116-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư27-5-2020
PHƯƠNG LOAN
V
KSND TP.HCM vừa đưa ra
rút kinh nghiệm chung toàn
ngành kiểm sát TP về cách
giải quyết án và việc chấp hành
kết luận của cơ quan chức năng có
thẩm quyền. Trong vụ này, cấp sơ
thẩm lập luận vì không thể giám
định được nên họ không có lỗi sau
khi bị hủy án. Tuy nhiên, VKS cấp
phúc thẩm cho rằng không thể dùng
ý thức chủ quan xác định có hay
không có căn cứ để xử lý hình sự.
Khiêu dâm và phát tán
clip nhạy cảm
Theo hồ sơ, bị cáo NCT (SN
1991, ngụ phường Dĩ An, thị xã
Dĩ An, Bình Dương) làm quen với
một bé gái hơn 10 tuổi ở quận Tân
Bình (TP.HCM) qua mạng xã hội.
Bé gái non nớt đã bị T. dụ dỗ
chụp ảnh và quay clip khỏa thân
rồi gửi cho T., đổi lại T. sẽ cho bé
thẻ cào điện thoại. Bé gái nhiều lần
gửi ảnh theo yêu cầu. Tuy nhiên,
sau đó T. không gửi thẻ cào điện
thoại nữa mà còn đe dọa phát tán
những nội dung nhạy cảm này nếu
bé không tiếp tục gửi. 
Từ lời đe doạ này, vào buổi chiều
tối mỗi ngày, bé gái phải gửi ảnh
khỏa thân và gọi video call trình
diễn khiêu dâm để T. xem.
Sau một tuần liên tục như vậy và
bị gia đình phát hiện nên bé không
liên lạc với T. nữa. Lúc này, T. gửi
các hình ảnh và clip nhạy cảm qua
mạng Facebook cho bốn tài khoản
là bạn của bé. Sau đó, bé gái được
gia đình đưa đến cơ quan công an
để trình bày sự việc và tố cáo hành
vi của T.
T. bị công an triệu tập làm việc
và bị khởi tố, truy tố về tội sử dụng
người dưới 16 tuổi vào mục đích
khiêu dâm theo Điều 147 BLHS
2015. 
Quá trình điều tra, cơ quan điều
tra kiểm tra dung lượng trong USB
mà T. lưu trữ có chứa những hình
ảnh và clip nhạy cảm của bé gái
dùng để tung lên mạng. Tuy nhiên,
sau đó cơ quan điều tra nhận định
không đủ dung lượng để khởi tố
T. tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy theo Điều 326 BLHS.
Tháng 11-2018, TAND quận Tân
Bình (TP.HCM) xử sơ thẩm, tuyên
phạt T. bốn năm tù về tội sử dụng
người dưới 16 tuổi vào mục đích
khiêu dâm. T. kháng cáo xin giảm
nhẹ hình phạt.
Tháng 3-2019, TANDTP.HCMxử
phúc thẩm, hủy toàn bộ bản án với
nhận định ngoài tội danh bị truy tố,
T. còn có dấu hiệu phạm tội truyền
bá văn hóa phẩm đồi trụy nhưng
VKSNDTP.HCM lấy vụ án này làmdẫn chứng để rút kinh
nghiệm toàn ngành với yêu cầu tuân thủ nguyên tắc không được
tùy tiện trong áp dụng pháp luật.
Rút kinhnghiệmtừ
một vụ án khiêudâm
Xâm hại trẻ em ngày càng tăng
Theobáo cáo củaChínhphủvới đoàngiámsát củaQuốc hội (về việc thực
hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em), giai đoạn
2015-2019, cả nước có gần 8.500 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử
lý với hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại. Trong số này có hơn 6.400 trẻ bị xâm
hại tình dục, còn lại là trẻ bị bạo lực, mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt và bị
xâm hại bằng các hình thức khác.
Riêng trong sáu tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột
biến với 1.400 trẻ (trung bình mỗi ngày cả nước có bảy trẻ em), gần bằng
80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong cả năm 2018.
Theo đoàn giám sát của Quốc hội, nhiều hành vi xâmhại trẻ em không
được phát hiện kịp thời, có trường hợp phát hiện ra rồi thì bỏ mặc nếu
công luận, báo chí và bản thân các em không lên tiếng.
Theo VKSND TP, bắt
buộc phải giám định
trong USB có chứa các
nội dung nhạy cảm để
làm căn cứ xử lý hành vi
của bị cáo.
dung lượng dữ liệu nhạy cảm chưa
được điều tra làm rõ.
Không nhận định
chủ quan
Quá trình điều tra lại, Phòng Kỹ
thuật hình sự (Công an TP.HCM)
kết luận tổng dung lượng các thư
mục trong USB có nội dung khiêu
dâm là 76,7 MB. Do dữ liệu được
số hóa có dung lượng chưa tới 1
GB nên không đủ cơ sở khởi tố
T. tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy. Từ đó, cơ quan tố tụng vẫn
chỉ truy tố T. tội danh ban đầu.
Ngày 25-9-2019, TAND quận
Tân Bình xét xử sơ thẩm lần hai,
tuyên phạt T. năm năm tù về tội
sử dụng người dưới 16 tuổi vào
mục đích khiêu dâm. Bản án này
sau đó có hiệu lực pháp luật do
không bị kháng cáo, kháng nghị.
Sau đó, liên ngành cơ quan tố
tụng cấp sơ thẩm cho rằng kết quả
giám định cho thấy dữ liệu được
số hóa chưa đủ 1 GB nên cấp sơ
thẩm không có lỗi khi bị tòa phúc
thẩm hủy án. 
Tuy nhiên, VKSND TP.HCM
không đồng ý quan điểm này. Theo
VKSND TP, bắt buộc phải giám
định trong USB có chứa các nội
dung nhạy cảm để làm căn cứ xử
lý hành vi của bị cáo. Khi chưa
giám định thì không thể dùng ý
thức chủ quan xác định có hay
không có căn cứ xử lý hình sự
hành vi của bị cáo T.
Từ đó, VKSNDTP cho rằng việc
kết luận hành vi vi phạm pháp luật
có đủ căn cứ để xử hình sự hay
không phải căn cứ vào kết luận của
cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Việc này không căn cứ vào ý thức
chủ quan của người tiến hành tố
tụng, cũng không được vì sợ khó
khăn về kinh phí mà không giám
định, định giá… theo luật định.•
Giấu kỹ ma túy vẫn bị phát hiện
Ngày 25-5, TAND quận Bình Thạnh, TP.HCM xử sơ thẩm tuyên
phạt Nguyễn Hoàng Mỹ Linh chín năm tù cùng 10 triệu đồng và
Lê Thị Hồng Trang bảy năm sáu tháng tù cùng 5 triệu đồng, cùng
về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Theo hồ sơ, ngày 11-10-2019 trước một căn nhà ở đường
Nguyễn Xuân Ôn, quận Bình Thạnh, công an phát hiện Linh và
Trang có biểu hiện nghi vấn nên mời về trụ sở làm việc.
Tại đây, Linh lấy ra trong chỗ kín một gói giấy bạc bên trong
chứa 10 viên nén màu xanh là ma túy ở thể rắn có khối lượng
4,68 g. Trang cũng lấy từ trong áo ngực hai gói giấy bạc bên trong
có 40 viên nén màu xanh là ma túy ở thể rắn có khối lượng
11,5 g. Khám xét khẩn cấp nơi ở của Linh, công an còn thu giữ
được số ma túy khác.
Đặc biệt, trước đó, ngày 23-8-2019, Linh bị công an bắt giữ về
tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Sau đó Linh cùng một người
khác bị khởi tố, truy tố nhưng được
cho tại ngoại. Trong thời gian được
tại ngoại, Linh đã cùng Trang mua
bán ma túy.
Trước phiên xử này ba ngày
(ngày 22-5), TAND TP.HCM xử sơ
thẩm đã tuyên phạt Linh một năm
tù về tội tàng trữ trái phép chất ma
túy.
HOÀNG YẾN
Hai bị cáo tại phiên tòa.
Ảnh: HOÀNGYẾN
Giảmán cho cựu chánhán
TANDtỉnhPhúYên thamô
Chiều 26-5, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng tuyên chấp nhận kháng
cáo của các bị cáo trong vụ án tham ô tài sản xảy ra tại TAND tỉnh Phú
Yên. Theo đó, bốn bị cáo là cựu cán bộ TAND tỉnh Phú Yên phạm tội
tham ô tài sản đều được giảm án.
Cụ thể, hai bị cáo được giảm ba năm tù là bị cáo Lê Văn Phước -
cựu chánh án TAND tỉnh (từ 15 năm sáu tháng xuống còn 12 năm sáu
tháng tù), Trương Công Lộc - phụ trách kế toán (từ 17 năm xuống còn
14 năm tù).
HĐXX giảm hai năm tù cho bị cáo Huỳnh Thị Nhã Nhàn - thủ quỹ
(từ 15 năm tù xuống còn 13 năm tù). Bị cáo Ngô Thị Phương Thảo, kế
toán viên, được hưởng án treo (sơ thẩm tuyên ba năm tù).
Tòa buộc các bị cáo liên đới trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
ngân sách nhà nước hơn 2,8 tỉ đồng.
HĐXX phúc thẩm nhận định các bị cáo đều có thái độ ăn năn hối cải,
thành khẩn khai báo, tích cực khắc phục hậu quả. Trong đó, cựu chánh
án Lê Văn Phước tuy không thừa nhận tham ô tài sản, không chiếm
đoạt các khoản tiền ngân sách nhưng đã thành khẩn khai báo, góp phần
giúp các cơ quan tố tụng làm rõ vụ án. Bị cáo Thảo là người phát hiện
vụ việc, đã tích cực hỗ trợ cơ quan điều tra làm rõ hành vi phạm tội
của các bị cáo. Bản án phúc thẩm xác định: Từ năm 2010 đến tháng
8-2017, bị cáo Phước cùng ba thuộc cấp là Lộc, Thảo và Nhàn đã lợi
dụng chức vụ, quyền hạn được giao thống nhất lập khống chứng từ, sổ
sách, chiếm đoạt hơn 2,8 tỉ đồng.
Bị cáo Phước chỉ đạo Lộc soạn thảo nhiều văn bản trình Phước ký
xin UBND tỉnh Phú Yên hỗ trợ kinh phí phục vụ chi công tác tập huấn
hội thẩm nhân dân, xét xử lưu động và một số hoạt động khác của
TAND tỉnh.
Sau khi được UBND tỉnh duyệt cấp kinh phí, bị cáo Phước chỉ đạo
Lộc hạch toán cuối năm chứng từ chi công tác tập huấn hội thẩm nhân
dân, xét xử lưu động cùng các hoạt động thường xuyên bằng nguồn
ngân sách trung ương giao. Còn nguồn kinh phí do ngân sách địa
phương cấp, ông Phước cùng các thuộc cấp chia nhau sử dụng cá nhân
rồi lập khống chứng từ, tài liệu để quyết toán. Các bị cáo đã chiếm đoạt
ngân sách địa phương hơn 700 triệu đồng.
Ngoài ra, từ năm 2011 đến 2016, các bị cáo còn thống nhất lập khống
chứng từ, sổ sách kế toán chiếm đoạt gần 1 tỉ đồng tiền tạm ứng nguồn
vốn ngân sách trung ương. Khi chánh
Tòa Hình sự TAND tỉnh nghỉ hưu
từ ngày 1-6-2013 nhưng Lộc không
thông báo cho Kho bạc Nhà nước
tỉnh Phú Yên mà lập khống chứng từ
để rút tiền lương hằng tháng của ông
này, chiếm đoạt hơn 1,1 tỉ đồng. Lộc
khai hằng tháng Lộc trực tiếp rút tiền
rồi chia cho Phước, Thảo.
Ngoài ra, sau khi đi Hàn Quốc tìm
hiểu, học tập về phòng, chống tham
nhũng Phước lập khống chứng từ
thanh toán để chiếm đoạt ngân sách
nhà nước.
TẤN LỘC
BịcáoLêVănPhướctạitòa.Ảnh:TẤNLỘC
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook