131-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy13-6-2020
Không đưa vào luật
việc thu tiền rác thải
theo khối lượng
Theo bộ trưởng Bộ TN&MT, đề xuất thu tiền rác thải theo khối lượngmới
chỉ là dự kiến và triển khai ở từng địa phương chứ không đưa vào luật.
TRỌNGPHÚ
N
gày 12-6, bên hành lang
Quốc hội, Bộ trưởng Bộ
TN&MT Trần Hồng Hà
đã giải thích thêm về đề xuất
thu tiền phí rác thải sinh hoạt
theo khối lượng.
Thu tiền theo kích cỡ
túi rác
.
Phóngviên:
Thưaông, thông
tin tại phiên thảo luận tổ của
Quốc hội về sửa đổi Luật Bảo
vệ môi trường (BVMT), ông
nói sẽ thu tiền rác thải sinh
hoạt theo khối lượng. Cụ thể
thế nào?
+
Ông
Trần Hồng Hà
: Dự
thảo Luật BVMT (sửa đổi) có
đề xuất đổi mới chính sách thu
tiền rác thải sinh hoạt từ bình
quân đầu người sang khối
lượng, thể tích.
Để đơn giản, không phải là
chi ly cân nặng từng lần lấy
rác, mà như chúng tôi đề xuất
là thiết kế túi đựng rác theo
từng dung tích. Thu tiền phí
xử lý rác thải theo kích cỡ túi
nhưng đây chỉ là dự kiến và sẽ
triển khai ở từng địa phương
chứ không đưa vào luật.
Văn bản dưới luật và các địa
phương sẽ cụ thể, chi tiết hóa
phương pháp, cách thức làm
sao cho thuận tiện, phù hợp
với văn hóa, lề lối sinh hoạt
của người dân từng địa phương.
Luật chỉ quy định nguyên tắc
xả thải nhiều thì chi phí nhiều
tương ứng.
. Vậy chính sách này có khả
thi không? Lộ trình thực hiện
ra sao?
+
Khả thi thế nào thì ngoài
quan điểm, chủ trương của trung
ương, thể hiện trong văn bản
quy phạm pháp luật, còn tùy
thuộc nhiều vào chính quyền
địa phương và người dân.
Chính sách của trung ương
và chính quyền địa phương là
nhằm tác động vào nhận thức,
hành vi của người dân. Từ đó,
tạo ra những thay đổi về hành
vi của họ theo hướng khoa học
hơn, mà trường hợp cụ thể này
là xử lý rác thải sinh hoạt.
Về phía chính quyền các
cấp, phải có chính sách thu
hút đầu tư theo hướng đảm
bảo tính đồng bộ từ phân loại,
vận chuyển đến lựa chọn công
nghệ xử lý phù hợp với từng
loại rác thải.
Tôi tin rằng với đề xuất của
Chính phủ thể hiện trong dự
thảo sửa đổi Luật BVMT, chỉ
một điều chỉnh nhỏ từ thu tiền
theo đầu người xả thải sang thu
tiền theo lượng rác xả thải sẽ
tạo ra chuyển biến tích cực từ
người dân.
Người dân được lợi gì?
. Trên diễn đànQuốc hội, ông
nói người dân sẽ được hỗ trợ,
hưởng lợi khi thực hiện chính
sách này?
+
Chúng tôi đề xuất với các
loại rác tái chế được như giấy,
đồ nhựa... thì đó là tài nguyên.
Người xả thải không phải trả
tiền xử lý loại rác thải này.
Với loại rác là bao bì hoặc
loại mà nhà sản xuất cam kết
thu gom, tái chế thì nhà sản xuất
sẽ phải chia sẻ trách nhiệm xử
lý môi trường chứ không đổ
hết vào người dân.
Ngoài ra, trung ương và
địa phương sẽ nghiên cứu các
chính sách để hỗ trợ xử lý rác
thải sinh hoạt, hỗ trợ chi phí
thu gom, xử lý rác chứ không
phải người dân gánh tất cả.
Tôi khẳng định ở giai đoạn
phát triển hiện tại, người dân
chỉ phải chi trả một phần chi
phí để xử lý rác chứ không
phải toàn bộ.
. Dự thảo này bổ sung hình
thứcthanhtra,kiểmtrakhôngcần
thông báo trước. Điều này dẫn
đến lo ngại việc lạm dụng, gây
phiền nhiễu cho doanh nghiệp?
+
Lo ngại này quá đúng vì
dự luật quy định chặt chẽ về
thẩm quyền quyết định thanh
tra đột xuất. Ở trung ương thì
bộ trưởng Bộ TN&MT mới
có quyền quyết định, còn địa
phương thì phải là chủ tịch
UBND cấp tỉnh.
Căn cứ đề thanh tra không
báo trước cũng phải cụ thể.
Chẳng hạn, đó là doanh nghiệp
đã thanh tra, kiểm tra nhiều lần,
mà chưa thấy khắc phục hành vi
vi phạm. Lĩnh vực sản xuất ấy là
có nguy cơ cao về môi trường.
Còn những cơ sở sản xuất
liên tục đáp ứng yêu cầu về
môi trường, đã áp dụng chế
độ quan trắc tự động… thì
không nhất thiết áp dụng hình
thức kiểm tra, thanh tra bất
ngờ này.
.
Xin cám ơn ông.•
Bộ trưởng Bộ
TN&MT trả lời
báo chí sáng
12-6. Ảnh:
TRỌNGPHÚ
Đây là thách thức rất lớn
. Làmthế nào để vừa thuận lợi trong tiếp nhận các tố cáo, phản
ánh về môi trường, vừa cân bằng yêu cầu BVMT và phát triển?
+ Đây là thách thức lớn của ngành môi trường. Tôi cho rằng
cần thiết lập hệ thống quan trắc, theo dõi, cũng như tiếp nhận
thông tin phản ánh, tố cáo về môi trường.
Thông tin đầu vào thì đa dạng nhưng xử lý thế nào thì phải
có hệ thống thông tin kỹ thuật, hồ sơ quản lý doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất. Tuyệt đối không nên theo cách cứ có phản ánh
là chạy loạn lên. Phải có cách thức để nâng cao chất lượng
thông tin phản ánh đầu vào. Người phản ánh phải có trách
nhiệm với thông tin.
.
Xin cảm ơn ông.
Khi người dân trả tiền,
họ sẽmạnh dạn, trách
nhiệmvà quyết liệt hơn
trong giámsát các vấn
đề vềmôi trường.
Rất khó quản lý
Việc thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng của Bộ
TN&MT là đảm bảo việc tính đúng, tính đủ. Tuy nhiên,
trên thực tế muốn thực hiện không phải là điều dễ dàng.
Đơn cử, công nhân thu gom rác không thể ngày
nào cũng ghi nhận khối lượng rác đã thu. Chưa kể,
hiện nay đơn giá thu gom rác mỗi nơi mỗi giá, giờ
lại thêm việc tính theo khối lượng thì càng khó thực
hiện. Vì vậy, nếu cơ quan chức năng muốn thực hiện
thì cần phải có lộ trình và tính toán thật kỹ.
Cụ thể, cơ quan chức năng nên có tính toán kỹ
lưỡng, có quy trình, phương pháp làm việc. Bởi ngay
cả giá hiện nay đưa ra còn chưa quản lý được thì việc
cân khối lượng để tính sẽ càng khó quản lý hơn.
Ông
HUỲNH MINH NHỰT,
Giám đốc Công ty
TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM
Gây khó cho người dân
Về lý thuyết là Bộ TN&MT muốn đạt mục tiêu
giảm lượng rác phát sinh, nâng cao nhận thức của
người dân về thải rác sinh hoạt.
Tuy nhiên, nếu thu phí rác thải sinh hoạt theo khối
lượng sẽ phát sinh thêm việc xác định khối lượng rác
trong mỗi lần thu gom. Điều này sẽ gây khó cho người
dân khi phải chứng kiến và xác nhận khối lượng rác.
Việc xác định khối lượng rác thải cũng sẽ gây khó
cho người thu gom vì mất thời gian thống kê lượng rác
để tính tiền. Phương án thu theo số người trong hộ sẽ
ổn hơn. Cụ thể, định mức rác khu đô thị (tùy loại) 1 kg/
người/ngày nhân cho số người trong hộ. Theo đó, thu
phí hằng tháng bắt buộc người dân phải đóng. Khi người
dân đã nộp phí thì không lý gì họ lại thải bỏ rác bừa bãi.
GS-TS
NGUYỄN VĂN PHƯỚC,
Chủ tịch
Hội Nước và Môi trường TP.HCM
Nên có thử nghiệm và lộ trình
Về nguyên lý và nguyên tắc quản lý rác thải sinh
hoạt thì quy định trong dự thảo Luật BVMT là đúng.
Rác thải phân loại phải được thu gom để đưa về các
công trình xử lý tương ứng. Tuy nhiên, theo tôi, luật
ban hành là để thực tế xã hội, cộng đồng, dân cư,
các tổ chức xã hội phải tuân thủ thực hiện.
Còn về phân loại rác thải sinh hoạt hiện nay tại hầu
hết các đô thị trong cả nước chưa thực hiện được.
Nhiều dự án phân loại rác tại nguồn đã không thành
công. Các hộ dân cũng được nhận các loại túi màu để
chứa các loại rác khác nhau nhưng sau đó các loại túi
ấy cũng được thu gom đưa về bãi chôn lấp. Vì người
dân không tin nên các dự án đó đều chưa hiệu quả.
Do vậy, khi nào các thành phố có quyết định và
đã có đề án đồng bộ phân loại rác tại nguồn, các
quy định này hãy đưa vào luật, tránh luật ban hành
nhưng không đi vào cuộc sống.
Quản lý rác thải sinh hoạt là trách nhiệm của cộng
đồng dân cư và cả chính quyền đô thị. Nhà nước và
chính quyền vẫn cần hỗ trợ trong lĩnh vực thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt. Nếu muốn tính đúng,
tính đủ phí rác thải sinh hoạt thì Nhà nước và chính
quyền nên có các chương trình thử nghiệm và lộ trình.
Theo kinh nghiệm của một số quốc gia, họ có
chính sách thu phí xử lý rác thải cao hơn ở những
hộ gia đình có thu nhập cao để bù cho những hộ gia
đình và người thu nhập thấp.
GS-TS
NGUYỄN HỮU DŨNG,
Chủ tịch
Hội Môi trường xây dựng Việt Nam
Phát sinh nhiều bất cập
Nếu tính giá rác theo ký có thể sẽ phát sinh ra
trường hợp người dân sợ phải trả nhiều tiền rồi
mang rác từ nhà đến chỗ khác để bỏ. Điều này sẽ
càng gây mất vệ sinh môi trường.
Chị
LÊ THANH THÚY
,
ngụ quận Gò Vấp,
TP.HCM
Nếu phát sinh thêm việc cân ký thì rất mất thời
gian, chúng tôi không thể nào ngày nào cũng đến gõ
cửa từng nhà để ghi lại số lượng rác thải. Nếu người
ta không có nhà thì chúng tôi biết tính thế nào. Chưa
kể thu nhập của chúng tôi vốn đã rất thấp, không đủ
trang trải cuộc sống, giờ lại phát sinh thêm việc thì
thật khó cho công nhân chúng tôi.
Chị
LÊ THỊ TÁM,
công nhân thu gom rác
NGUYỄN CHÂU
ghi
Ý kiến chuyên gia và người dân
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook