146-2020 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Tư1-7-2020
Gạo, tôm, cá Việt vào thị trường
15.000 tỉ USD
QUANGHUY
N
hiều mặt hàng nông, lâm,
thủy sản sẽ có cơ hội đẩy
mạnh xuất khẩu do được giảm
thuế về 0% ngay khi Hiệp định
thương mại Việt Nam (VN) - EU
(EVFTA) có hiệu lực. Bộ trưởng
Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh
nhấn mạnh như trên tại hội nghị
“Hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nông,
lâm, thủy sản vào thị trường EU
thực thi có hiệu quả hiệp định
EVFTA”. Hội nghị do Bộ Công
Thương chủ trì, phối hợp cùng
Bộ NN&PTNT, UBND TP.HCM
tổ chức ngày 30-6.
Chuẩn bị hàng xuất
sang EU
Ông PhạmThái Bình, Tổng giám
đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp
công nghệ cao Trung An, cho biết
công ty đã chuẩn bị sẵn sàng cho
cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào
thị trường châu Âu khi hiệp định
chính thức có hiệu lực.
Hiện thuế suất EUđang áp lên gạo
VN là thuế tuyệt đối 175 EUR/tấn
với gạo xay xát, 65 EUR/tấn với gạo
tấm và 211 EUR/tấn với thóc. Sắp
tới, theo cam kết của EVFTA, hạn
ngạch đối với gạo xay xát và gạo
thơm sẽ là 80.000 tấn, thuế trong
hạn ngạch là 0%. Đáng mừng là xu
hướng sử dụng gạo ở EU tăng lên
với mức trung bình là 2,5 triệu tấn/
năm trong giai đoạn 2016-2020.
Tuy nhiên, điều băn khoănmà ông
Bình đặt ra là muốn xuất khẩu gạo
sang EU phải được xác nhận theo
quy định trong dự thảo “Nghị định
hướng dẫn quy trình đăng ký chứng
nhận chủng loại gạo xuất khẩu vào
EUđểđượchưởngưuđãi hạnngạch”
đangđượcBộNN&PTNTlấyýkiến.
Theo đó, nghị định dự kiến sẽ
có hiệu lực vào ngày 1-8 tới đây.
Nhưng đa số các công ty xuất khẩu
vẫn chưa nắm rõ quy trình, thủ tục,
hồ sơ đầy đủ hợp lệ cho lô hàng gạo
xuất khẩu sang EU để được ưu đãi.
Mặt khác, các đơn vị xuất khẩu gạo
cho rằng việc đưa xác nhận chủng
loại gạo vào nội dung quản lý và
điều chỉnh của nghị định là quá
phức tạp, tốn kém. Do vậy, Nhà
nước cần nghiên cứu những cách
quản lý thông thoáng hơn.
“Tôi không rõ là phía EU có đưa
ra quy định này không, tại sao VN
phải làm, vì từ khi có dự thảo đến
khi ban hành nghị định rất mất thời
gian. Chúng tôi muốn xuất hàng
sớm thì phải làm sao, xin xác nhận
có thêm thủ tục hành chính?” - ông
Bình đặt câu hỏi.
Trả lời thắc mắc này, Bộ trưởng
Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh
cho biết VN và EU đã thống nhất
chủng loại gạo và những yêu cầu
cần đáp ứng khi xuất khẩu. Chính
vì vậy, các lô hàng xuất khẩu phải
có sự xác nhận và kiểm soát từ phía
VNnhằmđảmbảo đúng chủng loại,
đúng chất lượng theo yêu cầu. Hiện
Bộ Công Thương đã thống nhất với
Bộ NN&PTNT để xây dựng nghị
định. Trong đó có hướng dẫn việc
đăng ký và cơ quan quản lý nhà
nước cấp xác nhận chủng loại gạo.
“Trong trường hợp nghị định
không kịp hoàn thành, Bộ Công
Thương sẽ cố gắng tham vấn và
làm việc với Bộ NN&PTNT cũng
như phía châu Âu để có một cơ
chế tạm thời giải quyết cho các lô
gạo đầu tiên xuất khẩu sang châu
Âu khi hiệp định có hiệu lực” - Bộ
trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Bán hàng sang EU qua
sàn thương mại điện tử
ÔngĐặngHoàngGiang, PhóChủ
tịch Hiệp hội Điều VN (Vinacas),
cho biết với hiệp định EVFTA, các
DN sẽ có cơ hội gia tăng xuất khẩu.
Hiện nay nhiều công ty đã chuẩn bị
đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn, cơ
sở vật chất, năng lực để xuất khẩu
vào EU như tài chính, nguồn nhân
lực, nhà máy, công nghệ.
“Thị trườngEUhiện rất ưa chuộng
các sản phẩmđạt tiêu chuẩn hữu cơ,
có thể truy xuất nguồn gốc như hạt
điều. Vì thế nhiều công ty đã chuẩn
bị từ trước, quy hoạch được vùng
nguyên liệu sạch, trồng theo tiêu
chuẩn hữu cơ” - ông Giang cho hay.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần
TuấnAnh thông tin: Để hỗ trợ DN
khai thác hiệu quả hiệp địnhEVFTA,
sắp tới bộ sẽ xây dựng và giới thiệu
sàn thương mại điện tử với EU để
đưa hàng hóa VN nhanh chóng tiếp
cận thị trường này.
Còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu
Với hiệp định EVFTA, sau khi được ký kết và có hiệu lực thì nông, lâm,
thủy sản xuất khẩu của VN có thể tiếp cận được một thị trường tiềm
năng với dân số hơn 500 triệu người và GDP đạt 15.000 tỉ USD. Trong
khi nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp chỉ chiếm 8,4% trong tổng
nhập khẩu của EU.
Vì vậy, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng nước ta còn rất nhiều dư địa
tăng trưởng xuất khẩu cácmặt hàng nông, lâm, thủy sản để phục vụ nhu
cầu tiêu thụ rất lớn của thị trường này. Để nắm bắt cơ hội và khai thác
tốt thị trường EU, nước ta phải đẩy mạnh công tác tái cơ cấu, hướng sâu
vào nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua chất lượng sản phẩm, truy
xuất nguồn gốc, quy cách đóng gói…
Rà soát quy định về thu hồi nợ của
các công ty tài chính
Liên quan đến vụ việc đòi nợ của Công ty Tài chính
FE CREDIT đối với khách hàng vay gây bức xúc cho dư
luận, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành công
văn nhằm làm rõ việc tuân thủ quy định của pháp luật và
có đủ thông tin cung cấp cho tổ chức, cá nhân liên quan.
Cụ thể, NHNN yêu cầu NH TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng, FE CREDIT và Công ty Tài chính TNHH HD
SAISON, Công ty Tài chính TNHH một thành viên
Shinhan Việt Nam phải khẩn trương rà soát toàn bộ quy
định nội bộ về cấp tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ; các thỏa
thuận với các đối tác về thu nợ, bán nợ để bảo đảm tuân
thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.
Đồng thời, chấn chỉnh toàn bộ hoạt động cấp tín dụng
của FE CREDIT. Trường hợp phát hiện vi phạm, xử lý
nghiêm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
TL
120 doanh nghiệp nhà nước thoái vốn
trong năm nay
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định phê
duyệt danh mục các doanh nghiệp (DN) có vốn nhà nước
thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020. Theo đó, các DN
do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện thoái vốn đến
hết năm nay gồm 120 DN.
Đáng chú ý, các DN chuyển giao về Tổng Công ty Đầu
tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để thực hiện thoái
vốn, hoàn thành chuyển giao trước ngày 31-8 gồm 14 DN.
Đó là Tổng Công ty CP Xây dựng công nghiệp Việt Nam,
Công ty cổ phần Xây dựng và nhập khẩu tổng hợp, Công
ty cổ phần Nông thổ sản Việt Nam, Tổng Công ty Rượu
Bia Nước giải khát Sài Gòn, Công ty cổ phần Cung ứng
nhân lực quốc tế và thương mại…
Quyết định cũng nêu rõ có 69 DN trong danh mục dừng
thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 để rà soát, gồm 54
DN hoạt động trong lĩnh vực cấp nước và 15 DN hoạt
động trong một số ngành, lĩnh vực khác. Các DN này sẽ
được chuyển sang danh mục DN xây dựng phương án sắp
xếp, thoái vốn trong giai đoạn 2021-2025.
P.MINH
Sàn thương mại điện tử này sẽ
kết hợp với các công cụ tiếp cận
khai thác thị trường thông qua công
cụ xúc tiến thương mại, công cụ
về xuất nhập khẩu điện tử. Đồng
thời, kết nối hàng loạt quy định về
thương mại, đầu tư, công nghệ…
Với 89% DN Việt là nhỏ và vừa
sẽ rất thuận lợi để có thể khai thác
những lợi thế của sàn thương mại
điện tử để có mức tăng trưởng đột
biến tại thị trường EU.
Bên cạnh đó, hiện Bộ Công
Thương đã ban hành Thông tư 11
để có hướng dẫn về chứng nhận
xuất xứ cho các sản phẩm khi xuất
khẩu sang EU. Điều này sẽ giúp
rất nhiều cho cộng đồng DN thâm
nhập thị trường hiệu quả.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ
trưởng Bộ NN&PTNT, cũng cho
biết sẽ có đoàn công tác vào làm
việc với DN để hướng dẫn, hỗ trợ
cụ thể về các hồ sơ cần có để được
hưởng ưu đãi thuế quan xuất khẩu
sang EU. Trên cơ sở đó sẽ mở rộng
mô hình và thông tin cho các đơn
vị khác nhằm tận dụng tốt cơ hội
mà hiệp định mang lại cho VN.•
Thị trường châu Âu rất ưa chuộng nhữngmặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt tiêu chuẩn hữu cơ, truy xuất
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hạt điều Việt Namtrồng theo tiêu chuẩn hữu cơ được thị trường EUưa chuộng. Ảnh: QUANGHUY
Hiện nay nhiều công ty
đã chuẩn bị đầy đủ các
yêu cầu tiêu chuẩn, cơ sở
năng lực để đẩy mạnh
xuất khẩu vào EU.
Tiêu điểm
Trung tâm cung cấp
dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu
ÔngNguyễnThànhPhong,Chủtịch
UBND TP.HCM, cho biết nhằm hỗ trợ
cộngđồngDNtiếpcậnvàmởrộngcác
thị trường mà VN đã ký kết hiệp định
thươngmại như EVFTA,TP.HCMđã tổ
chứccáchộithảo,hộinghị…đểtuyên
truyền các nội dung của hiệp định.
“TP.HCMđang tập trung xây dựng
đề án phát triển xuất khẩu đến năm
2025, định hướng 2030 theo hướng
chuyển dịch sang dịch vụ hỗ trợ xuất
khẩu. TP.HCM sẽ là trung tâm cung
cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu cho
các tỉnh, thành phía Nam. Bên cạnh
đó, TP sẽ cơ cấu lại ngành hàng xuất
khẩu theo hướng xuất khẩu các sản
phẩm tinh chế, có hàm lượng khoa
học công nghệ, giá trị gia tăng cao
như phần mềm, sản phẩm nội dung
số…” - chủ tịch TP.HCM chia sẻ.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook