144-2020 - page 7

7
danh dự, nhân phẩm. Các tài
liệu, chứng cứ mà bà H. giao
nộp cho tòa là các tin nhắn,
bài viết và hai bản hình chụp
inmàu trên Facebook cá nhân
của bị đơn. Ngoài các tài liệu
trên, bà H. không cung cấp
được chứng cứ nào khác.
Trong quá trình giải quyết,
tòa án đã ấn định trong 10
ngày kể từ ngày nhận quyết
định, bà H. phải cung cấp
chứng cứ chứng minh việc
mình bị xúc phạm danh dự.
Tuy nhiên, nguyên đơn đã
không cung cấp được.
Tại tòa, đại diện VKSND
quận đề nghị HĐXX không
chấp nhận yêu cầu khởi kiện
của bà H. và đình chỉ yêu cầu
đòi bồi thường danh dự.
HĐXX nhận định các tài
liệu, chứng cứ do bà H. cung
cấp không có cơ sở xác định
mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi của bà K. và thiệt
hại của bà H. như yêu cầu
đã khởi kiện. Từ đó, HĐXX
cho rằng không có đủ cơ sở
để chấp nhận yêu cầu khởi
kiện của bà H.
Vì thế, tòa không chấp nhận
yêu cầu khởi kiện của bà H.
về việc buộc bị đơn xin lỗi
công khai trên báo và đình
chỉ yêu cầu khởi kiện đòi
bồi thường danh dự 145,1
triệu đồng.
HiệnvụánđangđượcTAND
TP.HCMgiải quyết theo trình
tự phúc thẩmdo có kháng cáo
của đương sự. Chúng tôi sẽ
thông tin kết quả.•
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai29-6-2020
MINHVƯƠNG
M
ới đây, TAND quận
Thủ Đức, TP.HCMxử
sơ thẩm vụ tranh chấp
về yêu cầu bồi thường thiệt
hại về danh dự, nhân phẩm
giữa nguyên đơn là bà H. và
bị đơn là bà K. Giữa nguyên
đơn và bị đơn từng có quan
hệ mẹ chồng và con dâu, vụ
kiện xảy ra sau khi bà K. ly
hôn với chồng là ông Q. (con
trai của bà H.).
Đòi xin lỗi tại
ủy ban phường
Theo đơn khởi kiện, bà H.
yêu cầu tòa án buộc bà K.
phải thực hiện hai yêu cầu
là xin lỗi công khai, xin lỗi
trên báo ba số liên tiếp và bồi
thường thiệt hại về danh dự
145,1 triệu đồng.
Tại tòa, bà H. rút yêu cầu
đòi bồi thường danh dự nhưng
bổ sung yêu cầu buộc bà K.
phải xin lỗi mình tại UBND
phường Linh Chiểu, quận
Thủ Đức.
Theo hồ sơ, trong thời kỳ
hôn nhân, ông Q. và bà K. có
hai con chung nhưng tháng
8-2018, hai người đã ly hôn.
Ông Q. là người trực tiếp nuôi
dưỡng hai con. Thời gian đầu
khó khăn, bà H. đã phụ giúp
ông Q. chăm sóc, nuôi dưỡng
các cháu.
Theo bà H., gia đình bà
vẫn tạo điều kiện cho bà K.
đến thăm con hằng tuần. Tuy
nhiên, bà K. thường xuyên
có hành vi đến thăm con bất
ngờ, không báo trước. Khi
đến, bà K. bấm chuông gây
ảnh hưởng đến giấc ngủ của
các cháu.
Cũng theo bà H., ngày 21-
10-2018, bà K. có gọi điện
thoại xin phép qua thăm hai
con nhưng do gia đình có lịch
đi chơi nên bà K. không thăm
được. Từ đó, bà K. đã chụp
ảnh trước nhà bà H., chụp
rõ cả địa chỉ nhà rồi đăng tải
lên trang Facebook cá nhân.
Kèm theo hình ảnh là những
lời lẽ sai sự thật, xúc phạm
danh dự của bà.
Bà H. cho rằng bị hoang
mang, tinh thần ngày càng
giảm sút do những lời lẽ phê
phán của cộng đồng mạng xã
hội, bị mọi người bàn tán xôn
xao. Lý do là bà K. đã thông
tin sai sự thật, gây ảnh hưởng
đến uy tín, danh dự của bà và
gia đình.
Theo bà H., những lượt
chia sẻ và bình luận ác ý từ
cộng đồng mạng đã làm ảnh
hưởng đến uy tín, tinh thần
của bà. Trong số các bình
luận từ bài viết của bà K.
đã có người đăng công khai
số điện thoại cá nhân của bà
H. Ngoài ra, bà K. còn tung
những tin đồn thất thiệt,
khủng bố tinh thần đối với
bà H. và con trai là ông Q.
Về phía mình bà K. trình
bày, giữa bà và bà H. từng
có quan hệ mẹ chồng, con
dâu. Do vừa mới ly hôn nên
tâm trạng buồn bực. Khi đến
nhà bà H. lại không được
thăm con nên bà K. có viết
lên trang cá nhân của mình
để than thở về tình cảnh mà
mình gặp phải. Tuy nhiên, bà
không đồng ý yêu cầu đòi bồi
thường và xin lỗi của bà H.
vì cho rằng không có hành
vi xúc phạm.
Tòa: Chưa đủ chứng cứ
Theo HĐXX, tranh chấp
của hai bên phát sinh từ yêu
cầu đòi bồi thường thiệt hại
Theo bà K., do mới
ly hôn nên tâm
trạng buồn bực,
khi đến nhà bà H.
lại không được
thăm con nên viết
lên Facebook để
than thở về tình
cảnh của mình.
Không xem xét yêu cầu xin lỗi
tại phường
Đối với yêu cầu khởi kiện bổ sung của bà H. là buộc bà K.
phải xin lỗi công khai tại UBND phường Linh Chiểu, quận
ThủĐức, tòa không xemxét.TheoHĐXX, tại phiên tòa, bà H.
mới đưa ra yêu cầu khởi kiện bổ sung nên không chấp nhận.
Mẹ chồng đòi
dâu cũ xin lỗi
Cho rằng con dâu cũ đã nói xấumình trên Facebook
nên nguyên đơn khởi kiện nhưng bị tòa sơ thẩm
bác yêu cầu vì chưa đủ chứng cứ.
Có hai thông tin pháp lý từ quyết định
kháng nghị của VKSND Cấp cao tại
TP.HCM đáng để những người muốn mua,
bán nhà lưu ý.
1. Thời điểm chuyển nhượng quyền sử
dụng đất
Thông thường, nhiều người vẫn gọi,
thỏa thuận với nhau là mua, bán nhà hoặc
mua, bán nhà, đất. Thế nhưng, theo Luật
Đất đai hiện hành thì đất được xác định là
gốc, nhà là loại tài sản có trên đất. Từ đó,
tên đầy đủ của sổ hồng (cách nói gọn của
nhiều người về giấy chủ quyền bất động
sản) là giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất.
Ứng theo đó, hợp đồng chuyển nhượng
bất động sản có tên là hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất. Hay như trong vụ tranh chấp
nhà 58 tỉ đồng nêu trên thì hợp đồng có
tên là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất (có tài sản gắn liền với đất).
Cũng từ đó, khi người chủ đầu với người
mua thứ nhất xảy ra tranh chấp, VKSND
Cấp cao tại TP.HCM cho rằng các tòa đã
sai khi xác định đó là quan hệ tranh chấp
hợp đồng mua bán nhà.
Thay vào đó, phải xác định đúng là hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
(có tài sản gắn liền với đất). Như vậy,
khi tài sản chuyển nhượng là đất và nhà,
ngoài việc áp dụng Luật Nhà ở 2008 (có
hiệu lực lúc các bên giao dịch), các bên
còn phải tuân thủ Luật Đất đai về thời
điểm chuyển nhượng đất.
Theo khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai
2013, việc chuyển nhượng quyền sử dụng
đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất
đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký
vào sổ địa chính. Dễ hiểu hơn, người mua
được pháp luật thừa nhận là chủ sử dụng
đất vào thời điểm đăng ký tại cơ quan
đăng ký đất đai và được ghi tên vào sổ địa
chính.
Viện dẫn quy định này, VKSND Cấp
cao tại TP.HCM cho rằng do chưa đăng
ký việc chuyển nhượng đất (có nhà) nên
người mua sau cùng (mua lại của người
mua thứ nhất) chưa có quyền gì đối với đất
(có nhà) nêu trên. Tranh chấp giữa người
chủ đầu với người mua thứ nhất vẫn có thể
được xem xét, giải quyết chứ không bị cản
ngại bởi người mua sau cùng, nhất là lúc
đầu người mua thứ nhất có thỏa thuận với
người chủ đầu về điều kiện hủy hợp đồng.
2. Giao dịch giả tạo sẽ bị vô hiệu
Quyết định kháng nghị còn đưa ra
thông tin về một quan hệ mua, bán đất,
nhà không có thật. Đó là theo lời khai của
người mua thứ nhất thì ông không bán mà
chỉ cầm cố bất động sản. Trong quá trình
giải quyết vụ án, tòa án hai cấp đã không
cho ông này đối chất với người mua sau
cùng để làm rõ có hay không việc mua,
bán giả tạo nhằm che giấu việc cầm cố bất
động sản.
Chưa kể, có sự bất thường khi người
mua thứ nhất mới mua giá 58 tỉ đồng
nhưng chỉ 14 ngày sau đã bán lại chỉ với
giá 28 tỉ đồng. Sau khi ký kết hợp đồng và
đưa tiền, người mua sau cùng không đi
đăng ký và các bên cũng không giao nhận
bất động sản. Diện tích đất, nhà đó vẫn do
người chủ đầu quản lý, sử dụng.
Điều 129 Bộ luật Dân sự 2005 (có hiệu
lực lúc các bên mua, bán) quy định:
Khi các bên xác lập giao dịch dân sự
một cách giả tạo nhằm che giấu một giao
dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn
giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực (trừ
trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo
quy định).
Vì lẽ này, quyết định kháng nghị cho là
hai cấp tòa đã thu thập chứng cứ và chứng
minh chưa đầy đủ, làm ảnh hưởng đến
quyền lợi hợp pháp của các đương sự.
Cùng chờ xem hai bản án sơ thẩm, phúc
thẩm có bị TAND Cấp cao tại TP.HCM
hủy để vụ án được xét xử sơ thẩm lại theo
quyết định kháng nghị. Căn nhà 58 tỉ đồng
có chính thức quay về với người chủ đầu
hay không thì chưa thể nói trước nhưng
chắc rằng nhiều người đã rút ra được từ
đây nhiều bài học giao dịch nhà, đất hữu
ích để đỡ rủi ro, thiệt hại.
NGUYÊN THY
Luật và đời
Bất ngờpháp lýnhàmua58 tỉ,
bán lại 28 tỉ
Vụánliênquanđếncănnhà335BisLêVănSỹ,
quậnTân Bình, TP.HCM có nhiều điều lạ về giá
chuyển nhượng và thời gian giải quyết hồ sơ.
Đầu tháng 10-2014, chủ sở hữu đồng ý bán
nhà với giá 58 tỉ đồng.Theo thỏa thuận, người
mua trả trước 11 tỉ đồng và sẽ trả hết tiền vào
giữa tháng sau. Nếu không thực hiện đúng
thỏa thuận thì hợp đồng mua bán không
thành, người mua phải chuyển lại giấy tờ nhà
cho người bán.
Saukhi giaonhận11 tỉ đồng, hai bênđi công
chứng hợp đồng mua bán. Rất nhanh là chỉ
trong vài giờ sauđó, ngườimua đã đóngđược
các khoảnnghĩavụ tài chínhvà sang tên thành
công. Cũng rất nhanh, người chủ mới bán lại
nhà cho người khác chỉ với giá 28 tỉ đồng…
Khi phát hiện sự việc, người chủ đầu yêu
cầu ngăn chặn việc đăng bộ tiếp theo, đồng
thời khởi kiện.
Cùng xử bác yêu cầu của nguyên đơn (đòi
hủy hợp đồng bán nhà với người chưa trả hết
tiền), án sơ thẩmcho rằng cácbênkhông thỏa
thuận về điều kiệnhủy bỏhợpđồng. Ánphúc
thẩm thì cho là tại thời điểm hai bên thống
nhất hủy hợp đồng thì tài sản đã thuộc về
người mua sau cùng.
Chỉ mới nhận 1/5 số tiền, bên bán đã giao giấy chủ quyền
cho bên mua đi sang tên
(Tiếp theo trang 1)
ÔngNguyễn
VănQuyện,
người bán
nhà với giá
58 tỉ đồng và
là nguyên đơn
trong vụ kiện
yêu cầu hủy hợp
đồng chuyển
nhượng căn nhà
này tại phiên
tòa phúc thẩm.
Ảnh: PL
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook