118-2020 - page 16

16
Thế giới 24 giờ
Tiêu điểm
Quốc tế -
ThứSáu29-5-2020
5.818.989
người nhiễmCOVID-19 cùng 358.017 ca tử vong
được ghi nhận trên toàn thế giới tính đến 19
giờ ngày 28-5, trang thống kê
Worldometer
dẫn
nguồn cơ quan y tế các nước cho hay. Số bệnh
nhân điều trị thành công dừng ở 2.521.937 ca.
Cơ hội cuối để Mỹ ngăn
Trung Quốc tạo ra trật tự mới
Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ chưa từng thấy khi Trung Quốc lợi dụng COVID-19 để mở rộng
ảnh hưởng quá nhanh ở khu vực châu Á. Tình hìnhmới đặt ra yêu cầu cấp bách choWashington
phải hành động ngay lập tức.
VĨ CƯỜNG
L
à một trong số ít quốc
gia kiểm soát thành công
dịch COVID-19 trong
nước, Trung Quốc (TQ) đang
ra sức tận dụng lợi thế này
để mở rộng hết mức có thể
ảnh hưởng của mình ở châu
Á nhằm thiết lập một trật tự
quốc tế mới sau đại dịch có
lợi cho TQ. Trong khi đó, đối
trọng lớn nhất của nước này
là Mỹ thì vẫn không thể giữ
được sốngười nhiễmmới dưới
ngưỡng 20.000 ca mỗi ngày.
Trong bài viết cho tờ
Asia
Times
ngày 28-5, chuyên gia
Grant Newsham thuộc tổ chức
Diễn đàn Nghiên cứu chiến
lược Nhật Bản cho rằng nếu
Washingtonkhôngcóđộng thái
kìm hãm hiệu quả sự trỗi dậy
đáng lo ngại hiện nay của TQ
thì nước này trong tương lai
sẽ không còn cơ hội đó nữa.
Bất chấp COVID-19,
Trung Quốc vẫn tăng
chi quân sự
TheoôngNewsham,cùngvới
trỗi dậy nhanh chóng của sức
mạnh kinh tế trong những năm
gần đây, TQ liên tục mạnh tay
chi cho lĩnh vực quốc phòng
với ý đồ tăng cường sứcmạnh
quân sự tương xứng với sức
mạnh kinh tế.
TQtronghàngchụcnămqua
luôn là một trong những nước
có mức chi quốc phòng hàng
đầu thế giới khi luôn duy trì
ngân sách quốc phòng ở mức
Lãnh đạo TQ đánh
giá sự bùng phát
trên toàn cầu của
COVID-19 có thể là
cơ hội “ngàn năm
có một” để vực dậy
một TQ hùng cường
và rút ngắn khoảng
cách với tiềm lực
quân sự của Mỹ.
Dù kịch bản của một cuộc
đụngđộvũ tranggiữahai nước
vẫn còn khá xa nhưng khí tài
quân sự của Mỹ và TQ hiện có
dấu hiệu hoạt động thường
xuyên và có cường độ cao hơn
trong cùng một khu vực. Điều
này có thể tạo ra nguy cơ tính
toán sai lầm và có thể nảy sinh
kịch bản vô tình leo thang về
mặt quân sự.
TS
COLLIN KOH SWEE LEAN
,
Trường Nghiên cứu quốc tế
Rajaratnam (Singapore)
Mỹ sẽ đối đầu với Trung Quốc
như thế nào?
Trả lời tờ
Asia Times
, GS Richard Javad Heydarian, ĐHDe La
Salle (Philippines), cho rằng Mỹ trong khuôn khổ chiến lược
chốngTQ cần phải tìm cách giành được ủng hộ của các nước
lớn khác trong khu vực như Ấn Độ, Hàn Quốc hay Nhật Bản.
“Mối longại vềmộtTQngày cànghunghăngđang thúc đẩy
các sáng kiến ngoại giao liên kết mới giữa Mỹ và các đối tác
lớn ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các sáng kiến này đi
theo hướng rằngMỹ đang xây dựngmột chiến lược kiểmsoát
quyền lực kiểu Chiến tranh lạnh để đối phóTQ, dù điều này có
làm gia tăng nguy cơ đối đầu quân sự” - ông Heydarian nói.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng cần phải đối xử với các nước châu
Á như những người bạn để hợp tác cùng có lợi cho đôi bên.
“Đừng thúc ép họ phải đưa ra các lợi ích về vật chất để đổi
lấy quan hệ ngoại giao. Đây đang là thời điểm tốt nhất đểMỹ
cạnh tranh ảnh hưởng với TQ tại khu vực này” - GS Richard
Javad Heydarian nhận xét.
Chủ tịch TrungQuốc Tập Cận Bình
(trái)
đón tiếp Tổng thốngMỹ Donald Trump
thămchính thức TrungQuốc hồi năm2017. Ảnh: REUTERS
l
Thái Lan
: Ít nhất ba người thiệt
mạng và một người khác bị thương trong
vụ xả súng xảy ra tại một đài phát thanh
thuộc tỉnh Phitsanulok ngày 27-5, hãng
tin
Reuters
cho hay. Hung thủ được xác
định là một kỹ thuật viên ở đài này, tên
Wim Sonsud, trong khi hai trong ba nạn
nhân là cấp trên của Sonsud. Hiện chưa
rõ động cơ gây án của tay súng.
l
Hàn Quốc
: Đài
KBS
ngày 27-5 đưa
tin chính phủ Hàn Quốc vừa đưa ra cam
kết sẽ viện trợ 4,9 triệu USD trong vòng
sáu năm nhằm hỗ trợ công tác giáo dục ở
Triều Tiên. Đại diện Bộ Thống nhất Hàn
Quốc kỳ vọng số tiền này sẽ giúp Triều
Tiên hòa nhập với cộng đồng quốc tế và
siết chặt hơn nữa tình hữu nghị giữa hai
miền.
PHẠM KỲ
TrungQuốc thôngquadự luật anninhHongKong
hai con số, cao nhất vào năm
2011 khi chiếmtới 12,7%tổng
GDP. Những năm gần đây,
khi tốc độ tăng trưởng GDP
sụt giảm so với trước nhưng
chi phí quân sự của TQ vẫn
luôn được giữ ở mức trên 7%
mỗi năm.
Tuần trước, Quốc hội TQ
trong phiên họp ngày 22-5 đã
phân mức ngân sách khoảng
178,2 tỉUSDchoquânđộiTQ,
tăng 6,6% so với năm ngoái.
Mức tăng này tuy giảm so
với mức tăng 7,5% của năm
2019, song vẫn là một con số
đáng lo ngại trong bối cảnh
nền kinh tế TQ thiệt hại nặng
vì đại dịch COVID-19 và bất
ổn do thương chiến với Mỹ.
Thậm chí, ngay cả trước
khi kỳ họp Quốc hội diễn ra,
nhiều chuyên gia quân sự và
giới lãnh đạo quân đội nước
này cũng đã liên tục lên tiếng
kêugọi phải tăngmạnh chi tiêu
quốc phòng để tăng sức cạnh
tranh của TQở các điểmnóng
trên thế giới, mà đặc biệt là ở
khu vực Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương.
Ngoài ra, việc tăng chi quân
sự lúc này cũng cho thấy TQ
sẵn sàng bất chấp tất cả để tập
trung xây dựng sứcmạnh quân
sự và rõ ràng lãnh đạo nước
này đánh giá sự bùng phát trên
toàn cầu của COVID-19 là cơ
hội “ngàn nămcómột” để vực
dậy một TQ hùng cường và
rút ngắn khoảng cách tiềm lực
quân sự của Mỹ.
Trung Quốc hung
hăng ở châu Á
Đi kèm với mức chi quốc
phòng mạnh nói trên, TQ gần
đây còn tăng cường “khoe cơ
bắp” khi được cho là đang
chuẩn bị điều tàu sân bay tập
trận tại vùng biển gần Đài
Loan. Các tàu hải cảnh của
TQ mới đây cũng truy đuổi
một tàu cáNhật Bản trên vùng
biển tranh chấp.
Không dừng lại ở những
tranh chấp chủ quyền biển,
quan hệ giữa TQ và Ấn Độ
cũng đang nóng dần lên trong
những ngày vừa qua sau nhiều
vụđụngđộ, xâmphạmlãnh thổ
tại khu vực biên giới đất liền.
Ấn Độ từ lâu đã ý thức được
mối đe dọa đến từ TQ nhưng
sức ảnh hưởng của nước này
mới chỉ giới hạn chủ yếu ở
khu vực Ấn Độ Dương.
TQ cũng có cách ứng xử
ngày càng cứng rắn với các
nước được đánh giá làm tổn
hại đến lợi ích của Bắc Kinh,
điển hình là động thái áp thuế
chống bán phá giá hơn 80%
đối với sản phẩm lúa mạch
Úc nhập khẩu.
“TQ có lẽ tự cho rằng họ
đang ở một vị thế cao hơn các
nước châu Á khác về kinh tế
lẫn quân sự. Điều này lý giải
vì sao họ sẵn sàng thách thức
các nước khác mà không ngại
bị trả đũa. Vậy câu hỏi đặt ra
là ai sẽ đứng lên chống lại sức
ảnh hưởng của Bắc Kinh? Có
lẽ ngoài Mỹ không có quốc
gia nào sẵn sàng trở thành đối
thủ và thách thức các lợi ích
của TQ” - chuyên gia Grant
Newsham nhận định.•
Quốc hội Trung Quốc (TQ) ngày 28-5 đã chính thức
thông qua nghị quyết về xây dựng luật an ninh quốc gia ở
Hong Kong với 2.878 phiếu ủng hộ, một phiếu chống và
sáu phiếu trắng, tờ
The Guardian
đưa tin. Sau phiên bỏ
phiếu này, luật an ninh Hong Kong sẽ được chuyển cho Ủy
ban Thường vụ Quốc hội soạn thảo chi tiết và có thể bắt
đầu có hiệu lực trong vài tuần tới.
Bình luận về vụ việc, Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường
khẳng định luật an ninh mới không làm suy yếu chính
sách “một quốc gia, hai chế độ” áp dụng cho Hong Kong
và rằng Quốc hội TQ sẽ cân nhắc để trung hòa quyền tự
chủ với yêu cầu đảm bảo an ninh, thịnh vượng của đặc
khu này.
“Đại lục luôn chú trọng để đảm bảo người dân Hong
Kong được hưởng các quyền tự do nhất. Tuy nhiên, họ
cũng phải đảm bảo chấp hành đúng Hiến pháp TQ và
Luật cơ bản Hong Kong” - ông Lý nhấn mạnh. Đáng chú
ý, nghị quyết về xây dựng luật an ninh Hong Kong được
thông qua chỉ vài giờ sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike
Pompeo trình lên Quốc hội Mỹ rằng Hong Kong có thể
không còn giữ được quyền tự chủ với đại lục. Điều này
có thể mở đường cho khả năng Mỹ thu hồi quy chế ưu
đãi kinh tế, thương mại đặc biệt lâu nay dành cho đặc khu
này.
Theo đánh giá của tờ
South China Morning Post
, việc thu
hồi nói trên có thể gây thiệt hại hàng tỉ USD thương mại
giữa Hong Kong và Mỹ. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thặng
dư thương mại của nước này với Hong Kong trong năm
2017 đạt tới 32,6 tỉ USD, lớn nhất trong các đối tác thương
mại của Mỹ. Bên cạnh đó, rút quy chế ưu đãi kinh tế cũng
đồng nghĩa với việc cửa ngõ thông thương giữa đại lục và
phần còn lại thế giới cũng khép lại khi TQ lâu nay sử dụng
Hong Kong làm trung gian giao dịch với các nước khác.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook