154-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu10-7-2020
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi các bộ, ngành liên
quan đề nghị hướng dẫn việc bổ sung chi phí do kéo dài
thời gian các gói thầu xây lắp thuộc dự án tuyến đường sắt
đô thị số 1, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
Theo đó, UBND TP Hà Nội cho biết do dự án phát sinh
thời gian thi công nên các nhà thầu quốc tế yêu cầu chủ đầu
tư bổ sung chi phí lớn.
Cụ thể, gói thầu xây lắp CP01 ký với Công ty TNHH
Dealim (Hàn Quốc), thời gian thực hiện 30 tháng từ ngày
khởi công (4-7-2014), tối đa sau 30 ngày kể từ ngày khởi
công nhà thầu được quyền tiếp cận công trường. Tuy nhiên,
do vướng mắc về giải phóng mặt bằng và di dời công trình,
chủ đầu tư đã chậm bàn giao mặt bằng khoảng 18 tháng so
với cam kết.
Từ đầu năm 2018, nhà thầu Dealim đòi bổ sung 19,1 triệu
USD. Sau quá trình đánh giá, hiện các bên tạm chốt giá trị
bổ sung do kéo dài thời gian thực hiện gói thầu này là 6,6
triệu USD.
Tại gói CP07, chủ đầu tư cũng phải thống nhất kéo dài
thời gian thực hiện thêm 21 tháng so với hợp đồng gốc
và bổ sung 1,47 triệu EUR chi phí cho Công ty Colas
Rail (Pháp).
Gói thầu CP02 cũng kéo dài thời gian thực hiện thêm 24
tháng, giá trị bổ sung mà nhà thầu Posco E&C (Hàn Quốc)
yêu cầu cho việc hoàn tất gói thầu CP02 là 7,22 triệu USD.
Ngày 9-7, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội
(chủ đầu tư dự án) cho biết nguyên nhân của sự việc trên là
do công tác giải phóng mặt bằng của dự án chậm, di dời các
công trình ngầm, nổi kéo dài.
“Theo tiến độ và hợp đồng, tất cả gói thầu xây lắp đều thi
công ngay khi được bàn giao toàn bộ mặt bằng sạch. Thực
tế, việc bàn giao mặt bằng chỉ được theo từng phần dẫn tới
việc thi công khó khăn và tiến độ kéo dài so với kế hoạch
ban đầu…” - chủ đầu tư thông tin.
Đại diện chủ đầu tư cũng cho biết trong các hợp đồng đã
ký kết với nhà thầu đều có các điều khoản về “quyền tiếp
cận công trường”, “gia hạn thời gian hoàn thành” và “khiếu
nại của nhà thầu”…
Theo đó, nhà thầu sẽ được phép gia hạn thời gian hoàn
thành do các nguyên nhân không do lỗi của nhà thầu và
nhà thầu được đền bù các chi phí thiệt hại do việc kéo dài
thời gian.
Theo chủ đầu tư, chi phí bổ sung chi trả nhà thầu sẽ dự
kiến lấy từ chi phí dự phòng của gói thầu, hoặc chi phí còn
dư sau đấu thầu của gói thầu nên không làm tăng dự toán
gói thầu cũng như tổng mức đầu tư đã được UBND TP Hà
Nội phê duyệt.
TRỌNG PHÚ
Mở 20 tuyến buýt mới
Nhằmđápứngmụctiêumởrộngkhả
năngphục vụ và đápứngnhu cầuđi lại
của người dân các huyện Bình Chánh,
Hóc Môn, Củ Chi và các quận 9, Bình
Thạnh, Thủ Đức, Sở GTVT đã rà soát và
nghiêncứudựkiếnmở20tuyếnxebuýt
mới theo danh mục mạng lưới tuyến.
Tiêu điểm
Triển khai nhiều đợt đấu thầu trong năm 2020
Thông tin về kế hoạch các doanh nghiệp có thể tham gia đấu thầu khai
thác xe buýt, ông Đỗ Ngọc Hải, Trưởng phòng Quản lý dịch vụ vận tải, cho
biết việc tổ chức đấu thầu đòi hỏi chất lượng dịch vụ các hãng cung cấp
theo một chuẩn nhất định như loại xe, màu xe... Chất lượng xe và dịch vụ
sẽ nâng cao, đòi hỏi các HTX cũng như doanh nghiệp phải đổi mới.
Sở GTVT sẽ tổ chức sáu đợt đấu thầu trong thời gian tới:
Đợt 1: Đấu thầu trên bốn tuyến xe buýt có trợ giá (1, 5, 65 và 152) theo
yêu cầu của Ngân hàngThế giới tại Chương trình cho vay hỗ trợ chính sách
phát triển cho ngân sách TP. Sở GTVT đang gửi Sở Tài chính thẩm định lần
hai dự toán gói thầu.
Các đợt 2, 3, 4, 5 dự kiến đấu thầu thêm 36 tuyến, trong đó có nhiều
tuyến xe buýt mới được mở, đây là những tuyến kết nối với metro số 1.
Dự kiến từ đợt 1 tới đợt 5 sẽ tổ chức đấu thầu trong quý III-2020.
Đợt 6 sẽ lựa chọn nhà thầu cho bảy tuyến, trong đó có những tuyếnmới
như M01, M07, M09, M10 và dự kiến đấu thầu trong quý I-2021.
ĐÀOTRANG
T
ại cuộc họp trao đổi với báo chí
sáng 9-7, Sở GTVT TP.HCM
khẳng định không có chuyện
tạm ngưng hoạt động các tuyến xe
buýt từ ngày 15-8. Theo đó, những
khó khăn về trợ giá và quyết toán
trợ giá xe buýt cho các hợp tác xã
(HTX) sẽ được giải quyết trong
thời gian tới.
Sắp “giải khát” cho các
hợp tác xã
Ông Võ Khánh Hưng, Phó Giám
đốc Sở GTVT TP.HCM, thông tin
trong năm2019, tình hình kinh doanh
vận tải xe buýt tại các doanh nghiệp
và HTX gặp nhiều khó khăn vì tính
trợ giá không đủ.
Ông Hưng lấy ví dụ trong năm
2019, lượng hành khách đi xe buýt
trên 5,6 triệu chuyến, song đầu năm
TP chỉ tính 4,5 triệu chuyến. Tình
hình này dẫn đến kinh phí trợ giá
cấp về cho các HTX rất thấp. Trong
khi đó, các doanh nghiệp thu không
đủ chi, càng chạy càng lỗ.
“Chúng tôi rất trăn trở vì nhiều
HTX bị nợ ngân hàng khi mua xe,
nợ ngân hàng để có tiền trả lương
cho nhân viên nhưng do kinh phí cấp
như vậy nên không thể giải quyết
ngay được. Sở GTVT đã tích cực
đề xuất với TP để tính toán lại, để
bù cho phần thiếu hụt đó. Đến nay,
TP đã thông qua và cấp bổ sung kinh
phí do thiếu hụt của năm 2019. Với
cách làm và sự thống nhất đó, trong
năm 2020 đã rút ra bài học để không
tái diễn tình trạng này” - ông Hưng
phân tích.
Cũng theo ông Hưng, năm 2020
dịch COVID-19 kéo dài, trước khi
xe buýt ngưng hoạt động cũng chỉ
chạy tối đa 20 khách/xe và ngồi
giãn cách. Đến khi xe buýt ngưng
hoạt động thì TP không cấp trợ giá
xe buýt nữa.
Ông Hưng cho rằng đây chưa phải
là vấn đề lớn, mà vấn đề là xác định
Sẽ giải quyết dứt điểm
vướngmắc về trợ giá
xebuýt
Thời gian qua, các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải xe buýt ở
TP.HCMđã gặp khó khăn từ nhiều nguyên nhân nhưng hiện các
vướngmắc này đã được giải quyết.
số chuyến không chính xác như dự
toán đầu năm. Sau khi tính toán theo
tinh thần tính đúng, tính đủ với kế
hoạch chạy năm nay và phần chi phí
tăng giảm trong đợt dịch COVID-19
thì chi phí cần bổ sung là 161 tỉ đồng
(ban đầu được duyệt 1.150 tỉ đồng).
“Hiện nay, trợ giá xe buýt năm
2019 đã được tính đúng, tính đủ và
có quyết định điều chỉnh kinh phí.
Trong vài ngày tới, các đơn vị sẽ nhận
được trợ giá bổ sung. Riêng 2020 đã
được thống nhất về mặt nguyên tắc,
UBNDTP cho phép tính đúng lại, cơ
bản có sự thống nhất rồi, trung tâm
cũng yên tâm để ký hợp đồng trợ
giá” - ông Hưng nhấn mạnh.
Đại diện HTX 19-5 cũng cho hay
các HTX xe buýt nói chung từ năm
2018, 2019 và 2020 gặp một số khó
khăn, đến nay các khó khăn đó đã
được giải quyết.
Lý do xin bổ sung trợ giá
Sở GTVT cho biết những năm qua
việc bố trí kinh phí trợ giá xe buýt
ngày càng giảm, tỉ lệ trợ giá cũng có
xu hướng giảm dần. Trợ giá không
đủ cho hoạt động do quan điểm xe
buýt phải tận dụng tối đa sức chứa
(tối thiểu 45 hành khách/chuyến khi
thẩm định giao dự toán kéo dài trong
nhiều năm), tuy nhiên khối lượng
vận chuyển bình quân có xu hướng
giảm. Cụ thể, đến cuối năm 2019 chỉ
đạt 29,7 hành khách/chuyến.
Ông Võ Khánh Hưng cho biết
thêm: Trong kế hoạch trợ giá năm
2020, Sở Tài chính thẩm định là 4,5
triệu chuyến xe/năm, tương ứng với
dự toán cho các tuyến xe buýt phổ
thông là 956,5 tỉ đồng. Đây là một
điều không thể thực hiện được trong
năm 2020 bởi hiện nay chi phí tăng,
phương tiện đã được các đơn vị đầu
tư thay thế mới theo đề án đầu tư
xe buýt.
Theo ông Hưng, trường hợp buộc
phải phân bổ theo dự toán trên thì
sẽ xảy ra tình trạng tương tự giống
các năm trước đây, các doanh nghiệp
bức xúc kiến nghị như vừa qua. Do
đó, Sở GTVT sẽ rà soát, lập dự toán
bổ sung chi ngân sách trợ giá trong
năm 2020 với số chuyến là hơn 6
triệu chuyến xe/năm.
Trước thực trạng năm nào cũng
phải xin bổ sung trợ giá, gây ỳ ạch,
các HTX và doanh nghiệp gặp khó,
ông Hưng cho rằng dự toán hiện
nay không còn phù hợp. Theo đó,
Sở GTVT sẽ tích cực đề xuất với
TP để tính toán lại, để bù cho phần
thiếu hụt đó.
Về hướng phát triển hoạt động xe
buýt sắp tới, ông Hưng cho hay Nghị
định 32/2019 có quy định đấu thầu
để doanh nghiệp vận tải được khai
thác tuyến. Do đó, ngoài các HTX
xe buýt, các doanh nghiệp vận tải
đang khai thác tuyến thì các doanh
nghiệp khác cũng có thể tham gia
đấu thầu để khai thác.
Hiện Trung tâm Quản lý vận tải
hành khách công cộng đang lên kế
hoạch triển khai công tác tổ chức
đấu thầu, lựa chọn đơn vị đủ năng
lực cung cấp sản phẩm dịch vụ xe
buýt trong năm 2020.
Hiện sở đã trình đề cương, dự
toán kinh phí và kế hoạch lựa chọn
nhà thầu thực hiện các gói thầu tư
vấn khảo sát, lập hồ sơ thiết kế kỹ
thuật khai thác, dự toán kinh phí
trợ giá.•
Dựkiến trongnăm2020, SởGTVT sẽmởnămđợt đấu thầuđểdoanhnghiệpcó thể thamgiakhai thác xebuýt. Ảnh: ĐÀOTRANG
Ngoài các HTX xe buýt,
các doanh nghiệp vận tải
đang khai thác tuyến thì
các doanh nghiệp khác có
thể tham gia đấu thầu để
khai thác.
Hà Nội bị đòi thêm gần 20 triệu USD do chậm giao mặt bằng
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook