144-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 29-6-2020
Tìm cách
gỡ vướng
cho xe buýt
ở TP.HCM
Các chuyên gia cho rằng hoạt động xe buýt
hiện nay ởTP.HCMcần có biện pháp khắc
phục những tồn tại để đáp ứng nhu cầu
phát triển trong tương lai.
THUTRINH
N
gày 1-7 tới, liên tiếp ba
tuyến xe buýt có trợ giá
ở TP.HCM sẽ ngưng
hoạt động. Theo các chuyên
gia, để hạn chế tình trạng xe
buýt ngưng hoạt động cũng
như đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của người dân, giao
thông công cộng TP.HCMnên
cải tổ lại một cách triệt để.
Ngưng gần 10 tuyến
trợ giá trong hai năm
Theo báo cáo của Trung tâm
Quản lý giao thông công cộng
(thuộcSởGTVTTP.HCM) cuối
năm 2018, trên địa bàn TP có
100 tuyến xe buýt có trợ giá.
Tuy nhiên, trong năm 2019
đã tạm ngưng hoạt động ba
tuyến xe buýt có trợ giá (tuyến
66, 96 và 97). Đến đầu năm
2020, TP tiếp tục tạm ngưng
hoạt động tuyến xe buýt số
54 (Bến xe Miền Đông - Bến
xe Chợ Lớn), chuyển đổi hai
tuyến xe buýt số 13 và 94
từ loại hình có trợ giá sang
không trợ giá. Mới đây, trung
tâm thông báo tiếp tục ngưng
hoạt động ba tuyến xe buýt có
trợ giá là 02, 11 và 144 vào
ngày 1-7 tới.
Theo Sở GTVT, việc ngưng
các tuyến xe buýt sẽ ảnh hưởng
từ ngày 1-7 đến 31-12 (trong
đó phải thực hiện ngưng một
số tuyến).
Do vậy, Sở GTVT kiến nghị
Sở Tài chính xem xét, thẩm
định thống nhất dự toán chi
ngân sách nhà nước lĩnh vực
trợ giá xe buýt năm 2020 là
1.311 tỉ đồng (nâng mức trợ
giá xe buýt lên 161 tỉ đồng).
Cần cải tổ hệ thống
xe buýt
PGS-TS Phạm Xuân Mai,
nguyên Trưởng Khoa kỹ thuật
giao thông, ĐH Bách khoa
TP.HCM, nhận định giao thông
công cộng ở TP cần cải tổ lại
một cách triệt để nhằm đáp
ứng nhu cầu phát triển ngày
càng cao trong tương lai.
Sau tám năm (từ năm 2012
đến nay), lượng khách đi xe
buýt đã giảm tới 50%. Tỉ lệ
trên cho thấy đây là một tín
hiệu rất đáng báo động cho
giao thông công cộngTP.HCM.
Do đó, PGS-TS Mai cho
rằng TP cần phải cải tổ hệ
thống này theo hướng mạnh
dạn đổi mới. Cụ thể, cơ quan
chức năng nên thay đổi hoàn
toàn hệ thống và quản lý điều
hành xe buýt hiện nay sang
hình thức PPP (các tập đoàn tư
nhân hay cổ phần nhà nước có
tư nhân tham gia đầu tư theo
phương thức đối tác công tư).
Theo ôngMai, những đơn vị
cùng hệ thống giao thông công
cộng sẽ được tổ chức theo mô
hình chính quyền giao thông đô
thị PTA(Public Transportation
Authority).Mô hình này sẽ dẫn
đến sự thay đổi hàng loạt hoạt
động xe buýt như mạng lưới,
luồng tuyến, dịch vụ, vé thông
minh, đội xe mới, sức thu hút
khách và giảm thiểu được trợ
giá cho xe buýt.
Cũng theo PGS-TS Mai,
TP.HCM có thể thực hiện với
kinh phí hoàn toàn do TP tự lo
được theo phương thức PPPvà
xã hội hóa chứ không cần phải
vay vốn nước ngoài hay chờ
đợi ngân sách từ trung ương.
Tuy nhiên, để làmđược điều
trên, TP cần tạo dựng được cơ
chế đặc thù cho sự phát triển
giao thông công cộng liên quan
đến PTA, PPP.
PGS-TSNguyễnMinhHòa,
nguyên Trưởng Khoa đô thị
học (Trường ĐHKHXH&NV
TP.HCM), cho rằng nếu ngưng
các tuyến xe buýt có trợ giá thì
sẽ rất khóchocáchànhkhách, vì
chủ yếu những người đi xe buýt
thường có hoàn cảnh khó khăn.
“Theo tôi, nếu ngưng chạy
các tuyến xe buýt có trợ giá
trên, TP nên thay thế một loại
xe buýt mini 12-16 chỗ cho bà
con đỡ khổ. Số kinh phí trợ
giá nhiều quá thì thà bỏ tiền
ra mua các xe buýt nhỏ phục
vụ bà con” - PGS-TS Hòa nói.
PGS-TSHòa cho biết hầu hết
các nước khu vực Đông Nam
Áđều sử dụng xe buýt loại nhỏ
dù mỗi nước gọi một tên khác
nhau. Nhờ xe nhỏ gọn, không
chiếm mặt đường nên rất phù
hợp với thực trạng đường phố ở
TP.HCM. Cũng nhờ vậymà xe
có thể len lỏi bất cứ đâu, xoay
trở cũng rất dễ dàng.
Ông Hòa nhận xét loại xe
này cơ động, số lượng khách
khoảng 10 người nên việc
gom người dễ dàng, đỡ tốn
các chi phí bảo trì so với xe
40-80 chỗ.•
Ít người sử dụng thanh toán tự động
trên xe buýt
Theo ghi nhận của PV, tuy đã gần hết hạn thí điểm thanh
toán tự động trên xe buýt nhưng số lượng người sử dụng
thẻ vẫn rất ít.
Trung tâmQuản lý hạ tầng giao thông công cộng cho biết
so ngưi su dung hệ thanh toan tự động chua nhiều là do thói
quen sudung tiềnmặt van còn. Ngoài ra, hình thức thanh toán
này van chua trien khai toan hệ thong khienmot so ngưi có
nhu cau đi xe buyt lien tuyen gặp khó khăn.
PGS-TS Phạm Xuân Mai đánh giá cao vi c thanh toán tự
động trên xe buýt. Cụ thể, hình thức thanh toán này khiến
vi c quản lý vận hành tốt và vi c thu chi cũngminh bạch hơn.
“M t khác, cũng tạo đi u ki n thuận lợi cho hành khách
đang sử dụng các hình thức thanh toán tự động trong các
giao dịch của mình vào giao dịch đi lại, vận chuyển”- PGS-TS
Mai thông tin.
ÔngMai g p ý vi c thanh toán này nên đa dạng như dùng
thẻ tín dụng, đi n thoại di động…
Tiêu điểm
Nếu ngưng các tuyến
xe buýt có trợ giá thì
sẽ rất khó cho các
hành khách, vì chủ
yếu những người đi
xe buýt thường có
hoàn cảnh khó khăn.
Quyđịnhbáohiệuđườngbộmới: Tài xế dễ nhầmlẫn
Từ ngày 1-7, các tài xế cần lưu ý và cập nhật các quy địnhmới về báo hiệu đường bộ để tránh bị phạt oan.
Hai chương trình
phát triển xe buýt
ÔngVõKhánhHưng,Ph Giám
đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết
hi n nayTP c hai chương trình
ưu tiên cho xe buýt.
Một là dự án giao thông xanh
(PRT) với tuyến xebuýt đi từBến
xe Mi n Tây đến Bến xe Mi n
Đông mới.
Hai là chương trình nghiên
cứu tuyến xe buýt nhanh c p
đườngĐi nBiênPhủ-VõThịSáu.
Lượng khách đi xe buýt giảmmạnh trong nhiều nămqua. Ảnh: THUTRINH
rất lớn đến nhu cầu đi lại của
người dân do thời gian chờ
xe buýt lâu hơn hoặc phải
di chuyển bằng nhiều tuyến.
Từ đó dẫn đến nguy cơ phá
vỡ tính liên thông mạng lưới
tuyến. Điều này càng làm ảnh
hưởng đến nhu cầu đi lại của
người dân cũng như tác động
đến hoạt động của các tuyến
xe buýt còn lại.
Về khó khăn, đại diện Sở
GTVTcho biết nếu dự toán chi
ngân sách nhà nước lĩnh vực
trợ giá xe buýt năm 2020 vẫn
giữ nguyên là 1.150 tỉ đồng thì
hệ thống xe buýt chỉ hoạt động
được đến khoảng giữa tháng
11-2020; hoặc cần phải giảm
xuống còn 85% số chuyến
theo kế hoạch của giai đoạn
Quy chuẩn mới (QCVN 41:2019/BGTVT) quy định về
báo hiệu đường bộ chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7 tới.
Theo đó, quy chuẩn này giải thích rõ hơn các quy định về
hệ thống báo hiệu đường bộ.
Cụ thể, quy chuẩn mới định nghĩa lại về ô tô con theo
giấy chứng nhận kiểm định thay vì bao gồm ô tô chở hàng
với khối lượng chuyên chở dưới 1,5 tấn như trước đây. Ô
tô con theo quy định này là ô tô được xác định theo giấy
chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, chở người
không quá chín chỗ ngồi (kể cả người lái). Điều này đồng
nghĩa loại xe tải dưới 1,5 tấn ra khỏi danh sách xe con.
Tương tự, quy định này cũng sẽ áp dụng cho xe bán tải
(pickup), xe tải van có khối lượng hàng chuyên chở cho phép
tham gia giao thông dưới 950 kg; hoặc xe ba bánh có khối
lượng bản thân lớn hơn 400 kg mới được xem là xe con.
Ngoài ra, quy chuẩn quốc gia còn hướng dẫn rõ hơn về
biển báo cấm đối với ô tô tải. Trong đó, biển số P.106a sẽ
báo đường cấm các loại ô tô tải, trừ các xe được ưu tiên
theo quy định. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và
các xe máy chuyên dùng.
Biển số P.106b có hiệu lực cấm các ô tô tải có khối lượng
chuyên chở (xác định theo giấy chứng nhận kiểm định an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông
cơ giới đường bộ) lớn hơn giá trị chữ số ghi trong biển (chữ
số tấn màu trắng trên hình vẽ xe). Biển này cũng có hiệu lực
cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng.
Riêng biển số P.106c sẽ báo đường cấm các xe chở hàng
nguy hiểm.
Một điểm đáng chú ý khác, quy chuẩn 41:2019 quy định
biển báo hiệu đặt về phía tay phải hoặc phía trên phần
đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt); đặt ở vị trí để
người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian
để chuẩn bị đề phòng. Ngoài ra, tùy từng trường hợp, có thể
đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều đi.
Quy chuẩn mới cũng quy định chung về hành vi vượt xe.
Các xe khi vượt phải vượt về bên trái (trừ các trường hợp
được quy định trong Luật Giao thông đường bộ). Trường
hợp xe đi với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải và người
lái xe không được gây trở ngại đối với xe xin vượt. Cụ thể,
khi có xe xin vượt (nếu đủ điều kiện an toàn), người điều
khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về
phần đường bên phải của phần xe chạy cho đến khi xe sau
đã vượt qua.
Quy chuẩn mới 41:2019 cũng bổ sung vạch phân chia các
làn xe cùng chiều, dạng vạch kép mà trước đây không quy
định (một vạch liền, một vạch đứt nét).
Đặc biệt, quy chuẩn mới không bắt buộc trước khi đặt
biển cấm rẽ, cần đặt biển chỉ dẫn hướng đi thích hợp. Thay
vào đó chỉ quy định “có thể” đặt biển chỉ dẫn hướng đi
thích hợp.
THY NHUNG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook