146-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư1-7-2020
VKSND TP.HCM vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ra
trước tòa cùng cấp để xét xử đối với bốn bị can Nguyễn
Tiến Đạt, Nguyễn Văn Được, Hồ Văn Tài và Đào Chí
Linh.
Trong đó, Đạt và Được bị truy tố về tội sản xuất, buôn
bán hàng giả là thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Tài, Linh
bị truy tố về tội sản xuất hàng giả là thuốc BVTV.
Theo cáo trạng, ngày 20-5-2019, công an bắt quả tang
ba đối tượng Được, Tài, Linh đang bốc xếp 45 thùng
thuốc BVTV nghi giả nhãn hiệu lên một xe tải tại kho
hàng thuộc xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.
Khám xét khẩn cấp kho hàng, công an phát hiện, tạm
giữ các dụng cụ để sản xuất thuốc BVTV như máy ép bao
bì, bao bì, tem nhãn in sẵn nhãn hiệu, hóa chất dùng làm
nguyên liệu sản xuất và lượng lớn thuốc thành phẩm.
Sản phẩm mà cơ quan chức năng nghi làm giả là
Antracol 70 WP (loại 1 lít) và Anvil (loại 1 lít) của Công
ty TNHH Bayer Việt Nam và Công ty TNHH Syngenta
Việt Nam.
Được khai Đạt thuê mình cùng với Tài và Linh để sản
xuất thuốc BVTV giả nhãn hiệu An tracol 70WP, Anvil
5SC rồi chuyển đến Cần Thơ tiêu thụ.
Trong đó, Được giữ vai trò quản lý, tổ chức trực tiếp
sản xuất. Tài và Linh cân, sang chiết nguyên liệu vào bao
bì có in sẵn nhãn hiệu, hoàn thành các công đoạn khác rồi
đóng thùng chuyển đi.
Sau khi thu mua thuốc nước Hexaconazol 5%, hóa chất
dạng bột và vỏ chai nhựa, Được, Linh, Tài thực hiện các
công đoạn sang chiết, vào nắp, đóng nhãn mác… rồi đóng
thùng chuyển lên xe tải chở đi tiêu thụ.
Ngày 21-5-2019, đại diện hai công ty trên xác định
thuốc BVTV thu giữ tại kho hàng không phải sản phẩm
do công ty mình sản xuất.
Theo giám định, số thuốc BVTV trên là giả. Tổng giá
trị lô hàng trên là 531,9 triệu đồng.
Tại cơ quan điều tra, Được, Tài, Linh nhận tội. Riêng
Đạt không thừa nhận hành vi tổ chức sản xuất, buôn bán
thuốc BVTV giả.
Tuy nhiên, từ lời khai của những người liên quan, cơ
quan chức năng cho rằng đủ căn cứ để xác định Đạt là
chủ mưu của vụ án.
MINH VƯƠNG
Truy tố nhóm làm giả thuốc bảo vệ thực vật
Nghe đồngphạmbị án
tử, nữbị cáonắmchặt
tay khôngbuông
Ngày 30-6, TAND TP.HCM xử sơ thẩm, tuyên
phạt tử hình Đổng Quốc Duy (ngụ quận 5, TP.HCM;
có nhiều tiền án, tiền sự liên quan đến ma túy) và
Phan Thị Huỳnh Như hai năm sáu tháng tù, cùng về
tội mua bán trái phép chất ma túy.
HĐXX nhận định Duy mua bán số lượng ma túy
đặc biệt lớn và thuộc trường hợp tái phạm nguy
hiểm nên cần xử mức án nghiêm khắc. Tòa vừa
tuyên mức án tử đối với Duy, bị cáo Như nắm chặt
tay Duy run sợ không buông.
Trong quá trình điều tra, Như khai do hoàn cảnh
khó khăn nên nảy sinh ý định mua bán ma túy kiếm
lời. Lần đầu tiên tập tành mua bán thì Như đã bị
bắt giữ.
Trước đó, Như gọi điện thoại cho Duy hỏi mua ma
túy đá đem bán lại kiếm lời. Hôm đó, Như đến nhà
Duy mua 9,5 triệu đồng ma túy, trả tiền mặt 8 triệu
đồng, chuyển khoản bằng ứng dụng MoMo 1 triệu
đồng và thiếu lại 500.000 đồng.
Chiều 21-6-2019, khi Như chờ giao hàng trước
một căn nhà trên đường Khuông Việt (phường Phú
Trung, quận Tân Phú), công an phát hiện Như có
biểu hiện nghi vấn nên tiến hành kiểm tra.
Qua kiểm tra, công an bắt quả tang Như đang cất
giấu một gói ma túy bên trong bịch khăn giấy màu
đỏ bỏ trong cốp xe, chứa 3,769 g methamphetamine.
Từ lời khai của Như, công an khám xét nơi ở của
Duy, thu giữ được trong két sắt phòng ngủ nhiều loại
ma túy khác nhau.
Duy khai bắt đầu mua bán ma túy khoảng một
tuần. Nguồn ma túy mua từ Bùi Văn Điệp (đang là
bị can trong vụ án có đồng phạm về các tội mua bán,
vận chuyển và tàng trữ trái phép chất ma túy mà
Công an TP.HCM đang thụ lý).
Duy đã mua tổng cộng hai lần, lần đầu mua 800 g
ketamine với giá 200 triệu đồng để bán lại nhưng
không liên lạc được với người mua nên đã cất giấu
trong két sắt phòng ngủ.
Lần thứ hai, Duy đặt mua 1 kg ma túy tổng hợp và
140 viên thuốc lắc với giá 300 triệu đồng.
Lần này, Bùi Văn An (cháu của Điệp, đồng phạm với
Điệp trong vụ án nêu trên) đến nơi giao và nhận tiền.
Sau khi kiểm hàng thấy có 77 viên nén là ma túy
đá và thuốc lắc kém chất lượng nên Duy gọi cho
Điệp. Điệp nói cho Duy để chào bán thử.
HOÀNG YẾN
Bất cập trong xử lý
kỷ luật cán bộ
Nhiều ý kiến cho rằng việc xử lý kỷ luật cán bộ còn bất cập, cần làm rõ
các nguyên tắc để đảmbảo tính hợp lý, thống nhất và phù hợp.
MINHVƯƠNG
N
gày 30-6, Trường ĐH
Luật TP.HCM tổ chức
hội thảo khoa học về
Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Cán bộ,
công chức và Luật Viên chức
những điểm mới và định
hướng áp dụng.
Tham gia hội nghị có nhiều
chuyên gia, giảng viên, đại
diện một số sở, ban, ngành
của các tỉnh, thành phía Nam.
Vấn đề được nhiều đại biểu
thảo luận là những quy định
liên quan đến việc xử lý kỷ
luật đối với cán bộ, công chức,
viên chức.
Nhiều ý kiến cho rằng
vấn đề này còn nhiều bất
cập, trong đó là các nguyên
tắc xử lý chưa rõ ràng, còn
nhiều thiếu sót, thậm chí là
mâu thuẫn nhau.
Theo TS Thái Thị Tuyết
Dung (PhóGiámđốcphụ trách
trung tâm đào tạo trực tuyến,
Trường ĐH Luật TP.HCM),
hiện nay Luật Cán bộ, công
chức và LuậtViên chức không
có quy định về nguyên tắc xử
lý kỷ luật, trong khi các văn
bản pháp luật khác thì có.
Chẳng hạn Điều 2 Nghị
định 34/2011 và Điều 3
Nghị định 27/2012 quy định
về các nguyên tắc xử lý kỷ
luật như khách quan, công
bằng, nghiêm minh, đúng
pháp luật, mỗi hành vi chỉ
bị xử lý bằng một hình thức
kỷ luật. Nếu có nhiều hành
vi vi phạm thì bị kỷ luật về
từng hành vi và phải chịu
kỷ luật nặng hơn một mức
so với hình thức kỷ luật
nặng nhất.
Điều đặc biệt là các nguyên
tắc này không phân hóa đối
tượng bị xử lý nên có nội dung
tương đồng nhau chỉ áp dụng
cho công chức, viên chức.
Thực tế, việc áp dụng còn bất
cập đối với nhóm chủ thể như
cán bộ, công chức - đảng viên,
viên chức - đảng viên, cán
bộ kiêm nhiệm công chức…
Cạnh đó, nguyên tắc tổng
hợp hình thức xử lý kỷ luật
công chức, viên chức còn bất
cập. Cụ thể, công chức, viên
chức không giữ chức vụ quản
lý sẽ nhận trách nhiệm nặng
hơn so với người giữ chức
vụ quản lý.
TS Dung nêu ví dụ: Ông
A. công tác tại BV đa khoa
tỉnh M. Ông có hai hành vi
vi phạm là khiển trách và
cảnh cáo. Áp dụng khoản 2
Điều 3 Nghị định 27/2012
để tổng hợp hình thức xử
lý kỷ luật. Khi đó, nếu ông
A. không giữ chức vụ quản
lý thì ông sẽ bị buộc thôi
việc, còn nếu ông A. giữ
chức vụ quản lý thì ông sẽ
bị cách chức.
PGS-TSNguyễnCảnhHợp
(Phó Chủ tịch Hội đồng khoa
học và đào tạo, Trường ĐH
Luật TP.HCM) cho rằng luật
sửa đổi kéo dài thời hiệu xử
lý kỷ luật là phù hợp.
Ngoài ra, luật còn bổ sung
bốn hành vi vi phạm không
áp dụng thời hiệu. Một là
cán bộ, đảng viên vi phạm
đến mức bị kỷ luật khai trừ.
Hai là vi phạm về công tác
bảo vệ chính trị nội bộ. Ba
là xâm hại lợi ích quốc gia
trong lĩnh vực quốc phòng,
an ninh, đối ngoại. Bốn là sử
dụng văn bằng, chứng chỉ,
giấy chứng nhận, xác nhận
giả hoặc không hợp pháp.
Theo ông Hợp, những hành
vi này vô cùng nghiêm trọng,
do đó việc không áp dụng
thời hiệu xử lý là hoàn toàn
phù hợp.•
PGS-TSNguyễn CảnhHợp phát biểu tại hội thảo. Ảnh: MV
Ba hình thức xử lý người đã nghỉ việc,
nghỉ hưu
TheoTS CaoVũMinh (ĐH Luật TP.HCM), Điều 79 Luật Cán
bộ, công chức 2008 vàĐiều 8Nghị định 34/2011/NĐ-CP đưa
ra sáu hình thức kỷ luật đối với công chức: Khiển trách, cảnh
cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
Tuynhiên, thực tế lại cónhữngquyết địnhkỷ luật liênquan
đếnviệc“xóa tưcáchnguyên”. TSMinhcho rằngnhữngquyết
định này cũng thỏa mãn nhu cầu của xã hội, dư luận thấy
hài lòng. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý để áp dụng thì lại thiếu.
Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 đã quy định có ba hình
thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ
hưu là khiển trách, cảnh cáo và xóa tư cách chức vụ đã đảm
nhiệm. TS Minh băn khoăn: “Các hình thức kỷ luật này đối
với người đã nghỉ hưu là không quan trọng, lợi ích gắn với
họ là lương hưu nên nếu có xóa tư cách chức vụ thì cũng
không ảnh hưởng đến quyền lợi của họ”.
Nguyên tắc tổng hợp
hình thức xử lý kỷ
luật công chức, viên
chức còn nhiều bất
cập khi người không
giữ chức vụ quản lý
bị nặng hơn so với
người giữ chức vụ
quản lý.
Bị cáoĐổngQuốc Duy và Phan Thị HuỳnhNhư
sau khi tòa tuyên án. Ảnh: HY
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook