154-2020 - page 4

4
Thời sự -
Thứ Sáu 10-7-2020
TRỌNGPHÚ
S
áng 9-7, Bí thư Thành
ủy Hà Nội Vương Đình
Huệ đã tham dự, phát
biểu chỉ đạo tại Đại hội đại
biểu Đảng bộ huyện Mỹ
Đức lần thứ XXIV, nhiệm
kỳ 2020-2025.
Tại hội nghị, ông Đỗ Trung
Hai, Phó Bí thư Huyện ủy
Mỹ Đức, đã trình bày báo
cáo kiểm điểm của Ban chấp
hành Đảng bộ Huyện ủy khóa
XXIV, trong đó có nội dung về
điểm nóng tại xã Đồng Tâm.
Theo ông Hai, ngay từ
khi trật tự an toàn xã hội xã
Đồng Tâm có dấu hiệu diễn
biến phức tạp, Huyện ủy đã
thành lập ban chỉ đạo để chỉ
đạo củng cố hệ thống chính
trị, đảm bảo an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội trên địa
bàn xã Đồng Tâm. Cùng đó
là tổ chức đối thoại với người
dânĐồngTâmvề các kết luận
của các cấp có thẩm quyền.
Đồng thời, Huyện ủy đã
chỉ đạo xử lý nghiêm cán
bộ huyện, cán bộ xã có sai
phạm trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ, luân chuyển,
bố trí cán bộ để củng cố bộ
máy của xã Đồng Tâm.
“Tuy nhiên, an ninh nông
thôn trong nhiệm kỳ còn để
diễn biến phức tạp, kéo dài,
đặc biệt là để xảy ra điểm
nóng tại xã Đồng Tâm, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến
an ninh trật tự, trật tự an toàn
xã hội” - ông Hai thừa nhận.
Theo Phó Bí thư Huyện ủy
Mỹ Đức, một trong những
nguyên nhân dẫn đến vụ việc
trên là do những sai phạm
trong quản lý đất đai, trật tự
xây dựng tại khu đất của quân
đội tại xã Đồng Tâm chưa
được xử lý kịp thời, để kéo
dài nhiều năm. Trong khi đó,
các cấp ủy đảng “chưa sâu sát
cơ sở, thiếu chủ động đề xuất
tháo gỡ khó khăn”.
Liên quan đến nội dung
này, trong phần phát biểu chỉ
đạo đại hội, Bí thư Thành ủy
những nguy cơ gây mất ổn
định, nhất là trong lĩnh vực
quản lý đất đai… Công tác
kiểm tra, giám sát, xử lý vi
phạm của cán bộ, đảng viên
có lúc, có việc chưa kịp thời,
thiếu nghiêm minh; có vụ
việc bị lợi dụng, từng bước
chuyển hóa thành chống đối,
cực đoan, dẫn đến phát sinh
thành vụ việc nghiêm trọng.
Từ đó, ông Huệ đề nghị
đại hội tập trung thảo luận
kỹ, phân tích thật sâu sắc
nguyên nhân, nhất là nguyên
nhân chủ quan, từ đó xác định
rõ trách nhiệm và rút ra bài
học kinh nghiệm sâu sắc để
có giải pháp khắc phục trong
thời gian tới.
Bí thư Thành ủy Hà Nội
yêu cầu huyện cần tập trung
hoàn thành xây dựng nông
thôn mới ở bốn xã còn lại
và nhất là tại xã Đồng Tâm,
phấn đấu đến năm2022 huyện
đạt chuẩn nông thôn mới.
Riêng với xã Đồng Tâm, cả
TP và huyện Mỹ Đức phấn
đấu năm 2021 đưa xã Đồng
Tâm hoàn thành xã nông
thôn mới.
Bên cạnh đó, huyện Mỹ
Đức cần tăng cường kỷ luật,
kỷ cương hành chính, văn
hóa công vụ, quy tắc ứng
xử của cán bộ, công chức.
Huyện phải xử lý nghiêm
các trường hợp vi phạm trong
thực hiện nhiệm vụ, công vụ
để chính quyền thực sự là
của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân. Cùng đó là
tập trung giải quyết đơn thư
và các vấn đề bức xúc của
nhân dân…•
Bí thư Thành ủy HàNội VươngĐìnhHuệ phát biểu tại Đại hội đại biểuĐảng bộ huyệnMỹĐức
lần thứ XXIV, nhiệmkỳ 2020-2025. Ảnh: TP
Bí thưHàNội: ĐưaĐồngTâm
thành xã nông thôn mới
Bí thưThành ủy Hà Nội yêu cầu riêng với xã Đồng Tâm, cả TP và huyện
Mỹ Đức phấn đấu năm2021 đưa xã này hoàn thành xã nông thônmới.
Hà Nội Vương Đình Huệ cho
hay: “Tình hình an ninh trật
tự phức tạp tại xã Đồng Tâm
kéo dài nhiều năm đã ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống
của nhân dân, đến nhịp độ
phát triển kinh tế - xã hội của
huyện… ”.
Mặc dù vậy, tình hình an
ninh chính trị, trật tự, an toàn
xã hội thời gianqua nhìn chung
được kiểm soát và giữ vững.
Huyện Mỹ Đức đã chủ động
phối hợp với các cơ quan chức
năng thammưu, thamgia giải
quyết dứt điểm vụ việc phức
tạp tại Đồng Tâm.
Bí thưHà Nội lưu ý: Huyện
còn nhiều thiếu sót, khuyết
điểm cần được nghiêm túc
khắc phục. Đáng chú ý là
an ninh chính trị, trật tự, an
toàn xã hội vẫn còn tiềm ẩn
Theo Bí thư Thành
ủy Hà Nội, công
tác kiểm tra, giám
sát, xử lý vi phạm
của cán bộ, đảng
viên ở huyện Mỹ
Đức có lúc, có việc
chưa kịp thời, thiếu
nghiêm minh.
Không để phát sinh mới
các vụ việc phức tạp
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cũng yêu cầu
huyện Mỹ Đức tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc
còn tồn đọng, các kết luận sau thanh tra. “Có năm xã đã
được tập trung giải quyết khá hiệu quả rồi, còn tình hình ở
các xã An Phú, Tuy Lai, Đồng Tâm, nhất là các kết luận sau
thanh tra, phải tập trung giải quyết căn cơ hơn, không để
phát sinh mới các vụ việc phức tạp” - ông Huệ nói.
Sáng 9-7, Viện Khoa học môi trường và xã hội đã
phối hợp với ĐH Quốc tế Sài Gòn tổ chức hội thảo
“Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của
các cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.
Tại đây, bà Lê Thị Thu Ba, nguyên Chủ nhiệm
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cho biết dự thảo văn
kiện Đại hội 13 của Đảng có xác định tiếp tục xây
dựng nền quản trị hành chính quốc gia hiện đại, hiệu
lực, hiệu quả. Mà muốn có nền hành chính này thì
phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. “Đảng đã
nói dân chủ cơ sở là dân biết, dân bàn, dân làm. Vì
vậy, có công khai, minh bạch thì dân mới biết, mới
làm…” - bà Thu Ba khẳng định.
Theo bà Thu Ba, phải xác định rõ cách thức, hình
thức công khai, minh bạch và giải trình, tránh mỗi
người hiểu một cách. “Lĩnh vực nào cũng cần công
khai, minh bạch. Lĩnh vực nào có sử dụng ngân sách,
tài nguyên… của nhân dân, thực hiện một số quyền
hành mà người dân trao thì phải có trách nhiệm công
khai với dân” - bà Thu Ba nhấn mạnh.
Bà Thu Ba dẫn chứng trong lĩnh vực nhà đất, có tình
trạng cán bộ nhận hồ sơ xong, canh gần tới ngày trả
hồ sơ mới báo cho dân biết thiếu cái này, cái kia khiến
người dân bức xúc.
“Nhũng nhiễu cũng từ việc không công khai, minh
bạch mà ra, đã gây hệ lụy lớn. Trong đó vừa thiệt hại
đến quyền lợi của nhân dân, vừa thiệt hại quyền lợi
của Nhà nước… Từ đó người dân cũng thấy rất mệt
mỏi, vì làm cái gì cũng tốn tiền…” - bà nói thêm.
PGS-TS Nguyễn Tất Viễn, nguyên Vụ trưởng Vụ
Phổ biến, giáo dục pháp luật, Chủ nhiệm Bộ môn luật,
Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cho biết: Trong công tác
cán bộ, do chưa hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực
nên có tình trạng người đứng đầu lợi dụng quy chế, quy
trình, lợi dụng tập thể để bố trí cán bộ, phục vụ lợi ích
cá nhân. Chẳng hạn vụ việc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải
Dương từng có 43 lãnh đạo mà chỉ có hai chuyên viên.
Theo PGS-TS Viễn, ít người đứng đầu có động thái
xin từ chức. Trong khi đó có cán bộ thấy sắp bị kỷ luật
thì mới xin nghỉ việc. Thậm chí có trường hợp đã bị
cách chức nhưng vẫn cố gắng bám lấy vị trí nào đó.
Có cả hình thức xử lý không ra kỷ luật, cũng không
có quy định trong pháp luật, đó là “rút kinh nghiệm
nghiêm túc” mà rất nhiều cơ quan áp dụng.
PGS-TS Nguyễn Tất Viễn đề nghị nên xác định cụ
thể phạm vi trách nhiệm của người đứng đầu và kiểm
soát chặt quyền lực.
PGS-TS Nguyễn Văn Trình, nguyên Viện trưởng
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, đề nghị việc
công khai, minh bạch, giải trình phải gắn với chính
quyền địa phương, xuống tận quận/huyện, phường/xã.
Bởi có những vấn đề theo quy định công khai, minh
bạch nhưng chính quyền địa phương lại thực hiện một
cách… bí mật.
Về việc giải trình, PGS-TS Nguyễn Văn Trình cho
rằng giải trình xong rồi thì phải gắn trách nhiệm, xử lý
ra sao, chứ hứa rồi kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc
là xong thì không được. Đồng tình, TS Chu Hải Thanh,
Chủ nhiệm Khoa luật, ĐH Nguyễn Tất Thành, nêu ý
kiến phải quy trách nhiệm cho người giải trình. “Có ông
nào bị mất chức sau khi giải trình xong đâu. Nếu anh
giải trình không đúng, số liệu sai, cố tình che giấu, đưa
thông tin giả, trốn tránh trách nhiệm thì có thể quy trách
nhiệm hình sự” - TS Thanh đề nghị.
LÊ THOA
Kết thúc điều tra vụ án trộm tôm tấn ở Cà Mau trong tháng 7
Ngày 9-7, tại kỳ họp thứ 12 HĐND tỉnh Cà Mau khóa
IX, Đại tá Đỗ Chí Công, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cà
Mau, đã báo cáo về vụ án trộm tôm tấn xảy ra ở huyện
Đầm Dơi hồi tháng 5 vừa qua. 
Theo đó, đến nay Công an huyện Đầm Dơi đã khởi
tố, bắt giam 19 bị can, trong đó có 14 bị can bị khởi
tố tội trộm cắp tài sản, năm bị can còn lại bị khởi tố
tội không tố giác tội phạm. Đại tá Công cho biết Công
an tỉnh Cà Mau đã cử lực lượng hỗ trợ, chỉ đạo phá án
nhanh, sẽ kết thúc điều tra và đề nghị VKS truy tố trong
tháng 7. 
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, ngày 7-5, một
nhóm thương lái đến đầm tôm của anh Lê Duy Châu ở
xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi mua tôm thẻ. Trong
lúc thu hoạch tôm để cân mua, nhóm này đã tổ chức
trộm cắp tôm của anh Châu với số lượng lớn (khoảng
5 tấn). Khi phát hiện sự việc, anh Châu đã báo công an
huyện xử lý.
TRẦN VŨ
Bà Lê Thị
Thu Ba,
nguyên
Chủ
nhiệmỦy
ban Tư
pháp của
Quốc hội.
Ảnh:
LÊ THOA
Quy tráchnhiệmcụ thể
cho cánbộgiải trình
khôngđúng
Nhiềuchuyêngiađềnghị cánbộcôngkhai,minhbạch,
giải trìnhvớidân…thìdânmới biết, bàn, kiểmtra.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook