118-2020 - page 7

7
Tiêu điểm
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu29-5-2020
Vụ Cao Minh Huệ: Lấy “thiệt hại
tiềm ẩn” để buộc tội
VKS cho rằng ngoài tiền thuê đất, thiệt hại trong vụ án này là thiệt hại tiềmẩn…để quy buộc các bị cáo
phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
HOA THI - TRƯỜNGGIANG
S
áng 28-5, TAND Cấp cao tại
TP.HCM mở phiên tòa phúc
thẩm xét xử vụ án lợi dụng
chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ đối với các bị cáo
Cao Minh Huệ (cựu giám đốc Sở
Địa chính tỉnh Bình Dương), Phan
Văn Trung (cựu trưởng Phòng
NN&PTNT huyện Bến Cát, nay
là thị xã Bến Cát, Bình Dương) và
Đỗ Văn Sâm (cựu cán bộ Phòng
NN&PTNT huyện Bến Cát).
Xử sơ thẩm tháng 5-2019, TAND
tỉnh Bình Dương tuyên phạt bị cáo
Huệ 12 năm tù, Trung 11 năm tù và
Sâm 10 năm tù. Có 51/96 người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
kháng cáo. Cả ba bị cáo đều kháng
cáo kêu oan vì cho rằng họ chỉ làm
theo chủ trương đúng của UBND
tỉnh Bình Dương.
Tính khách quan của
kết luận giám định
Tại tòa, HĐXX đặt vấn đề bị cáo
Huệ là người làm tờ trình đề nghị
UBND tỉnh Bình Dương nâng hạn
mức giao đất từ 10 ha lên 30 ha/hộ
trái với quy định pháp luật. Cạnh
đó, ông Huệ cũng đã mua hơn 75
ha để vợ, con, chị em ruột của mình
đứng tên, trục lợi giá trị quyền sử
dụng đất (QSDĐ).
Bị cáo Huệ cho rằng kết luận
giám định của Bộ TN&MT đã viện
dẫn căn cứ pháp luật mà tờ trình số
666 do bị cáo Huệ ký, trình UBND
tỉnh Bình Dương để làm căn cứ
giám định. Tuy nhiên, nội dung và
phân tích của kết luận giám định
lại không đúng với nội dung tờ
trình 666 nên kết luận giám định
đã không đúng với bản chất của
đối tượng cần giám định.
LS của bị cáo Trung đặt
câu hỏi: Chủ trương của
tỉnh cho phép đưa giá
trị QSDĐ vào chuyển
nhượng, thực tế cũng sát
với giá thị trường, vậy ai
mới là người phải chịu
trách nhiệm?
VKS đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo
Chủ trương của tỉnh
cho bán QSD đất
Trả lời HĐXX, bà Trần Thị Kim Vân,
nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình
Dương, cho biết bà là phó chủ tịch
UBND tỉnh qua hai đời chủ tịch.Trong
các cuộchọp lãnhđạo tỉnhcóchủ tịch,
các phó chủ tịchUBND và các sở, ban,
ngành đều có chủ trương bán vườn
cây cao su cộng giá trị đất thì mới đủ
tiềnchoSobexcotrảnợngânhàng(lúc
này đã mất khả năng chi trả).
Saunày cóhai luồngý kiếncho rằng
việc làm đó có sai và không sai, dẫn
đến thanh tra và Thủ tướng yêu cầu
khắc phục thì bà Vân ký các văn bản
thu hồi các quyết định và giấy chứng
nhận đã cấp cho người dân mua đất.
Khi mời người dân lên thuyết phục,
đối thoại thì người dân không đồng
ý. Người dân nói họmua ngay tình và
thậmchí đòi khởi kiện các quyết định
mà bà Vân đã ký. Và khi trả lời cho LS,
bàVân cho rằng các quyết định 2826,
4004 là vẫn còn nguyên hiệu lực. Văn
bản trả lời 5649 của Bộ TN&MT trả lời
việc cấp giấy chứng nhận là đúng hay
sai thì BộTN&MT khẳng định là đúng
vàđếnnayvẫncònnguyêngiátrịpháp
lý. Nên cái nào đã thu hồi, khắc phục
được thì đã làm, bây giờ tiếp tục thì
người dân phản đối.
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩmsáng 28-5. Ảnh: HOÀNGGIANG
Trước khi vào phần tranh luận, đại diệnVKS cho rằng
việc cấp sơ thẩmxử cácbị cáo tội lợi dụngchức vụ, quyền
hạn là đúng người, đúng tội, không oan. Cạnh đó, VKS
cho rằng không có cơ sở để chấp nhận kháng cáo của
những người liên quan khi mà các kiến nghị của cấp sơ
thẩm đang được các cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Tuy nhiên, VKS cũng đề nghị giảmnhẹ hình phạt cho
cả ba bị cáo, bởi những người này cung cấp thêmđược
những tình tiết giảm nhẹ mới.
Theo hồ sơ, Công ty Chế biến cây công nông nghiệp
xuất khẩu (Sobexco) là doanh nghiệp nhà nước, có trụ
sở tại huyện Bến Cát, do Nguyễn Thanh Hải làm giám
đốc (đã mất năm 2010). Quá trình hoạt động, Sobexco
được tỉnh Bình Dương giao quản lý 706 ha đất vườn
điều tại xã An Tây (huyện Bến Cát).
Năm1997, Sobexco thanh lý 650ha vườnđiều vay vốn
để trồng cây cao su nhưng không hiệu quả dẫn đến nợ
kéo dài. Khi được sự đồng ý của UBND tỉnh Bình Dương,
Sobexco đã bán 658 ha cao su/706 ha đất được giao.
Những người mua vườn cao su được UBND huyện Bến
Cát cấp giấy chứng nhận QSDĐ (giấy đỏ).
Án sơ thẩm cho rằng việc bán cao su kèm với QSDĐ
là sai, việc cấp giấy đỏ cho người mua là không đúng
quy định pháp luật, khiến Nhà nước thất thu tiền thuê
đất. Đến năm 2007, khi Nhà nước giải phóngmặt bằng
Khu công nghiệp An Tây, những người đã mua đất lại
được tiền bồi thường về đất. Án sơ thẩm quy kết các bị
cáo đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 131 tỉ đồng…
Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo và LS của
họ cho rằng họ chỉ làm theo chủ trương của UBND tỉnh
Bình Dương và chủ trương này không trái quy định của
Luật Đất đai lúc đó. Ngược lại, việc làm này là phù hợp
với điều kiện khách quan của tỉnh lúc đó. Là cấp dưới,
họ chỉ tham mưu và thực hiện chủ trương của UBND
tỉnh, họ không có động cơ vụ lợi như quy kết của cơ
quan tố tụng...
Cụ thể, tờ trình 666 do bị cáo
Huệ lập có nội dung giao đất nông
nghiệp trồng cây lâu năm cho hộ
hoặc cá nhân tối đa 30 ha chỉ giới
hạn một số xã trên địa bàn tỉnh Bình
Dương: Dầu Tiếng, Bến Cát, Tân
Uyên, Phú Giáo và thị xã Thủ Dầu
Một. Tuy nhiên, bản kết luận giám
định của Bộ TN&MT lại khẳng
định tờ trình số 666 áp dụng trong
phạm vi toàn bộ tỉnh Bình Dương.
Theo bị cáo Huệ, trong việc ký ba
văn bản đề xuất lên UBND tỉnh, bị
cáo không tự mình đề xuất với cấp
có thẩm quyền nên không có cơ sở
để cấp sơ thẩm khẳng định các hợp
đồng chuyển nhượng đất vườn cao
su mà vợ, con bị cáo Huệ ký kết
với Công ty Sobexco có động cơ
vụ lợi, vun vén cho gia đình. Tất
cả đều được ban hành trên cơ sở đề
xuất của Sở Tài chính - Vật giá tỉnh
Bình Dương và Hội đồng định giá
thanh lý tài sản Công ty Sobexco.
Thế nào là thiệt hại
tiềm ẩn?
Trước đó, đại diệnVKS nhận định:
“Giá trị thiệt hại hơn 131 tỉ đồng
đã được xác minh và giám định tại
ngân hàng, xác định không phải bán
tài sản thế chấp. Thiệt hại: Tiềm ẩn
thiệt hại ngoài tiền thuê đất, tiềm
ẩn đến năm 2007 thì phát sinh thiệt
hại là tiền bồi thường”.
Các luật sư (LS) bào chữa cho
ba bị cáo cho rằng quan điểm trên
của VKS là không đúng. Thiệt hại
để quy buộc trách nhiệm hình sự
của các bị cáo phải là thiệt hại trực
tiếp, có mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi và hậu quả tại thời điểm
phát sinh thiệt hại (năm 2000) khi
chuyển nhượng vườn cây cao su,
đã xác định giá trị của vườn cao su
bao gồm cả giá trị QSDĐ là 50 triệu
đồng/ha, chứ không phải là thiệt hại
tiềm ẩn từ thời điểm 2000-2007.
Khi đó các điều kiện về thị trường
đã tác động nâng giá trị QSDĐ lên
cao hơn rất nhiều, thông qua việc
lập dự án Khu công nghiệpAn Tây
và thực hiện các chính sách ưu đãi
của Nhà nước bồi thường cho người
sử dụng đất để tạo điều kiện ổn định
cuộc sống, cải thiện đời sống cho
người dân.
LS của bị cáo Trung đặt câu hỏi:
Chủ trương của tỉnh cho phép đưa
giá trị QSDĐ vào chuyển nhượng,
thực tế cũng sát với giá thị trường,
vậy ai mới là người phải chịu trách
nhiệm?
LS này viện dẫn bối cảnh: Được
sự chấp thuận của UBND tỉnh Sông
Bé (cũ), Công ty Sobexco đã thế
chấp vườn cây cao su bao gồm cả
giá trị QSDĐ tại Ngân hàng Công
Thương tỉnh Sông Bé từ năm 1995.
Việc thế chấp QSDĐ này phù hợp
với quy định tại điểm b khoản 1
Điều 4 Pháp lệnh về quyền và nghĩa
vụ của các tổ chức trong nước được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất
ngày 14-10-1994.
Khi Công ty Sobexco không trả
được khoản nợ vay có thế chấp tại
ngân hàng thì UBND tỉnh Bình
Dương có thẩm quyền cho phép bán
đấu giá hoặc bán chỉ định tài sản trên
đất, QSDĐ đã được thế chấp để trả
nợ là phù hợp quy định pháp luật.
Hôm nay, phiên tòa tiếp tục với
phần tranh luận…•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook