trao đổi
lắngnghe. Sauđó, sởcũngmời
các trường lên trao đổi, có ý
kiến về mức thu học phí, mức
giảm trừ học phí có phù hợp
với tình hình thực tế không,
có đảm bảo yêu cầu pháp lý
không” - ông Nam nói.
Tuy nhiên, theo phó giám
đốc Sở GD&ĐT, trong quá
trình thực hiện gặp một số
khó khăn.
Thứ nhất, có một số phụ
huynh không hợp tác với
trường, có hiện tượng quá
khích. Có phụ huynh tuyên
bố khởi kiện không cần thắng,
chỉ làm sao để trường mất uy
tín. Có trường quốc tế đã tính
toán lại, giảm mức thu tối đa
theo yêu cầu của đại diện phụ
huynh nhưng các phụ huynh
khác không chịu, họ kêu gọi
tập trung đông người trước
cổng trường. Chính điều đó
đã gây mất trật tự xã hội.
Thứ hai, chủ đầu tư của các
trường là người nước ngoài,
cơ quan chính là ở nước ngoài.
Đại dịch COVID-19 diễn ra
trên toàn thế giới, họ cũng có
nhiều cơ sở giáo dục ở các
nước khác. Có những đơn vị
có 60 trường quốc tế ở khắp
thế giới nhưng ở Việt Nam
họ chỉ có hai trường. Do đó,
khi họ giải quyết chính sách
chungvề học phí, về các quyền
lợi, họ phải giải quyết đồng
bộ, không thể giải quyết cho
từng cơ sở. Chính điều đó đã
gây nên sự chậm trễ, không
hiểu nhau giữa phụ huynh học
sinh và nhà trường.
ÔngNamchohaycáctrường
ngoài công lập hoạt động theo
Nghị định 86 của Chính phủ.
Theo đó cơ sở giáo dục ngoài
công lập tự quyết định mức
thu. Mức thu phí và khoản thu
dịch vụ khi dạy trực tuyến phát
sinh phải có sự đồng thuận
Phụ huynh TrườngQuốc tế Việt Úc kéo đến trường yêu cầu được đối thoại. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Tiêu điểm
Thêm 1 ca COVID-19 từ Nga về,
BN19 hồi sinh ngoạn mục
Chiều 26-5, Bộ Y tế công bố ca bệnh COVID-19 số
327, đây là ca bệnh nhập cảnh và được cách ly ngay khi
về nước, không có khả năng lây nhiễm trong cộng đồng.
Cụ thể, ca bệnh 327 là bệnh nhân (BN) nam, 31 tuổi, địa
chỉ tại Nam Vân, TP Nam Định, tỉnh Nam Định.
Ngày 13-5, BN từ Liên bang Nga về sân bay Vân Đồn
(Quảng Ninh) trên chuyến bay VN0062.
Cùng ngày, BN được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết
quả âm tính với virus SARS-CoV-2.
Ngày 25-5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái
Bình lấy mẫu xét nghiệm lần 4, lần này cho kết quả dương
tính với SARS-CoV-2.
Ngày 26-5, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương xét nghiệm
cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện BN được
cách ly, điều trị tại BV đa khoa tỉnh Thái Bình.
Như vậy, tổng số ca mắc COVID-19 là hành khách trên
chuyến bay VN0062 ngày 13-5 là 33 trường hợp. Tất cả
được cách ly ngay sau nhập cảnh, không có nguy cơ lây
bệnh ra cộng đồng.
Cùng ngày, Bộ Y tế cũng ghi nhận BN19 đủ điều kiện
công bố khỏi bệnh.
BN19, 64 tuổi, nữ, địa chỉ ở Ba Đình, Hà Nội. BN vào
viện ngày 6-3, đã qua xét nghiệm bảy lần âm tính. Đây là
BN nặng nhất trong số các BN COVID-19 được điều trị
tại BV Bệnh nhiệt đới trung ương tính đến thời điểm này.
BN đã từng phải can thiệp thở máy xâm nhập, ECMO, BN
đã từng ngừng tim trong đêm khiến các y, bác sĩ phải cấp
cứu liên tục suốt hơn 40 phút mới có thể tái lập tuần hoàn
cho người bệnh. Hiện tại BN tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt,
không khó thở, tự thở khí phòng, dấu hiệu sinh tồn ổn
định, tim đều, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh sau 80 ngày
điều trị.
HÀ PHƯỢNG
4 sáng kiến của 4 trường ĐH Việt Nam
nhận tài trợ 1 triệu euro
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam là
quốc gia có nhiều dự án ứng phó đại dịch COVID-19
được lựa chọn nhất. 
Thông tin trên được Tổ chức ĐH Pháp ngữ (AUF) cho
biết vào ngày 26-5. Theo đó, Việt Nam có bốn sáng kiến
được lựa chọn từ các trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà
Nẵng, ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Kiến trúc TP.HCM.
Dự án của ĐH Bách khoa Hà Nội là phối hợp cùng BV
Bạch Mai (Hà Nội) phát minh xe cáng cách ly áp lực âm,
giúp cộng đồng và nhân viên y tế tránh được các nguy
cơ lây nhiễm trong quá trình di chuyển bệnh nhân (BN)
COVID-19.
Còn ĐH Đà Nẵng tham gia sản xuất thiết bị y tế là robot
BK-AntiCovid phục vụ BN trong các khu cách ly COVID-19,
hạn chế lây nhiễm chéo giữa BN và nhân viên y tế.
Nhiệm vụ chính của robot BK-AntiCovid là vận chuyển
thức ăn, đồ dùng, thuốc men vào khu vực cách ly. Sản
phẩm được sáng chế bởi nhóm giảng viên và sinh viên
Khoa cơ khí theo đơn đặt hàng của BV Phụ sản - Nhi TP
Đà Nẵng. Robot này đã được đưa vào sử dụng tại các
bệnh viện của Đà Nẵng vào tháng 3.
ĐH Kiến trúc TP.HCM đề xuất sáng kiến hộp đặt nội
khí quản có thể gấp gọn. Các hộp này giúp ngăn chặn lây
nhiễm virus qua khí dung và đường giọt bắn trong không
khí, từ đó có thể bảo vệ các bác sĩ khỏi rủi ro khi thực
hiện đặt nội khí quản cho BN.
Do ưu thế gấp gọn nên sản phẩm rất thuận tiện cho việc
vận chuyển tới những bệnh viện vùng sâu, vùng xa. Sản
phẩm đã được thử nghiệm tại một số bệnh viện Việt Nam
và nhận được những phản hồi tích cực. Nhóm nghiên cứu
mong muốn có thể phát triển sản phẩm ở quy mô quốc gia
và quốc tế. 
Trong khi ba dự án nói trên đều là phát triển các thiết bị
y tế hạn chế nguy cơ lây nhiễm COVID-19 thì sáng kiến
của ĐH Quốc gia TP.HCM lại cho phép các phòng thí
nghiệm phát triển các bộ kit xét nghiệm COVID-19 giá rẻ,
ra kết quả nhanh và chính xác nhờ công nghệ protein tái tổ
hợp. Dự án đã được ĐH Quốc gia TP.HCM phối hợp triển
khai cùng một doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ
sinh học. 
Bốn dự án này của Việt Nam được lựa chọn trong số
2.000 hồ sơ từ 79 quốc gia trên thế giới gửi về trong
khuôn khổ Quỹ hỗ trợ quốc tế nhằm ứng phó đại dịch
COVID-19 của Tổ chức ĐH Pháp ngữ (AUF). 
AN NHIÊN
Sắp tới nếu tiếp tục diễn ra
tình trạngmâu thuẫngiữa phụ
huynh học sinh và các trường,
Sở GD&ĐT kiến nghị UBND TP
chỉ đạo UBND quận, huyện ổn
địnhanninh trật tự tại các cổng
trườngcótậptrungđôngngười.
Đời sống xã hội -
Thứ Tư27-5-2020
Kiến nghị lập đoàn kiểm tra
liên ngành các trường quốc tế
“Trong quá trình giải quyết sự việc, một số phụ huynh trường quốc tế không hợp tác với nhà trường,
có hiện tượng quá khích” - ông Lê Hoài Nam, Phó Giámđốc Sở GD&ĐT TP.HCM.
giữa hai bên nên bản chất đó
là hợp đồng dân sự giữa phụ
huynh và nhà trường.
Trong trường hợp dịch
bệnh, thiên tai hoặc điều kiện
hợp đồng thay đổi phát sinh
những vấn đề khác, hai bên
sẽ giải quyết trên tinh thần
hợp đồng. Trong trường hợp
không thỏa thuận được, phụ
huynh có quyền không sử
dụng dịch vụ hoặc trường từ
chối cung cấp dịch vụ.
Bên cạnh đó, các đơn vị
ngoài công lập hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp nên mức
thu học phí phải đảmbảo được
quyền lợi của chủ đầu tư.
Kiến nghị kiểm tra
toàn diện hoạt động
của các trường
Ông Nam cho biết thêm,
về phía Sở GD&ĐT khi
nhận được đơn kiến nghị của
Trường Quốc tế Việt Úc, Sao
Việt, AIS, sở đều thực hiện
các bước phù hợp, đều đã
giải quyết giữa phụ huynh
và nhà trường.
“Tuy nhiên, vẫn chưa có
sự đồng thuận vì có trường
phụ huynh không hợp tác
dù nhà trường cũng đã tính
toán lại. Đầu tiên họ yêu
cầu học online, sau khi giải
quyết xong, họ lại phản đối
việc học quá tải. Vì thế, tôi
không rõ họ muốn gì” - ông
Nam nói thêm.
Diễn biến dịch COVID-19
vừa qua là không có tiền lệ.
Các trường phải chuyển từ
trực tiếp sang trực tuyến dẫn
đến thay đổi về việc đóng học
phí. Mặc dù sở cùng các cơ
quan chức năng đã cố gắng
giải quyết theo quy định pháp
luật nhưng những tranh chấp
mâu thuẫn vẫn xảy ra bởi
không đảm bảo cân bằng lợi
ích của các bên.
SởGD&ĐTkiến nghị thành
lập đoàn kiểm tra liên ngành
bao gồm Sở GD&ĐT, Sở Tài
chính, Sở KH&ĐT, Thanh tra
TP, Cục Thuế, Công an TPđể
thực hiện kiểm tra toàn diện
các hoạt động, củng cố niềm
tin của phụ huynh, bảo đảm
quyền lợi của nhà đầu tư.
Hiện nay, TP.HCM có 20
trường quốc tế vàmột số cơ sở
giáodục cóyếu tốnước ngoài.•
Trong trường hợp
dịch bệnh, thiên tai
hoặc điều kiện hợp
đồng thay đổi phát
sinh những vấn đề
khác, hai bên sẽ giải
quyết trên tinh thần
hợp đồng.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook