131-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy13-6-2020
QUANGHUY
G
ạo là mặt hàng đón
nhận nhiều thông tin
vui trong bối cảnh nhiều
sản phẩm xuất khẩu khác của
Việt Nam gặp khó khăn vì
dịch COVID-19. Đáng chú
ý, giá một số loại gạo của
Việt Nam đã tăng lên mức
cao nhất trong tám năm qua.
Thái Lan mua gạo
Việt Nam
Khai thác hiệu quả từ danh
hiệu gạo Việt Nam ngon nhất
thế giới, Công tyGạo CỏMay
(ĐồngTháp) đã đẩymạnh sản
xuất, xuất khẩu loại gạo thơm
ST24. Ông Đinh Minh Tâm,
Phó Giám đốc công ty, cho
biết sản lượng loại gạo thơm
cao cấp này xuất khẩu sang hai
thị trường Singapore và Hong
Kong tăng mạnh hơn 20% về
sản lượng và hơn 15% giá trị
so với trước đây. Loại gạo này
được đóng thành bao 5 kg bán
tại siêu thị nước ngoài.
“Giá xuất khẩu loại gạo
ngon này lên tới 1.200 USD/
tấn. Mức giá này thậm chí cao
hơn giá gạo thơm ngon nhất
của Thái Lan là Hom Mali ở
một số thị trường” - ông Tâm
khẳng định.
Giống lúa ST24 được
trồng theo mô hình sản xuất
lúa - tôm, tức vừa nuôi tôm
vừa trồng lúa theo hướng hữu
cơ và gần như không sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật, kháng
sinh. Mỗi năm chỉ trồng một
vụ nên cho ra loại gạo chất
lượng cao, thơm ngon. Đây
chính là lý do mà các nước
chấp nhận mua giá cao.
Ông PhạmThái Bình, Tổng
giámđốcCôngtycổphầnNông
nghiệp công nghệ cao Trung
An, thông tin sau khi Chính
phủ cho phép xuất khẩu trở
lại bình thường từ đầu tháng
5, nhiều khách hàng nước
ngoài tăng cường mua giúp
giá gạo Việt Nam tăng mạnh.
Trong đó loại gạo thơm và
gạo chất lượng cao được các
nước nhập khẩu nhiều nhất.
Đáng chú ý, Thái Lan cũng
mua gạoViệt Nam khá nhiều,
đặc biệt là loại gạo Japonica.
“Giá gạo xuất khẩu hiện
tăng khoảng 25%-30% so với
khoảngba tháng trước. Đơn cử
gạo trắng 5% tấm, trước chỉ
bán được giá 380-390 USD/
tấn thì tăng lên 500-520USD/
tấn, thấp nhất cũng ởmức 480
USD/tấn. Gạo thơmcũng tăng
giá, như gạo Jasmine lên mức
580-590 USD/tấn, gạo thơm
chất lượng cao lên 750 USD/
tấn” - ông Bình tiết lộ.
Tuy vậy, Giám đốc Công
ty Gạo Việt Nguyễn Thanh
Long cho rằng xuất khẩu gạo
tăng cao một phần do dịch
COVID-19 khiến nhiều nước
mua để tích trữ lương thực.
Tuy nhiên, hiện dịch bắt đầu
được kiểm soát, nhiều nước
đã giảm nhập. Bên cạnh đó,
khách hàng có thêm nhiều
lựa chọn từ gạo giá rẻ Ấn
Độ, Pakistan, Myanmar khi
các nước này bắt đầu đẩy
mạnh xuất khẩu. Ngoài ra,
Thái Lan đã bắt đầu vào vụ
thu hoạch nên nguồn cung sẽ
cạnh tranh hơn.
xuất khẩu đang tăng mạnh,
Việt Nam có cơ hội lớn để
vượt qua Thái Lan về xuất
khẩu gạo trong năm nay. Tuy
vậy, nhiều công ty xuất khẩu
gạo nhận định dù chất lượng
gạo Việt được nâng lên trong
thời gian gần đây nhưng về
tổng thể vẫn chưa thể vượt
Thái Lan cả về sản lượng
cũng như giá trị.
“Thời gian qua, do dịch
COVID-19 nên nhiều nước
cần mua nhiều gạo, trong khi
Thái Lan lại gặp hạn hán nên
gạo Việt mới có cơ hội vượt
mặt trong ngắn hạn. Song khi
hết dịch, tiêu thụ sụt giảm, nếu
chất lượng gạo Việt không
được duy trì và nâng cao hơn
nữa thì chúng ta sẽ lại bị các
nước khác như Thái Lan vượt
mặt. Do vậy, gạoViệt cần phải
tập trung nâng cao chất lượng
chứ không nên làm ăn kiểu ăn
xổi ở thì” - đại diệnmột doanh
nghiệp nói thẳng.
Đồngquanđiểm,Tổnggiám
đốc Công ty cổ phần Nông
nghiệp công nghệ cao Trung
An Phạm Thái Bình nhìn
nhận gạo Việt Nam có một
số lợi thế như ngon, gạo mới
Gạo Việt trước cơ hội vươn lên
dẫn đầu thế giới
vì một năm trồng được nhiều
vụ nên gần như không có gạo
tồn kho nhiều, gạo cũ như các
nước khác. GạoViệt mới đoạt
giải gạo ngon nhất thế giới nên
được chú ý.
Nhưng để duy trì các lợi thế
này và khắc phục các điểm
yếu thì ngành lúa gạo cần phát
triển theo hướng bền vững.
Đó là phải xây dựng liên kết
chuỗi chặt chẽ giữa nông dân
với doanh nghiệp xuất khẩu,
xây dựng được vùng trồng
đạt tiêu chuẩn thực hành nông
nghiệp tốt toàn cầu nhưGlobal
GAP. “Khi hạt gạoViệt có chất
lượng cao, ổn định và đạt các
tiêu chuẩnmà các nước đưa ra
thì không phải lo lắng bán ế,
bán giá thấp nữa” - ông Bình
nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, gạo nước ta
xuất vào thị trường EU phải
đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt
khe về dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật và nhiều chất khác.Vì
thế, để tận dụng được ưu đãi,
gạo Việt Nam cần tập trung
chất lượng, quản lý tốt vùng
trồng, truy xuất nguồn gốc.
GSVõ Tòng Xuân, chuyên
gia nông nghiệp, cũng đồng
tình cho rằng giá gạo Việt cao
làmột trongnhữngbằngchứng
cho thấy Việt Nam có đủ sức
làm ra hạt gạo chất lượng cao,
đáp ứng được nhu cầu của thị
trường xuất khẩu. Ông cũng
đánhgiáHiệpđịnh thươngmại
tự doViệt Nam-EU (EVFTA)
sẽmở ra thị trường lớnchâuÂu
cho gạo Việt Nam. Hiện gạo
Campuhia, Myanmar không
còn đượcmiễn thuế nhập khẩu
vào thị trường này và đây là cơ
hội cho gạo nước ta.
Nhưngđể cạnh tranhvới gạo
Thái Lan, Nhà nước cần đồng
hành hỗ trợ doanh nghiệp, nhà
khoa học làm thương hiệu gạo
Việt. “Việt Nam có gạo ngon
nhất thế giới là ST24 và ST25.
Người tiêu dùng trong nước đã
biết, đã đổ xô đi mua thì phải
làm sao quảng bá cho thế giới
biết” - GS Xuân nhấn mạnh.•
Gạo Việt Namđã
có bước chuyển tích
cực, hiện lượng gạo
cao cấp và gạo thơm
chiếm trên 60% tổng
lượng gạo xuất khẩu.
Năm tháng, xuất khẩu gạo mang về
hơn 1,4 tỉ USD
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo tăng
mạnh sau khi Chính phủ cho xuất khẩu gạo bình thường trở
lại từ ngày 1-5. Cụ thể, mặt hànggạo củaViệt Namxuất khẩu
trong tháng 5 tăng 47% về lượng, tăng hơn 55% về giá trị
so với tháng 4. Tính chung năm tháng đầu năm nay, kim
ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 1,4 tỉ USD, tăng 17% về giá
trị và tăng 4% về lượng so cùng kỳ năm trước.
Đặcbiệt, giágạoxuất khẩuViệtNamtrong tháng5đạt bình
quân 527 USD/tấn, tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm2019.
Theo Bộ NN&PTNT, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất
khẩu gạo đã có bước chuyển tích cực. Hiện lượng gạo cao
cấp và gạo thơmchiếm trên 60% tổng lượng gạo xuất khẩu
của Việt Nam; phân khúc gạo trung bình và phẩm cấp thấp
chỉ còn chiếm khoảng 12%. Trong khi cách đây 10 năm, tỉ
lệ xuất khẩu gạo cao cấp, gạo thơm chiếm chưa đến 10%.
“Một số thị trường như
TrungĐông, châuÂu đã giảm
nhập gạo. Dự báo nửa cuối
năm nay, thị trường thế giới
sẽ giảm tiêu thụ, gạo Việt có
thể sẽ không thuận lợi như
mấy tháng qua” - ông Long
nhận định.
Cơ hội mới cho
hạt gạo Việt
Bộ Công Thương đánh giá
với mức giá cạnh tranh và
Giá loại gạo thơmngon nhất thế giới của Việt Nam là ST24 xuất sang Singapore, Hong Kong có giá lên tới
1.200 USDmỗi tấn.
Tiêu điểm
EU sẽ mua thêm
hàng trăm ngàn tấn
gạo Việt
TheoEVFTA,EUdànhchoViệt
Namhạnngạch80.000 tấngạo
mỗi năm. Đặc biệt, EU sẽ tự do
hóa hoàn toànđối với gạo tấm,
nhờ đó mỗi năm Việt Nam có
thể xuất khẩu khoảng 100.000
tấn gạo vào thị trường này. Đối
với sản phẩmtừ gạo, EU sẽ đưa
thuế suất về 0% sau 3-5 năm.
Giá gạo Việt tăng khámạnhmột phần nhờ chất lượng được nâng lên trong thời gian gần đây.
Ảnh: HOÀNGGIANG
Hơn 600 doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao được vinh danh
Ngày 12-6, tại TP.HCM, Hội Doanh nghiệp (DN) hàng
Việt Nam chất lượng cao tổ chức lễ trao chứng nhận cho
DN đạt chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao năm
2020. Có 604 DN đạt chứng nhận này, trong đó có 39 DN
được bình chọn lần đầu và 36 DN được người tiêu dùng
bình chọn liên tiếp 24 năm.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất
lượng cao, cho biết trong đại dịch COVID-19 vừa qua,
dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn nhưng cộng đồng
DN hàng Việt Nam chất lượng cao đã trụ vững và từng
bước tái khởi động ngay trong mùa dịch. Điển hình như
Công ty TNHH MTV Bánh kẹo Á Châu tung ra sản phẩm
bánh mì thanh long giúp tiêu thụ nông sản trong mùa dịch,
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thực phẩm Duy Anh với
sản phẩm bún dưa hấu, bánh tráng thanh long ngoài tiêu
thụ thị trường trong nước còn xuất khẩu đi Nhật Bản, Hàn
Quốc, Canada, Mỹ…
Kết quả khảo sát hành vi người tiêu dùng do Hội DN
hàng Việt Nam chất lượng cao thực hiện cho thấy có đến
82% người tiêu dùng được khảo sát có mua online trong
thời gian cách ly xã hội do dịch COVID-19. 98% những
người đã mua online trong thời gian dịch bùng phát sẽ vẫn
tiếp tục duy trì mua online trong tương lai.
TÚ UYÊN
Các doanh nghiệp được vinh danh tại buổi lễ. Ảnh: TU
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook