144-2020 - page 16

16
VĨ CƯỜNG
H
ôm15-6, lực lượng quân
sựẤnĐộ vàTrungQuốc
(TQ) xảy ra đụng độ ở
khu vực biên giới trong thung
lũngGalwa thuộcvùngLadakh
khiến hàng chục binh sĩ hai
bên thương vong. Đến ngày
23-6, Nga lập tức chủ trì hội
nghị cấp ngoại trưởng ba bên
Nga-Ấn-Trung (RIC) trong nỗ
lực xoa dịu căng thẳng. Đến
ngày 24-6, Nga lại tiếp tục
đón Bộ trưởng Quốc phòng
Ấn Độ Rajnath Singh và Bộ
trưởng Quốc phòngTQNgụy
Phượng Hòa đến dự duyệt
binh kỷ niệm 75 năm ngày
Chiến thắng phát xít.
Nga muốn cân bằng
Trung Quốc và Ấn Độ
Theo tạp chí
The Diplomat
,
việc giới chứcMoscownhanh
chóng có động thái giúp hòa
hoãn Ấn Độ và TQ cho thấy
nước này đang lo ngại nếu
để lâu có thể sẽ bị buộc phải
chọn giữa hai phe. Giới phân
tích cho rằng việc thể hiện
vai trò trung gian trong xung
đột biên giới Ấn - Trung còn
là cơ hội để Nga xây dựng
hình ảnh là “người giữ gìn
hòa bình trong khu vực” bởi
Nga rất sợ nếu không làm tốt
vai trò trung gian thì Ấn Độ
sẽ có những điều chỉnh chính
sách, tham gia các sáng kiến
của Mỹ.
Kể từ khi bị phương Tây
áp đặt lệnh cấm vận, Nga
đang trở nên gắn bó với TQ
hơn bao giờ hết trong lĩnh
thay đổi lập trường cứng rắn
trong vấn đề biên giới” -
The
Indian Express
bình luận.
Hôm 17-6, Đại sứ Nga tại
Ấn Độ Nikolay Kudashev
từng khẳng định Moscow sẽ
giữ lập trường trung lập về
vấn đề đụng độ Trung - Ấn
ở Galwa. Quan chức này
cho biết dù Nga quan ngại
về đụng độ chết người ở
biên giới Trung - Ấn nhưng
tin rằng hai quốc gia nên tự
mình giải quyết xung đột và
Nga chỉ có thể đứng ngoài
hỗ trợ.
“Chúng tôi sẽ luôn theo
sát tình hình ở biên giới
Trung - Ấn. Chúng tôi coi
cuộc đụng độ gần đây là
diễn biến đáng báo động.
Chúng tôi mong muốn hai
quốc gia có thể ngăn sự cố
tương tự xảy ra trong tương
lai để đảm bảo an ninh và ổn
định trong khu vực, trước hết
là có lợi cho cả Ấn Độ và
TQ” - ông Kudashev nói.•
• Saudi Arabia
: Hãng tin
Reuters
ngày
27-6 dẫn lời một đại diện của lực lượng
bảo vệ bờ biển Saudi Arabia cho hay vừa
bắn chỉ thiên yêu cầu ba tàu Iran rời khỏi
vùng biển nước này sau nhiều lần phát loa
cảnh báo nhưng vô hiệu. Hiện chưa rõ các
tàu trên là tàu dân sự hay tàu quân sự.
• Mỹ
: Ít nhất hai người chết và bốn
người khác bị thương trong vụ xả súng
tại một siêu thị thuộc TP Red Buff, bang
California ngày 27-6, đài
CNN
đưa tin.
Một nhân chứng tại hiện trường cho biết
nghi phạm mặc đồ trắng lái xe tông thẳng
vào siêu thị rồi lấy súng bắn hàng chục
phát vào đám đông. Cảnh sát sau đó có
mặt, bắn bị thương nghi phạm rồi khống
chế tại chỗ.
• Nhật Bản
: Tờ
The Yomiuri Shimbun
ngày 28-6 dẫn nguồn tin nội bộ cho biết
chính phủ Nhật Bản đang chuẩn bị cho
phép lực lượng phòng vệ bảo vệ và tấn
công đáp trả trong trường hợp tàu thuyền
nước này bị tấn công ở Trung Đông.
Nguồn tin khẳng định động thái này
không vi phạm Điều 9 Hiến pháp Nhật
Bản, vốn nghiêm cấm sử dụng vũ lực
để giải quyết các vấn đề quốc tế, nhưng
không giải thích rõ lý do.
PHẠM KỲ
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứHai29-6-2020
vực kinh tế, thương mại. Tuy
nhiên, Ấn Độ lại là đối tác
quốc phòng hàng đầu của
Nga. Ấn Độ đã xây dựng mối
quan hệ đối tác sâu rộng với
Nga suốt gần 70 năm.
Đơn cử, Ấn Độ đã chi hàng
tỉ USDđểmua hàng loạt trang
thiết bị vũ khí Nga, từ các vũ
khí chiến lược như tàu ngầm
hạt nhân, tàu sân bay cho đến
các vũ khí thông thường như
xe tăng T-90. Liên doanh
Ấn Độ, Nga cũng hợp tác
sản xuất mẫu tên lửa hành
trình siêu thanh BrahMos.
Ước tính 60%-70% vũ khí
Ấn Độ hiện nay có nguồn
gốc từ Nga.
Nhờ kho vũ khí nàymàNga
thu lời lớn từ hoạt động bán
phụ tùng, hỗ trợ bảo dưỡng
cho khí tài quân sựẤnĐộ. Do
đó, trong bối cảnh Moscow
vẫn đang phục hồi nền kinh
tế bị đại dịch COVID-19 tác
động, mối quan hệ hợp tác
quốc phòng Nga - Ấn Độ là
thứ mà Moscow không hề
muốn từ bỏ.
Nhìn từ kinh nghiệm
quá khứ
Khả năng và nỗ lực cân
bằng quan hệ với TQ và Ấn
Độ của Moscow trên thực tế
đã nhiều lần được thể hiện
trong quá khứ. Trong quá
khứ, Liên Xô không đứng
về phía Ấn Độ trong cuộc
chiến biên giới Trung-Ấn
năm 1962 nhưng đến năm
1971 lại ngả sang ủng hộ
New Delhi. Đến cuộc khủng
hoảng ở cao nguyên Doklam
thuộc biên giới Trung - Ấn
năm 2017, các nhà ngoại
giao Nga ở Bắc Kinh nằm
trong số những người đầu
tiên được chính phủ TQ
tham vấn.
“Nga không hoàn toàn ngả
về phía Ấn Độ nhưng cũng
không muốn TQ chèn ép Ấn
Độ. Với vị thế và tầm ảnh
hưởng to lớn, Moscow có
thể tác động để Bắc Kinh
Tổng thốngNga Vladimir Putin
(trái),
Thủ tướngẤnĐộNarendraModi
(giữa)
và Chủ tịch TrungQuốc
Tập Cận Bình
(phải)
thamdự Thượng đỉnhG20 tại Nhật Bản vào tháng 6-2019. Ảnh: AP
Ngày 27-6, hãng tin
Sputnik
cho biết
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo
(ảnh)
cảnh báo trên trang Twitter cá nhân rằng
Trung Quốc đừng nên xem Biển Đông nơi
để thành lập “đế chế hàng hải” của riêng
mình, đồng thời cho hay giới chức Mỹ
đang thảo luận thêm về vấn đề này.
Ông Pompeo còn chia sẻ rất hoan
nghênh sự kiên định của các lãnh đạo
ASEAN khi muốn giải quyết tranh chấp
chủ quyền theo Công ước Liên Hợp Quốc
về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Một ngày trước đó, phát biểu trong họp
báo kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN 36,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết các
lãnh đạo ASEAN nhất trí xây dựng Biển
Đông thành một vùng biển hòa bình, hợp
tác vì thịnh vượng chung.
ASEAN tái khẳng định UNCLOS là
cơ sở để xác định các thực thể trên biển,
quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích
hợp pháp trên các vùng biển cũng như tạo
ra khung pháp lý cho mọi hoạt động trên
biển và đại dương.
Hồi ngày 2-6, Ngoại trưởng Mike
Pompeo cũng từng thông báo Mỹ đã gửi
thư cho tổng thư ký Liên Hợp Quốc để
“phản đối yêu sách hàng hải phi pháp của
Trung Quốc ở Biển Đông”. Mỹ cũng đề
nghị Liên Hợp Quốc chuyển thư này tới
tất cả nước thành viên. “Chúng tôi bác bỏ
những yêu sách phi pháp và nguy hiểm
này. Các thành viên Liên Hợp Quốc phải
đoàn kết để tuân thủ luật pháp quốc tế và
tự do trên biển” - ông Pompeo nhấn mạnh.
PHẠM KỲ
Ấn Độ triển khai tên lửa sát biên giới
Trung Quốc
Hãng tin
AP
ngày 27-6 đưa tin quân đội Ấn Độ vừa triển
khai hệ thống phòng thủ tên lửa đất-đối-không phản ứng
nhanh tiên tiến có tên Akash đến khu vực tranh chấp với
TQ ở vùng Ladakh.
AP
cho hay việc triển khai diễn ra sau khi TQ tăng cường
hoạt động của cácmáy bay chiếnđấu vàmáy bay trực thăng
dọc theo đường phân định khu vực tranh chấp giữa Ấn Độ
với TQ ở hai khu vực khác là Jammu và Kashmir.
“Hệ thống phòng không của cả quân đội ẤnĐộ và không
quânẤnĐộđềuđã được triển khai đến khu vực này để ngăn
chặn bất cứ sự cố nào gây ra bởi máy bay chiến đấu của
không quân TQ” - một quan chức Ấn Độ giấu tên cho biết.
Akash là hệ thống phòng thủ tên lửa đất-đối-không tầm
trung di động, được phát triển bởi Tổ chức Nghiên cứu và
Phát triển quốc phòng Ấn Độ. Một hệ thống Akash trung
bình có bốn xe dàn phóng (mỗi xemang ba quả tên lửa), xe
chỉ huy, radar, xe tiếp tế và máy phát điện. Hệ thống Akash
có thể theo dõi đồng thời 64 mục tiêu và có thể phóng tên
lửa bắn cùng lúc 12 mục tiêu.
Tuy rằng Nga đã tìm mọi
cách để giảng hòa và xoa dịu
căng thẳng giữa Ấn Độ và TQ,
giữa hai bên vẫn còn nhiều
khác biệt trong vấn đề tranh
chấp nên nhiều khả năng các
cuộc đụng độ quy mô nhỏ lẻ
sẽ vẫn tái diễn. Khu vực biên
giới Ladakh sẽ tiếp tục chứng
kiến các cường quốc tìm mọi
cách để chứng minh vị thế
trong khu vực.
GRIGORIY MAKAROV
,
GS chính trị học thuộc ĐH Moscow
Họ đã nói
Kể từ khi bị phương
Tây áp đặt lệnh
cấm vận, Nga đang
trở nên gắn bó với
TQ hơn bao giờ hết
trong lĩnh vực kinh
tế, thương mại. Tuy
nhiên, Ấn Độ lại là
đối tác quốc phòng
hàng đầu của Nga.
Ấn Độ đã xây dựng
mối quan hệ đối tác
sâu rộng với Nga
suốt gần 70 năm.
7,2
tỉ USD đã bốc hơi khỏi số tài sản của nhà
sáng lập Facebook Mark Zuckerberg sau
khi hơn 100 công ty trên toàn thế giới rút
quảng cáo, tẩy chay mạng xã hội này vì
đã không ngăn được sự phát tán của chủ
nghĩa thượng đẳng và các nội dung phân
biệt chủng tộc trong đợt biểu tình ở Mỹ
vừa qua, hãng tin
Bloomberg
ngày 27-6
cho biết.
PHẠM KỲ
Nga tiến thoái lưỡng nan
trước căng thẳng Ấn-Trung
Cuộc xung đột giữa ẤnĐộ và TrungQuốc vừa qua đã đặt đường lối ngoại giao cân bằng củaNga lên bàn cân.
Ông Pompeo: Biển Đông không phải “đế chế” của Trung Quốc
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook