131-2020 - page 13

13
Cảnhbáo tình trạngsinhviênbị dụ
“làm giàu” bỏ học
PHẠMANH
N
hững ngày qua, trên
mạng xã hội xuất hiện
hàng loạt thông tin
chia sẻ tìm kiếm sinh viên
(SV) mất tích. Lần lượt, các
em đến từ nhiều trường ĐH
khác nhau tại TP.HCM mất
liên lạc nhiều ngày khiến
gia đình, người thân không
khỏi hoang mang. Thế nhưng
khi tìm hiểu, họ mới tả hỏa
khi các em đều liên quan
đến những suất “học bổng
du học”.
Nhiều sinh viên
“mất tích” liên tục
Đầu tháng 6-2020, gia đình
emTTL (ở quận Thủ Đức, là
nữsinhđanghọc tạimột trường
ĐH thành viên của ĐH Quốc
gia TP.HCM) không khỏi lo
lắng khi mất liên lạc với em
từ nhiều ngày trước. Để tìm
kiếm, người thân và bạn bè
của em L. liên tục đăng tải
thông tin trên mạng xã hội
mong tìm được em về.
Đến tối 5-6, một cán bộ
của trường cho biết gia đình
đã tìm được và đưa em về
quê nghỉ ngơi. Điều đáng
nói, gia đình lại tìm thấy em
tại một văn phòng ở phường
Hiệp Bình Chánh (quận Thủ
Đức) nhưng em không chịu
về. Gia đình buộc phải dùng
sức ép để phía văn phòng đó
trả người. Hiện trường đang
tiếp tục tìm hiểu vì khả năng
em này có liên quan đến bán
hàng đa cấp.
Ngày 8-6, trên Facebook
tiếp tục xuất hiện hàng loạt
thông tin chia sẻ tìm kiếm
một nữ sinh viên tên TNKT
sau khi em mất tích 10 ngày.
Em này cũng đang là SVnăm
nhất của một trường ĐH tại
TP.HCM.
Theo thông tin tìmkiếmcủa
gia đình, từ đêm 24-5, T. roi
khoi nha và không ai liên lạc
được với em qua đien thoai.
Facebook, Zalo của em đeu
khong hoat đong. Luc lai tu
lieu trong may tinh cua T.,
gia đinh phat hien em sinh
hoat va thưng xuyen nhan
tin nhieu ngưi voi noi dung
lien quan đen chien thuat lam
giau, kinh doanh.
Trao đổi với PV, đại diện
trường ĐH nơi em T. đang
theo học cho biết em T. đã
chủ động liên lạc với gia
đình. Hiện emT. chỉ mới học
một học kỳ tại trường. Từ sau
nghỉ dịch, em không đi học
và vẫn đang nợ hơn 10 triệu
đồng tiền học phí của trường.
Qua tìm hiểu, emT. có sinh
hoat và liên quan đến một
nhóm học làm giàu. Sau đợt
nghỉ dịch COVID-19, T. còn
mang ho so hoc bong nưc
ngoai ve quê xin cha me gan
500 trieu đong đe chungminh
tai chinh đi hoc nhưng sau đó
mất liên lạc.
Trước đó không lâu, Trường
ĐHSưphạmkỹ thuậtTP.HCM
cũng gặp một trường hợp SV
khóa 19 của trường mất liên
lạc với gia đình nhiều ngày.
Em này có về nhà và báo
trúng tuyển “học bổng du
học Canada” nên muốn xin
gia đình hơn 400 triệu đồng
để làm hồ sơ đi học.
Tuy nhiên, phía nhà trường
cho biết trường không có
thông tin về chương trình
du học này. Số tiền hơn 100
triệu đồng gia đình chuyển
cho con trước đã bị rút sạch.
Em này còn kèm lời xin lỗi
và nói dùng số tiền này để đi
“tạo dựng tương lai”.
Khó ngăn chặn triệt để
Theo ghi nhận từ các trường
ĐH, CĐ, tình trạng sinh viên
bị lôi kéo vào các hoạt động
bán hàng đa cấp đã diễn ra
từ nhiều năm nay. Tuy nhiên,
diễn biến ngày càng phức tạp
và phổ biến, chưa có những
giải pháp cụ thể để ngăn chặn.
Nêu thực tế về vấn đề này,
ThSĐặngKiênCường,Trưởng
Phòngcông tácHSSV(Trường
ĐHNôngLâmTP.HCM), cho
biết trường đã từng có 2-3 SV
bị lôi kéo vào các hoạt động đa
cấp. Biểu hiện là những học
bổng du học, các em liên hệ
về gia đình để xin hoặc mượn
số tiền lớn nhưng không được,
rồi những em này mất liên lạc
trong nhiều ngày để tạo sức ép.
Trong đó có một em SV
năm nhất trong trường đã
Những gì nhà
trường làm chỉ là hỗ
trợ một phần, quan
trọng nhất vẫn là
bản thân SV, vì các
em đã 18 tuổi, cần
cân nhắc trước khi
làm việc gì và chịu
trách nhiệm với bản
thân.
Đời sống xã hội -
ThứBảy13-6-2020
lấy từ gia đình và làm mất
khoảng 400 triệu đồng.
TheoThSCường, saunhững
sự việc này, nhà trường chủ
yếu báo với địa phương và
công an để hỗ trợ giải quyết.
SV bị mất tiền, trường cũng
chỉ động viên gia đình và SV
để các em có thể học tiếp thôi.
“Ngoài ra, trường chủ yếu
tuyên truyền qua các buổi
nói chuyện với SV đầu năm
học, lập các chuyênmục cảnh
giác... Hay khuyên các emnếu
cần việc làm hoặc muốn du
học nên tìm đến những kênh
chính thống của trường hoặc
nếu ngoài trường thì cần lưu
ý tính pháp lý của đơn vị đó.
Tuy nhiên, nhà trường chủ yếu
nhắc nhở chứ khó ngăn chặn,
khi xảy ra hậu quả cũng sẽ
rất khó để giải quyết” - ThS
Cường nói.
Tương tự, ông Nguyễn
Ngọc Anh, Trưởng Phòng
công tác HSSV (Trường ĐH
Mở TP.HCM), cho biết hiện
SV rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ,
nhất là SV năm nhất mới từ
quê lên thành phố học. Như
trước đây, vào mỗi năm học,
trường hay tổ chức cho các
em đi khám sức khỏe bên
ngoài. Thế nhưng khi đến đó,
có tình trạng nhiều người dụ
dỗ các em về kinh doanh đa
cấp, đầu tư làm giàu... Sau
đó, nhà trường buộc phải thay
đổi hình thức các em khám
sức khỏe tại trường.
Ngoài ra, theo ông Ngọc
Anh, vào mỗi đầu khóa học,
trường thường xuyên tổ chức
các buổi sinh hoạt chính trị.
Ngoài vấn đề học tập, rèn
luyện, trường cũng có những
thông tin cảnh báo những tệ
nạn, những nguy cơ SV dễ
gặp phải. Thường xuyên thông
tin tuyên truyền, tổ chức các
hoạt động rèn luyện trong suốt
khóa học từ cấp trường, cấp
khoa, đoàn hội... để các em
trang bị kiến thức, kỹ năng.
“Những gì nhà trường làm
chỉ là hỗ trợ một phần, quan
trọng nhất vẫn là bản thân SV,
vì các em đã 18 tuổi, cần cân
nhắc trước khi làm việc gì và
chịu trách nhiệmvới bản thân.
Gia đình cũng cần quan tâm
và chia sẻ với các em hơn.
Bởi nhiều phụ huynh ở nhà
thì quá bảo bọc và lo cho con
mọi thứ, quá kỳ vọng vào con
nhưng khi con đi học xa nhà
thì lại thiếu quan tâm, chia sẻ
khiến các em dễ sa ngã” - ông
Ngọc Anh nói.•
Để huy động được số tiền lớn từ gia đình dưới danh nghĩa “học bổng du học”, nhiều sinh viên bỗng chốc
“mất tích” nhiều ngày.
Sinh viên TrườngĐH Luật TP.HCMtrongmột hoạt động ngoại khóa để nâng cao kiến thức, kỹ năng
về luật. Ảnh: NT
2 bệnh nhân được sáng mắt nhờ
1 thanh niên hiến giác mạc
Trung
tâm Mắt BV
Trung ương
Huế vừa cho
xuất viện hai
bệnh nhân
sau khi được
ghép giác
mạc với tiến
triển rất tốt.
Đó là một
thanh niên 28
tuổi, ngụ huyện Hải Lăng (Quảng Trị) bị viêm loét giác mạc
dọa thủng có nguy cơ hỏng mắt nếu không được ghép giác
mạc sớm. Bệnh nhân thứ hai năm nay 64 tuổi, ngụ huyện Kỳ
Anh (Hà Tĩnh), mắt trái bị sẹo giác mạc nhiều năm nay, rất
cần giác mạc ghép để mang lại thị lực.
Giác mạc được ghép cho hai bệnh nhân trên là của anh
Nguyễn Võ Anh Tuấn (22 tuổi, ngụ phường 9, TP Tuy Hòa,
Phú Yên). Anh Tuấn bị mắc bệnh loạn dưỡng cơ, không đi
lại được hơn 10 năm nay. Theo bà Võ Thị Sương (mẹ anh
Tuấn), biết bệnh tình mình khó qua khỏi, với mong muốn
giúp đỡ những người không may mắc bệnh hiểm nghèo, anh
Tuấn đã đăng ký hiến tạng vào năm 2018.
Ngay sau khi anh Tuấn qua đời vào ngày 18-5, giám đốc
Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia đã điều động các
bác sĩ Trung tâmMắt thuộc BVTrung ương Huế khẩn cấp
lên đường vào Phú Yên tiến hành lấy giác mạc của bệnh nhân
hiến tặng. Ngay sau khi lấy được giác mạc và bảo quản tại BV
Trung ương Huế. Trung tâmMắt đã tiến hành khám lựa chọn
bệnh nhân để ghép giác mạc trong thời gian sớm nhất.
Với những nỗ lực, kết quả tốt đẹp của hai bệnh nhân được
ghép giác mạc trên, tập thể các y, bác sĩ BV Trung ương Huế
và các bệnh nhân đã được ghép giác mạc xin tri ân, thành
kính cám ơn tấm lòng cao đẹp của anh Nguyễn Võ Anh Tuấn
cùng gia đình đã có nghĩa cử cao đẹp cho đời, mang ánh
sáng của mình để trao tặng cho người khác.
TẤN LỘC
Sau bê bối “nâng khống giá”,
CDC Hà Nội có lãnh đạo mới
Sở Y tế TP Hà Nội vừa có quyết định bổ nhiệm phó giám
đốc phụ trách điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.
Theo đó, ông Trương
Quang Việt, Phó Giám đốc
BV Tim Hà Nội, được bổ
nhiệm giữ chức phó giám
đốc phụ trách điều hành
CDC TP Hà Nội.
Nhận nhiệm vụ mới,
ông Việt cho hay sẽ tiếp
tục phấn đấu vượt qua
khó khăn, đồng lòng
cùng ban lãnh đạo và cán
bộ, viên chức, người lao
động hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao trong
thời gian tới.
Biến động nhân sự nói trên diễn ra sau khi bê bối nâng khống
giá hệ thống máy xét nghiệm COVID-19 bị phanh phui.
Ông Nguyễn Nhật Cảm (giám đốc) cùng sáu bị can, trong
đó có nhiều cán bộ của CDC TP Hà Nội, bị khởi tố về tội vi
phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Kết quả điều tra ban đầu xác định ông Cảm cùng đồng
phạm đã câu kết, thông đồng, nâng khống giá máy xét
nghiệm lên gấp ba lần.
HÀ PHƯƠNG
Bệnh nhân được ghép giácmạc thành công
(thứ ba từ trái sang)
. Ảnh: THƯỢNGHIỂN
ÔngTrươngQuangViệt
(trái)
được
bổnhiệmgiữchứcphógiámđốc
phụtráchđiềuhànhCDCTPHàNội.
Ảnh:CDC
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook