118-2020 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứSáu29-5-2020
HÀPHƯỢNG
S
au khoảng thời gian hơn
42 ngày không có ca
mắc COVID-19 trong
cộng đồng, hoạt động giãn
cách xã hội được nới lỏng,
việc thúc đẩy phát triển kinh
tế, du lịch trên cả nước được
chú trọng nhiều hơn.
Vấn đề này được các thành
viên Ban chỉ đạo (BCĐ) bàn
thảo rất kỹ tại cuộc họp BCĐ
quốc gia về phòng, chống dịch
viêm đường hô hấp cấp do
chủng mới của virus Corona
diễn ra ngày 28-5.
Tiếp tục quản lý
chặt chẽ các phi công,
tổ bay
Phát biểu tại cuộc họp,
GS-TS Nguyễn Thanh Long,
Thứ trưởng thường trực Bộ
Y tế, chia sẻ Việt Nam (VN)
đang kiểm soát rất tốt tình
hình dịch bệnh COVID-19,
tuy nhiên diễn biến dịch trên
thế giới vẫn hết sức phức tạp.
Trong khi đó, chúng ta đón
các chuyên gia, lao động kỹ
thuật cao người nước ngoài
vào làm việc; đưa người VN
ở các quốc gia, vùng lãnh thổ
đang có dịch về nước, dẫn tới
nguy cơ dịch bệnh xâm nhập
vào trong nước là rất lớn.
“Với những người làmcông
tác phòng, chống dịch, chúng
tôi lại cảm thấy lo ngại hơn.
Vì chỉ cần để lọt một ca bệnh
xâm nhập vào trong nước mà
không kịp thời phát hiện sẽ
dẫn tới tình trạng dịch bệnh
bùng phát trong cộng đồng.
Do đó, thời gian tới cần tiếp
tục quản lý chặt chẽ người
nhập cảnh theo quy định” -
Thứ trưởng Nguyễn Thanh
Long nói.
Đồng quan điểm với Thứ
trưởng Nguyễn Thanh Long,
đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an cũng đề nghị tiếp tục
để tổ chức cách ly phi hành
đoàn quốc tế theo đúng quy
định của pháp luật về phòng,
chống dịch bệnh.
BCĐ cũng giao Bộ Y tế
cử các đội phản ứng nhanh
đến kiểm tra ngay các khách
sạn đang được sử dụng để tổ
chức cách ly tổ bay, phi hành
đoàn quốc tế. Nếu các khách
sạn này có vi phạm phải xử
lý nghiêm.
Công suất khách sạn
đạt 100%
Về vấn đề phát triển du
lịch hậu dịch COVID-19,
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL
Trịnh Thị Thủy cho biết vừa
qua chúng ta đã tiến hành
khởi động lại du lịch nội địa.
Các doanh nghiệp lữ hành,
khách sạn… đã cung cấp
nhiều chương trình khuyến
mãi, sản phẩm hấp dẫn đối
với du khách trong nước. Qua
đó, du lịch nội địa đã có tăng
trưởng tương đối tốt, thậm
chí có những khách sạn đã
đạt công suất tới 100%. Đây
là những tín hiệu rất lạc quan
đối với du lịch nội địa.
Đối với ý kiến về tái khởi
động hoạt động du lịch quốc
tế sau đại dịch COVID-19,
các thành viên BCĐ thống
nhất chưa mở cửa đón du
khách quốc tế vào VN, chưa
bàn về thời gian mở cửa du
lịch trở lại.
Các thành viên BCĐ cũng
thống nhất cho rằng chỉ khởi
động lại hoạt động du lịch
quốc tế khi đáp ứng đủ điều
kiện và trước tiên chỉ xem xét
đón khách đến từ các quốc
gia đã kiểm soát được dịch
bệnh, và bước đầu chỉ nên
tổ chức thí điểm đón khách
du lịch đến một số đảo, song
song với đó phải có các biện
pháp bảo đảm an toàn dịch tễ
cho người dân địa phương và
du khách trong nước.
Về đề xuất của UBND tỉnh
Kiên Giang cho phép đón du
khách nước ngoài đến du lịch
ở đảo Phú Quốc, BCĐ giao
BộVH-TT&DLbàn bạc, trao
đổi cụ thể, thống nhất với tỉnh
Kiên Giang về thời điểm, lộ
trìnhmở cửa và các biện pháp
bảo đảm an toàn dịch tễ, báo
cáo lại BCĐ xem xét.•
Sắp thí điểm đón khách
quốc tế đến một số đảo
Du lịch trong
nước đã hoạt
động trở lại,
cómột số
điểmkhách
sạn đã đạt
công suất
100% trong
tuần qua.
42 ngày không ca lây
nhiễm trong cộng đồng
Ngày 28-5, BộY tế khôngghi
nhận thêmcadương tínhnCoV,
đánhdấu42ngàyVNkhông lây
nhiễm trong cộng đồng. Tổng
số ca nhiễm là 327, trong đó
278 người khỏi bệnh. Có 49
bệnh nhân đang được điều trị
tại chín cơ sở y tế, tình trạng
sức khỏe cơ bản ổn định. Hiện
có sáu ca xét nghiệm âm tính
lần một, 17 ca âm tính lần hai.
Tiêu điểm
Không kỳ thị người cách ly
vì dịch COVID-19
BộY tế vừa banhànhhướngdẫn vềphòng, chống và đánh
giá nguy cơ dịch COVID-19 tại nơi làm việc.
Theohướngdẫn, các cơquan cần tăng cường sửdụng các
phương tiện thông tin liên lạc từ xađểgiảmtiếpxúc trực tiếp.
Rửa tay thường xuyên. Che kín mũi, miệng khi ho hoặc
hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc mặt
trước khuỷu tay để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô
hấp ra không khí.
Người đi làm cần chủ động thường xuyên vệ sinh mặt
bàn làm việc, các dụng cụ lao động và vị trí thường xuyên
tiếp xúc của cá nhân bằng dung dịch sát khuẩn. Không tụ
tập đông người khi nghỉ giữa ca, nghỉ trưa…theo quy định
tại nơi làm việc.
Đồng thời, không có thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử tại
nơi làmviệc đối với các trường hợp đã hoàn thành việc cách
ly y tế hoặc phải đi công tác đến các khu vực có nguy cơ
lây nhiễm COVID-19 hoặc đã được điều trị khỏi COVID-19...
Việt Namphòng, chống dịch COVID-19 rất tốt, đó làmột trong những ấn tượng đẹp thu hút
khách du lịch sau dịch. Ảnh: PV
thực hiện các biện pháp quản
lý chặt chẽ người nhập cảnh;
tổ chức cách ly tất cả người
nhập cảnh vào VN theo quy
định. Cụ thể, các ý kiến đề
nghị giao Bộ Quốc phòng tổ
chức tiếp nhận quản lý cách
ly đối với các lưu học sinh
vào VN học tập.
Nhấn mạnh về việc kiểm
soát các thành viên tổ bay,
PGS-TS Trần Đắc Phu,
nguyên Cục trưởng Cục Y
tế dự phòng, cho rằng các
bộ, ngành, địa phương phải
thực hiện nghiêm túc nguyên
tắc phòng, chống dịch (bao
chặt bên ngoài, nới lỏng bên
trong) để tổ chức thực hiện
cách ly thành viên tổ bay
quốc tế, chuyên gia, lưu học
sinh vào VN theo đúng quy
Các doanh nghiệp lữ
hành, khách sạn…
đã cung cấp nhiều
chương trình khuyến
mãi, sản phẩm
hấp dẫn đối với du
khách trong nước.
định, vì nguy cơ xâm nhập
ở nhóm này rất cao.
Qua đó, BCĐ thống nhất
yêu cầu các địa phương tiếp
tục quản lý chặt chẽ các phi
công, thànhviên tổbayquốc tế.
Đặc biệt, phải quản lý
chặt chẽ các khách sạn cũng
như những người làm việc
tại khách sạn được sử dụng
Khai quật 13mộ liệt sĩ lầnhai vẫnkhông cóhài cốt
Ngày 28-5, Bộ chỉ huy quân sự và Sở LĐ-TB&XH
tỉnh Bắc Kạn tổ chức khai quật khu vực an táng ban đầu
của 13 liệt sĩ thanh niên xung phong. Những liệt sĩ này
hy sinh khi làm nhiệm vụ trong sự cố vỡ đập thủy lợi
Tân Minh (xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn)
vào năm 1968.
Trong quá trình khai quật, cơ quan chức năng tìm
thấy một số hiện vật như lược chải tóc, bút, tiền xu,
dây chuyền, bát sắt... nhưng không có hài cốt. Đơn vị
tìm kiếm đã bàn giao các di vật cho gia đình liệt sĩ theo
nguyện vọng, sau đó san lấp hoàn trả mặt bằng.
Trả lời báo chí, Đại tá Lã Văn Hào, Phó Chính ủy Bộ
chỉ huy quân sự tỉnh và ông Dương Bằng Giang, Phó
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Kạn, cho rằng lực
lượng chức năng rất nỗ lực và trách nhiệm nhưng rất tiếc
không thấy hài cốt của các liệt sĩ.
Trao đổi với PV, ông Hà Văn Năm (người thân liệt sĩ
Hà Thị Sằm) cho biết việc khai quật lần này được cơ quan
chức năng tiến hành rất kỹ. Tuy nhiên, thân nhân các gia
đình liệt sĩ đều buồn vì không có hài cốt.
“Như vậy có thể khẳng định hài cốt các liệt sĩ đã được
cất bốc vào nghĩa trang nhưng giờ đang ở đâu thì không
rõ. Chúng tôi mong cơ quan chức năng sớm tìm ra hài cốt
các liệt sĩ, không thể để mất hài cốt một cách vô lý như
vậy…” - ông Năm nói.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Phạm Duy Hưng cho
biết UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục
tìm kiếm nhân chứng, thu thập thông tin để biết được đơn
vị, tổ chức, cá nhân nào đã cất bốc lần đầu những ngôi mộ
này từ đồi Nà Cóc.
Trước đó, vào cuối tháng 10-2019, Sở LĐ-TB&XH tỉnh
Bắc Kạn tiến hành khai quật 13 ngôi mộ liệt sĩ (vô danh)
được cho là 13 thanh niên xung phong hy sinh trong sự cố
vỡ đập thủy lợi Tân Minh năm 1968 ở nghĩa trang liệt sĩ
tỉnh Bắc Kạn.
Mục đích việc khai quật để tiến hành giám định ADN
theo đề nghị của gia đình các liệt sĩ. Tuy nhiên, 13 ngôi
mộ liệt sĩ khi đào lên chỉ có túi nylon, trong đó chứa một
ít đất và nhiều đá, mộ không có tiểu và cốt.
Sự việc này khiến gia đình các liệt sĩ hết sức bức xúc,
yêu cầu Sở LĐ-TB&XH tỉnh cùng các cơ quan chức năng
tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Theo tìm hiểu của PV, 13 thanh niên xung phong hy
sinh trong sự cố vỡ đập thủy lợi Tân Minh có anh Hà Văn
Kinh (ngụ xã Thanh Mai) được gia đình đưa về mai táng.
Còn lại 12 liệt sĩ được chôn cất tại khu đồi Nà Cóc thuộc
thôn Quan Làng, xã Thanh Vận.
VIẾT LONG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook