154-2020 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứSáu10-7-2020
NGUYỄNHIỀN
D
o ảnh hưởng của dịch
bệnh COVID-19, trong
sáu tháng đầu năm, trên
địa bàn TP.HCM đã có hơn
327.000 lao động bị thôi việc.
Theo ông Lê Minh Tấn,
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH
TP.HCM, tình trạng mất việc
làm đã ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống của người lao
động (NLĐ).
Giới thiệu vào công ty
khác làm việc
Để giảm bớt những khó
khăn cho NLĐ, ông Lê Minh
Tấn cho biết Sở LĐ-TB&XH
khuyến khích doanh nghiệp
(DN) đưa ra những chính
sách hỗ trợ có lợi cho NLĐ bị
thôi việc. Đồng thời, DN phải
đảmbảo công việc cho những
NLĐ lớn tuổi, mang thai, có
con nhỏ gặp khó khăn…
Sở cũng đã giới thiệu NLĐ
bị thôi việc vào công ty khác
cùng ngành. Từ đầu tháng 7,
đã có 3.000 công nhân của
Công ty PouYuen ở quận
BìnhTân bị ngừng việc, trong
đó có khoảng 800 NLĐ có
nguyện vọng ở lại TP làm
việc. Sở đã tìm kiếm DN có
cùng ngành sản xuất để giới
thiệu số công nhân này chuyển
sang làm việc.
Ngoài ra, sở cũng đã liên
hệ với tám DN tại quận Gò
Vấp để nhận hơn 2.000 công
nhân của Công ty Huê Phong
bị cắt giảm.
“Đối với những người có
nhu cầu đào tạo nghề, sở sẵn
sàng hỗ trợ đưa vào học ở hệ
thống các trường cao đẳng,
trungcấpnghềđểcó thểchuyển
đổi nghề nghiệp, phát triển
công việc. Trong quá trình
đào tạo nghề, NLĐ sẽ được
tạo điều kiện vay vốn từ các
nguồn quỹ quốc gia về việc
làm, tổ chức tài chính CEP
dành cho công nhân...
Đối với DN, trong 8.400
DN gặp khó khăn, Thành ủy
và UBNDTP chỉ đạo 90% số
DN này nhận được gói hỗ trợ
62.000 tỉ đồng của Chính phủ
và Nghị quyết 02 của HĐND
TPvào tháng 9 tới. Với nguồn
kinh phí được hỗ trợ, DN sẽ
trả lương công nhân nhằm
giúp DN tiếp tục kinh doanh,
không cắt giảm lao động” -
ông Tấn cho biết thêm.
Hai kịch bản ứng phó
tình trạng mất việc
Cũng theo ông Lê Minh
Tấn, Sở LĐ-TB&XH đã đưa
ra hai kịch bản thammưu cho
UBND TP phương án ngăn
chặn tình trạng lao động mất
Theo báo cáo ngày 6-7 của Sở LĐ-TB&XH
TP.HCM về kết quả thực hiện chính sách hỗ
trợ người dân bị ảnh hưởng dịch COVID-19
thì đã có hơn 514.000 người trên địa bàn TP
được hỗ trợ với số tiền gần 564 tỉ đồng.
Trongđó, sốngười phải tạmhoãn thực hiện
hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không
hưởng lương được hỗ trợ theoNghị quyết 42
của Chính phủ với mức hỗ trợ 1,8 triệu đồng/
người/tháng chỉ đạt 1,79%.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do
điều kiệnđược hưởng chếđộnày rất chặt chẽ,
đặc biệt là vấn đề DN phải chứng minh gặp
khó khăn về tài chính, không có doanh thu
hoặc không cònnguồn tài chínhđể trả lương.
Ngoài ra, để thẩm định báo cáo tài chính
của DN, UBND quận, huyện phải lập tổ thẩm
định, việc thẩm định hồ sơ tài chính mất rất
nhiều thời gian để xử lý hồ sơ.
Ông
LÊMINHTẤN
,
Giámđốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM
TP.HCM tạo việc làm cho người
thất nghiệp do COVID-19
Trong số
3.000 công
nhân của
Công ty
PouYuen
ở quận
Bình Tân bị
ngừng việc,
TP đã sắp
xếp, tạo
việc làm
cho nhiều
người. Ảnh:
HOÀNG
GIANG
Sở LĐ-TB&XHđã giới thiệu người lao động bị thôi việc vào công ty khác cùng ngành.
Tiêu điểm
16.300
DN được thống kê cho thấy
gần 14.000 DN bị ảnh hưởng
COVID-19.
(Theo số liệu khảo sát của
Cục Thống kê)
Nhânviênxe buýt bị quát khi nhắc kháchđeokhẩu trang
Nhắc nhở nam hành khách đeo khẩu trang phòng dịch
COVID-19, nữ nhân viên xe buýt bị hành khách quát nạt bằng
những ngôn từ khó nghe. Tối 8-7, fanpage của báo
Pháp Luật
TP.HCM
nhận được phản ánh của chị MHKV về vụ việc nam
hành khách hành hung nhân viên xe buýt khi được nhắc nhở
đeo khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19.
Cụ thể, chị V. cho biết khoảng 19 giờ 22 phút ngày 7-7,
chị lên xe buýt tuyến số 33 với lộ trình Bến xe An Sương
- ĐH Quốc gia. Cùng lên xe với chị là một nam hành
khách khoảng 40 tuổi. Theo chị V., khi lên xe, nam hành
khách này không mang khẩu trang và được nữ nhân viên
xe buýt nhắc nhở, yêu cầu mang khẩu trang để phòng dịch
COVID-19.
“Nam hành khách nói tại Bến xe An Sương đã bán hết
khẩu trang. Vì vậy, nhân viên xe buýt cho anh này lên
xe và yêu cầu đến trạm tiếp theo anh phải xuống xe mua
khẩu trang. Anh ta đồng ý. Thế nhưng khi đến trạm thì
anh không chịu xuống và bắt đầu lớn tiếng với nữ nhân
viên” - chị V. kể lại.
Trước thái độ của nam hành khách, tài xế xe buýt bắt
buộc quay xe về lại Bến xe An Sương và nhờ lực lượng
bảo vệ bến xe hỗ trợ. Khi lực lượng bảo vệ đến, nam hành
khách vẫn tiếp tục lớn tiếng.
Trong đoạn clip, nam hành khách trên lớn tiếng nói
về việc không đeo khẩu trang rằng: “ĐM tụi mày”, “Tao
không mua, ở đây không bán. Mày đừng làm khó người
ta. Người ta đi mua mà nó nghỉ bán rồi”…
Cũng trong đoạn clip, nhiều hành khách khác trên xe
nói rằng nam hành khách này đã tát nữ nhân viên hai cái
nhưng người này khẳng định với lực lượng bảo vệ: “Em
không đánh nó”.
Thậm chí, người này còn thách thức lực lượng bảo
vệ: “Gọi công an đến đi, tao không cướp giật, tao không
sợ”… Cuối cùng, lực lượng bảo vệ buộc phải mời nam
hành khách rời khỏi xe.
“Anh ta đã làm sai lại gây sự với nhân viên xe. Nhiều
người đi xe rất bức xúc. Vì việc làm của người này mà
chúng tôi cũng bị trễ giờ về nhà” - chị V. nói.
Ông Lê Thọ Kha, đại diện Ban giám đốc HTX Vận tải
19-5, đơn vị quản lý tuyến xe buýt 33, xác nhận sự việc
trên là có thật.
Theo ông Kha, HTX Vận tải 19-5 đã phối hợp cùng Ban
quản lý Bến xe An Sương để làm rõ vụ việc. “Chúng tôi
đã tiến hành lấy tường trình của nữ nhân viên. Tùy theo
mức độ nghiêm trọng, HTX sẽ có biên bản báo cáo lên
Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công
cộng TP.HCM. Hiện nữ nhân viên vẫn đang tiếp tục làm
việc” - ông Kha cho biết.
Theo ông Phan Văn Sỹ, Phó Giám đốc Bến xe An
Sương, ngay khi sự việc xảy ra, lực lượng bảo vệ bến xe
đã kịp thời hỗ trợ nhân viên và các hành khách trên xe
buýt tuyến 33. Nữ nhân viên trên xe tên NCTH.
“Qua quá trình xác minh, nam hành khách có hành vi
to tiếng trước yêu cầu của chị H. là phải mang khẩu trang.
Tuy nhiên, người này không có tát vào mặt chị H. như các
tố giác của hành khách khác” - ông Sỹ nói.
Do nam hành khách còn khá tức giận nên lực lượng bảo
vệ bến đã mời hành khách này xuống xe và hướng dẫn
anh đón tuyến xe tiếp theo, đồng thời nhắc nhở nam hành
khách phải mang khẩu trang khi đi xe buýt để phòng ngừa
dịch COVID-19.
“Lực lượng bảo vệ bến xe không lập biên bản hay xử lý
hành chính với nam hành khách. Chúng tôi mong muốn
hòa giải mâu thuẫn của hành khách và nhân viên một cách
êm đẹp” - ông Sỹ bày tỏ. Ông Sỹ cũng cho biết những
trường hợp mâu thuẫn giữa hành khách và nhân viên xe
buýt hoặc nhân viên bến xe ở mức độ nghiêm trọng đều
được lực lượng quản lý bến tiến hành lập biên bản.
Ở mức độ nhẹ, lực lượng bảo vệ sẽ tiến hành nhắc nhở.
Nặng hơn, hành khách sẽ bị từ chối phục vụ. Các trường
hợp nghiêm trọng như hành hung nhân viên sẽ được báo
cáo về Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành
khách công cộng TP.HCM để có hướng xử lý phù hợp.
TRÚC PHƯƠNG
Namhành
khách to
tiếng khi
được chị
H. nhắc
nhởmang
khẩu
trang.
(Ảnh cắt
từ clip)
việc, hỗ trợ NLĐ trong sáu
tháng cuối năm 2020.
Kịch bản thứ nhất: NếuViệt
Nam kiểm soát tốt dịch bệnh
sẽ tạo điều kiện cho cơ sở gia
tăng hoạt động sản xuất, kinh
doanh, thu hút lao động, hạn
chế lao động ngừng việc, mất
việc. Tuy nhiên, ngành dịch
vụ, du lịch, ngành công nghiệp
tiếp tục bị ảnh hưởng do xuất
nhập khẩu gián đoạn. Theo dự
tính thì có khoảng 4.400 DN
tại TPHCMbị ảnh hưởng với
khoảng 100.000-120.000 lao
động bị ngừng việc, thôi việc.
Kịch bản thứ hai: Nếu dịch
bệnh diễn biến xấu, sẽ có gần
5.000DN trong nhiều lĩnh vực
như dịch vụ, công nghiệp -
xây dựng, dệt may, giày da,
chế biến gỗ, thực phẩm... bị
ảnh hưởng, kéo theo đó có
khoảng 160.000-180.000 lao
động mất việc.
Để đảmbảo quyền lợi NLĐ,
sở thành lậpcác tổcông tác trực
tiếp làm việc, hỗ trợ DN tháo
gỡ khó khăn, đảm bảo chính
sách với NLĐđúng pháp luật.
Các DN nếu cho công nhân
thôi việc phải thông báo trước
45 ngày và đảm bảo lương tối
thiểu theo quy định.•
Hơn 500.000 người được hỗ trợ do ảnh hưởng COVID-19
Sở LĐ-TB&XH
đã đưa ra hai kịch
bản, thammưu cho
UBND TP phương
án ngăn chặn tình
trạng lao động mất
việc, hỗ trợ NLĐ
trong sáu tháng
cuối năm 2020.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook