116-2020 - page 9

9
ĐÀOTRANG
S
ở GTVT TP.HCM vừa
có văn bản gửi Sở Tài
chính TP đề xuất điều
chỉnh, bổ sung dự toán chi
ngân sách trợ giá xe buýt
năm 2020.
Theo đó, Sở GTVT đã tổng
dự toán chi ngân sách trợ
giá xe buýt để đảm bảo hoạt
động ổn định và nâng cao
chất lượng, thu hút khách sử
dụng phương tiện công cộng
trong năm 2020 là hơn 1.300
tỉ đồng, tăng hơn 161 tỉ đồng
so với dự toán được giao trong
năm 2020.
Theo Sở GTVT, lý do sở đề
xuất điều chỉnh tăng, giảm là
do cập nhật lại thông số hoạt
động theo thực tế trên từng
tuyến với tổng cự ly hành trình
tăng (phát sinh tăng hơn 29 tỉ
đồng, số liệu của Sở Tài chính
thẩm định trên cơ sở tính toán
bình quân toàn hệ thống); chi
phí chênh lệch nhiên liệu do
giá nhiên liệu thay đổi (giảm
hơn 78 tỉ đồng).
Ngoài ra, sản lượng dự kiến
đặt hàng, đấu thầu năm 2020
chỉ đạt khoảng 32,67 hành
khách/chuyến, thay vì 44,5
hành khách/chuyến như dự
kiến khiến tổng doanh thu giảm
hơn 271 tỉ đồng. Bên cạnh đó,
hoạt động vận chuyển đưa rước
học sinh, sinh viên, cập nhật
phần dự phòng phí đều giảm
so với dự toán dự phòng phí
được Sở Tài chính thẩm định.
Đồng thời còn có chi phí hỗ
trợ các đơn vị vận tải không
đảm bảo sản lượng và doanh
thu trong giai đoạn thực hiện
các biện pháp giãn cách xã
hội để đảm bảo an toàn trong
công tác phòng, chống dịch
COVID-19…
TP.HCM đề xuất tăng
trợ giá xe buýt lên hơn
1.300 tỉ đồng
Sở GTVT cho biết nếu dự toánmới không được phê duyệt thì có thể
xe buýt sẽ phải ngưng hoạt động hoặc giảm số tuyến xuống.
Theo SởGTVT, nếu không được tăng trợ giá thì hệ thống xe buýt chỉ hoạt động được đến khoảng
giữa tháng 11-2020 hoặc phải giảmxuống còn 85%. Ảnh: ĐÀOTRANG
Sở GTVT kiến nghị
Sở Tài chính xem
xét, thẩm định thống
nhất dự toán chi
ngân sách nhà nước
lĩnh vực trợ giá xe
buýt năm 2020 là
1.311 tỉ đồng.
Cần tính toán kỹ lưỡng
PGS-TS Phạm Xuân Mai, ĐH Bách khoa TP.HCM, cho rằng
Sở GTVT cần nêu ra các lý do cụ thể về đề xuất tăng trợ giá xe
buýt. Bởi trong thời gian dịchCOVID-19, toàn bộ xe buýt ngưng
hoạt động thì nhân viên, tài xế là người cần hỗ trợ lương thay
vì tăng trợ giá xe buýt.
TS Mai cũng cho rằng Sở GTVT phải có sự tính toán rõ ràng.
Việc Sở GTVT cho rằng nếu không phê duyệt dự toán tăng trợ
giá xe buýt sẽ phải ngưng hoạt động hoặc giảm số chuyến
xuống là chưa đúng, bởi hằng năm TP đã tính toán đúng và
đủ dự toán trợ giá xe buýt. Do vậy, không thể lấy ngân sách
bù lỗ hoặc các chi phí chênh lệch khác được.
Từ đó, Sở GTVT nêu kiến
nghị nếu dự toán chi ngân sách
nhà nước lĩnh vực trợ giá xe
buýt năm2020 vẫn giữ nguyên
là 1.150 tỉ đồng thì hệ thống xe
buýt chỉ hoạt động được đến
khoảng giữa tháng 11-2020,
hoặc cần phải giảm xuống còn
85% số chuyến theo kế hoạch
từ ngày 1-7 đến 31-12.
Việcphải ngưngmột số tuyến
trong giai đoạn nhu cầu đi lại
của hành khách đang dần ổn
định lại sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến nhu cầu đi lại của người
đi, bởi thời gian chờ xe buýt
sẽ lâu hơn hoặc sẽ phải chuyển
nhiều tuyến.
Sở GTVT đánh giá việc
ngưng hoạt động hoặc giảm
số chuyến sẽ dẫn đến nguy
cơ phá vỡ tính liên thông và
mạng lưới tuyến. Điều này sẽ
làm ảnh hưởng đến nhu cầu đi
lại của người dân, cũng như tác
động đến hoạt động của các
tuyến xe buýt còn lại.
Do vậy, Sở GTVT kiến nghị
Sở Tài chính xem xét, thẩm
định thống nhất dự toán chi
ngân sách nhà nước lĩnh vực
trợ giá xe buýt năm 2020 là
1.311 tỉ đồng, qua đó báo cáo
TP xem xét, bổ sung dự toán
chi ngân sách nhà nước lĩnh
vực trợ giá xe buýt năm 2020
tăng thêm 161 tỉ đồng.
Trong các năm qua, UBND
TP đã cấp ngân sách khoảng
1.000 tỉ đồng mỗi năm để trợ
giá cho hoạt động xe buýt nhằm
thu hút người dân sử dụng,
giảm xe cá nhân. Tuy nhiên,
năm nay nguồn ngân sách này
có sự biến động khá lớn.•
Sáng 26-5, HĐND quận Ba Đình, TPHà Nội tổ chức kỳ họp
bất thường để xem xét tờ trình của UBND quận đề xuất tạm ứng
hơn 38 tỉ đồng từ ngân sách chi cho công tác phá dỡ tầng 18 nhà
8B Lê Trực, phường Điện Biên.
Ông Nguyễn Trung Dũng, Phó Chủ tịch UBND quận Ba
Đình, cho biết tổng kinh phí khái toán để phá dỡ tầng 18 nhà
8B Lê Trực là 38,2 tỉ đồng. Trong đó kinh phí tổ chức triển khai
cưỡng chế phá dỡ tầng 18 là 10 tỉ đồng; tạm ứng kinh phí xử lý
phá dỡ, tháo dỡ tầng 18 giai đoạn 2 là 28,2 tỉ đồng.
Trình bày báo cáo thẩm tra nội dung này, ông Hoàng Ngọc
Sáu, Trưởng ban Kinh tế - Xã hội HĐND quận Ba Đình, cho
biết ngày 13-5, ban này đã họp thẩm tra báo cáo tờ trình dự thảo
nghị quyết về việc xử lý giai đoạn 2 công trình 8B Lê Trực. Kết
quả thẩm tra, Ban Kinh tế - Xã hội cơ bản thống nhất việc xử
lý giai đoạn 2 công trình vi phạm này. Ban này đề nghị UBND
quận Ba Đình chấp hành nghiêm văn bản hướng dẫn của các sở,
ngành và kế hoạch phương án quận đã xây dựng.
Về nội dung tờ trình, ban đồng ý đề xuất HĐND quận cho
phép UBND quận sử dụng nguồn kết dư ngân sách để tổ chức
triển khai kế hoạch cưỡng chế phá dỡ phần công trình vi phạm.
Hai ban (Kinh tế - Xã hội và Pháp chế) đề nghị UBND quận
hoàn trả số tiền tạm ứng theo đúng quy định của pháp luật.
Tại kỳ họp bất thường, 100% đại biểu đã nhất trí thông qua
nghị quyết về việc xử lý giai đoạn 2 công trình vi phạm trật tự
xây dựng số 8B Lê Trực với tổng số tiền khái toán là 38,2 tỉ
đồng.
TRỌNG PHÚ
TP.HCM yêu cầu đẩy nhanh
các công trình phòng, chống thiên tai
TP vừa yêu cầu các huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình
Chánh, Hóc Môn, Củ Chi và các quận 4, 7, 8, 12, Thủ
Đức, Gò Vấp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công
trình phòng, chống thiên tai.
Cụ thể, các quận, huyện được yêu cầu tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc và hoàn thành việc lập hồ sơ, tổ chức
thẩm định, phê duyệt, triển khai thi công và đưa vào sử
dụng các công trình phòng, chống thiên tai trong các
đợt triều cường, mưa lũ cuối năm 2020.
Đối với các công trình đã có chủ trương nhưng chưa
kịp hoàn thành, chủ đầu tư phải có phương án, biện
pháp đảm bảo an toàn cho công trình khi có lũ, bão xảy
ra; đối với các công trình sử dụng nguồn Quỹ phòng,
chống thiên tai TP đã có chủ trương của UBND TP thì
hoàn thành trước ngày 30-6.
Các chủ đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ các dự án giải
phóng mặt bằng, di dời dân để triển khai các công trình
xung yếu, cấp bách, không để kéo dài nhiều năm; sớm
hoàn thành đưa vào sử dụng, đảm bảo an toàn tính
mạng và tài sản của nhân dân trong các khu vực bị ảnh
hưởng của sạt lở, triều cường, ngập úng.
Ngoài ra, TP cũng yêu cầu các quận, huyện chuẩn bị
sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện tại chỗ, bố trí
cán bộ trực ban và thường xuyên kiểm tra, rà soát các
công trình xung yếu trên địa bàn, kịp thời phát hiện, xử
lý ngay giờ đầu những vị trí có nguy cơ tràn, bể bờ bao
theo phương châm “bốn tại chỗ”.
TP cũng đề nghị Sở KH&ĐT phối hợp với Sở Tài
chính cân đối, tổng hợp trình UBND TP xem xét, bố trí
vốn để các quận, huyện triển khai thực hiện các công
trình đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra, định kỳ hằng tháng, UBND TP giao các
quận, huyện nghiêm túc thực hiện công tác báo cáo tiến
độ các công trình và gửi về cơ quan thường trực Ban
chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
TP. Cơ quan này có nhiệm vụ tổng hợp, kiểm tra, tham
mưu tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các địa
phương, báo cáo TP xem xét, giải quyết.
HUY VŨ
HĐND quận Ba Đình họp đột xuất, chi 38 tỉ dỡ tầng 18 nhà 8B Lê Trực
Quận
BaĐình
đang tổ
chức phá
dỡ tầng
18 của
nhà 8B
Lê Trực.
Ảnh: TP
Đà Nẵng nắng kỷ lục, nhiệt độ
ngoài trời lên tới 42 độ C
Trưa 26-5, thời tiết Đà Nẵng có lúc lên đến hơn 40
độ C, nhiều công nhân và người lao động vẫn phải làm
việc dưới cái nắng kỷ lục. Việc ra đường trong thời
điểm nắng gắt trở thành nỗi ám ảnh của người dân.
Nhiều người phải đeo khẩu trang, trùm áo kín mít.
Theo ghi nhận của PV, mặc dù đã 12 giờ trưa nhưng
nhân viên môi trường TP Đà Nẵng vẫn phải đội nắng
nóng đi làm để kịp tiến độ công việc được giao. Nhiều
công nhân xây dựng làm việc tại công trình ở đường
Phạm Như Xương (quận Liên Chiểu) cũng mướt mồ
hôi. “Trời nắng nóng như thế này chỉ muốn bỏ hết công
việc để về nhà thôi” - anh Phước, một công nhân tại
đây nói.
Theo dự báo thời tiết, trong ngày 26-5, nhiệt độ tại
Đà Nẵng chỉ ở mức 34 độ C. Nhưng nền nhiệt thực tế
ở ngoài trời có khi lên đến 42 độ C. Nguyên nhân là do
sức nóng của động cơ các loại phương tiện giao thông
cùng với nền nhiệt từ đường nhựa tỏa ra.
Đại diện Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung bộ
khuyến cáo người dân nên chủ động sắp xếp công việc
hợp lý, hạn chế ra đường, nhất là vào thời điểm từ 12
giờ trưa.
BÙI TOÀN
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook