154-2020 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Sáu 10-7-2020
TÁ LÂM- LÊ THOA
S
áng 9-7, tại kỳ họp thứ
20HĐNDTP.HCMkhóa
IX, nhiệmkỳ2016-2021,
Phó Chủ tịch thường trực
UBND TP Lê Thanh Liêm
đã trình HĐND TP về quy
định số lượng, chức danh và
chế độ, chính sách với người
hoạt động không chuyên trách
ở phường/xã, thị trấn.
Giảm 2.299 người
không chuyên trách
Theo ông Lê Thanh Liêm,
tới đây TP sẽ giảm 2.299
người hoạt độngkhông chuyên
trách ở phường/xã, thị trấn
(từ 6.787 người xuống 4.368
người). Việc này là thực
hiện theo Nghị định 34 của
Chính phủ. Theo đó, những
đơn vị hành chính phường/
xã, thị trấn loại 1 sẽ giảm
từ 22 xuống còn 14 người.
Còn đơn vị loại 2 giảm từ 20
xuống còn 12 người và đơn
vị loại 3 giảm từ 19 xuống
10 người.
Với 2.299 người hoạt động
lực với mỗi cán bộ là rất lớn.
Nếu theo Nghị định 34 thì số
cán bộ của phường phải giảm
gần phân nửa, xuống còn 37
người. “Nếu được HĐNDTP
thông qua tờ trình của UBND
TP thì chỉ còn gần một tháng
nữa sẽ áp dụng, như vậy là
(quận 7) cho rằng với nhu cầu
giải quyết hồ sơ ngày càng
tăng, cán bộ không chuyên
trách tham gia làm việc rất
nhiều, dù có thu nhập tăng
thêm nhưng vẫn còn rất khó
khăn và áp lực.
BàNhungdẫn chứng cómột
chức danh của cán bộ không
chuyên trách ở địa phương
là “cán bộ kinh doanh phụ
trách lao động - thương binh
và xã hội”. Cán bộ phụ trách
kinh doanh ở phường/xã sẽ
quản lý, thống kê, giám sát,
kiểm tra, cập nhật tình hình
hoạt động, thành lập của tất
cả doanh nghiệp trên địa
bàn. Còn cán bộ phụ trách
lao động - thương binh và xã
hội thì cũng cực không kém.
“Vì nếu địa phương nào mà
có đông người có công, cán
bộ hưu trí, dù trả tiền lương
hưu qua công nghệ nhưng
việc điều tra, nắm bắt tình
hình vẫn còn rất cực” - bà
Nhung nói.
Theo bà Nhung, với hơn
6.700 cán bộ không chuyên
trách hiện nay mà giảm 2.299
người thì giải pháp nào cho
những con người này. “Chúng
ta có phương án giải quyết
như thế nào, lộ trình ra sao,
chứ không phải cứ bù đắp
một khoản tiền nhất định
cho họ mà làm đột ngột. Nếu
vừa mất việc ngay sau dịch
COVID-19 nữa thì rất khó
khăn, chúng ta phải quan
tâm” - bà Nhung nói.•
Tại UBNDphường BìnhHưngHòa A (quận Bình Tân, TP.HCM), cán bộ không chuyên trách
mảng tư pháp - hộ tịch có khối lượng công việc rất lớn. Ảnh: LÊ THOA
TP.HCM: Cán bộ bị dồn việc
khi giảm gần 2.300 người
Các đại biểuHĐNDTP.HCMcho rằng nếu giảm2.299 người hoạt động không chuyên trách,
với số cán bộ còn lại thì khó đảmđương công việc.
không chuyên trách phai nghi
viêc, UBNDTPđê nghi được
hỗ trợ thêm mỗi năm công
tác với mức trợ cấp bằng 1,5
tháng tiền lương theo trình
độ chuyên môn. Sơ Nôi vu
dư kiên mức kinh phí chi trả
chế độ cho số người trên là
120 tỉ đồng (tính theo bình
quân số năm công tác là 10
năm/người).
Giảm người, cán bộ
còn lại khó làm việc
Trước vấn đề trên, tại phiên
thảo luận tổ, đại biểu Huỳnh
Đặng Hà Tuyên (quận Bình
Tân) cho rằng TP.HCM là đô
thị lớn, có nhu cầu rất lớn về
bộ máy chính quyền để giải
quyết các vấn đề an sinh, xã
hội. Riêng quận Bình Tân,
hiện nay đã có gần 800.000
nhân khẩu, trong đó phường
Bình Hưng HòaAcó đến hơn
126.000 dân.
Theo bà Tuyên, với số dân
đó thì phườngBìnhHưngHòa
Acần có 65 cán bộ, công chức
và cán bộ không chuyên trách
để đảm đương, cho thấy áp
rất áp lực. Chúng ta phải giải
quyết việc làmđối với số lượng
cán bộ dôi dư. Trong khi đó
với số cán bộ còn lại thì khó
đảm đương công việc” - bà
Tuyên nói.
Từ đó, bà Tuyên đề nghị
UBND TP xem xét, nên có
chỉ đạo, giao cho UBND
quận/huyện xây dựng lộ
trình thực hiện. Vì nếu giảm
đột ngột sẽ gây khó cho địa
phương. Đồng thời, phải cho
địa phương chủ động, có thời
gian bố trí sắp xếp cho phù
hợp thực tế mỗi quận/huyện.
Được biết, bà Tuyên đang
công tác tại UBND phường
Tân Tạo A (quận Bình Tân)
với hơn 75.000 dân, dự kiến
phường này sẽ giảm 22/53
cán bộ.
Đồng tình với ý kiến trên,
đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung
Tháng 9, hoàn tất
bồi thường cho
dân Thủ Thiêm
Tạikỳhọp,ôngLêThanhLiêm
cho biết đã phê duyệt chính
sách giải quyết bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư bổ sung đối với
hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi
đất trong phần diện tích 4,39
ha thuộc khu phố 1, phường
Bình An (quận 2).
Theo tiến độ, tháng 8-2020
sẽ hoàn tất việc xử lý hồ sơ, ban
hành quyết định bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư bổ sung đối
với từng hộ gia đình, cá nhân
bị thu hồi đất.
Tháng 9-2020 sẽ hoàn tất tổ
chức bàn giao nền đất, căn hộ
chung cư và chi trả bổ sung
bằng tiền cho các hộ gia đình,
cá nhân bị thu hồi đất.
Tiêu điểm
TPCầnThơ: Có 876kháchhàng thắcmắc về giáđiện
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ
17 HĐND TP Cần Thơ chiều 9-7, đã có 10 lượt đại biểu
tham gia chất vấn với 14 ý kiến.
Nội dung các đại biểu chất vấn xoay quanh nhiều vấn
đề của TP như tình trạng lao động thất nghiệp, mất việc
làm do dịch COVID-19, chính sách hỗ trợ cho một số đối
tượng theo Nghị quyết 42 còn chậm; tình trạng bạo lực
học đường; kiểm tra giá và tiền điện một số nơi…
Trả lời đại biểu về việc hỗ trợ người dân khó khăn do
COVID-19, Phó Chủ tịch UBND TP Võ Thị Hồng Ánh
cho biết đối với các nhóm đối tượng khác thuộc thẩm
quyền của chủ tịch UBND TP quyết định thì UBND TP
đã có chỉ đạo cho Sở LĐ-TB&XH và chín quận, huyện rà
soát, tổng hợp danh sách.
Hiện có chín nhóm ngành nghề thuộc nhóm đối tượng
này với khoảng 24.000 người, đã được trình lên tới
UBND TP và sẽ xem xét để cân đối ngân sách theo đúng
quy định.
Về giáo dục nhân cách học sinh, Giám đốc Sở GD&ĐT
Trần Hồng Thắm cho biết đúng là có tình trạng bạo lực
học đường đang diễn ra tại các trường học, đặc biệt là ở
cấp THCS. Như TP Cần Thơ, ở các quận trung tâm, quy
mô học sinh đều tăng lên hằng năm, trung bình cấp học
phổ thông tăng ít nhất 2.000 học sinh/địa bàn. Việc này
đặt ra một thách thức lớn đối với việc giáo dục toàn diện
học sinh trong nhà trường.
Do đó, ngành đã triển khai nhiều biện pháp như xây
dựng trường học an toàn, lành mạnh, phòng chống bạo
lực, xây dựng các tổ tư vấn tâm lý trong các nhà trường…
Trong đó chú trọng đối tượng là cấp THCS, do đây là lứa
tuổi dậy thì dễ phát sinh nhiều vấn đề, nhằm ngăn chặn
trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Theo Chủ tịch HĐND TP Phạm Văn Hiểu, Thành ủy
cũng có văn bản chỉ đạo và các ngành, các cấp, ngành
giáo dục vào cuộc mạnh mẽ. “Tôi đề nghị ngành giáo dục,
các ngành, các cấp cũng như các bậc cha mẹ và thầy, cô
giáo hết sức quan tâm để làm sao ngoài việc tiếp thu kiến
thức thì cái cơ bản của đứa trẻ, học sinh, sinh viên là học
được làm người và trở thành người tốt” - ông Hiểu nhấn
mạnh.
Trả lời câu hỏi của đại biểu về giá điện thời gian qua có
nơi chưa đúng, vậy ở TP Cần Thơ có không và xử lý như
thế nào, Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Minh Toại
cho biết ở TP Cần Thơ có việc tăng tiền điện, số tăng trên
30% có rất nhiều và nguyên nhân tăng là do áp dụng cách
tính giá bậc thang.
Theo ông Toại, TP Cần Thơ có 359.643 khách hàng
thì có 876 khách hàng thắc mắc. Với những thắc mắc
này, ngành điện đã cử người đến giải thích cho bà con và
có 868 khách hàng đồng ý sau khi được giải thích. Tám
trường hợp không đồng ý, sau khi ngành điện gửi đồng hồ
cũ lên Sở KH&CN TP.HCM kiểm tra độc lập và giải thích
trở lại thì có bảy hộ đã đồng tình. Một trường hợp ở quận
Bình Thủy hiện chưa có kết quả.
NHẪN NAM
Phát biểu khai mạc, Chủ tịchHĐNDTP.HCM
Nguyễn Thị Lệ đánh giá thời gian qua, sau
dịch COVID-19, lãnh đạoTP đã kịp thời có các
chính sách hỗ trợdoanh nghiệp và người dân
vượt qua khó khăn, khôi phục các hoạt động
phát triển kinh tế - xã hội với nhiều mô hình
mới, sáng tạo và hiệu quả.
Tuy nhiên, bà Lệ cho rằng do ảnh hưởng
của dịch, một số lĩnh vực, ngành nghề gặp
rất nhiều khó khăn. Điển hình là ngành du
lịch và người lao động trên lĩnh vực này đang
chịu những tác động nghiêm trọng do lượng
khách đến TP giảm mạnh. Sản xuất công
nghiệp khó khăn về thị trường tiêu thụ sản
phẩm; hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp
vừa và nhỏ thấp do vốn sản xuất, kinh doanh
hạn chế nên không chủ động nguồn nguyên
liệu trước những biến động của thị trường...
Thị trường xuất khẩu thu hẹp, nhất là các thị
trường có kim ngạch xuất khẩu lớn như Mỹ,
EU, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Từ đó, bà Lệ cho rằng cần xây dựng định
hướng phát triển và những chính sách hỗ
trợ phù hợp.
Cần có hướng phát triển, hỗ trợ phù hợp
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook