154-2020 - page 13

13
NGUYỄNQUYÊN
N
ăm học 2020-2021, dự
kiến TP tăng 54.645
học sinh (HS) (48.045
công lập và 6.000 ngoài công
lập). Trong đó, bậc tiểu học
tăng 8.989 HS.
NhìnchungsốHStăngnhiều
tập trung tại một số quận (9,
12, Gò Vấp, Thủ Đức, Bình
Tân) và huyện ngoại thành
(Bình Chánh, Hóc Môn, Củ
Chi) do đang trong giai đoạn
đô thị hóa, tình trạng dân số
tăng cơ học.
Phụ huynh đôn đáo
tìm lớp bán trú
Những ngày này, anh HB,
có con sẽ vào lớp 1 ở quận
Tân Phú, như ngồi trên đống
lửa. Theo thông tin từ phường,
do số lượng HS quá đông nên
năm nay trường con anh dự
kiến vào học không tổ chức
bán trú.
“Con tôi vào lớp 1, cứ
nghĩ được phân tuyến vào
trường có lớp bán trú nhưng
với tình hình hiện nay, tôi
không biết xoay xở sao. Hai
vợ chồng chưa biết sắp xếp
làm sao để đưa đón con mỗi
ngày. Tôi đang thăm dò một
số trường lân cận nhưng rất
khó do trái tuyến” - anh B.
than thở.
Thời gian này, chị Thùy
Dung (quận 12) cũng đứng
ngồi không yên vì lo chỗ học
cho đứa con sắp vào lớp 1.
“Hôm trước tôi lên trường hỏi
về trường hợp của con nhưng
trường kêu khó vì riêng danh
sách có hộ khẩu được phân
tuyến vào trường đã vượt
chỉ tiêu được giao, trong khi
gia đình tôi chỉ có KT3. Giờ
tôi đang chờ xem trường có
tuyển bổ sung không” - chị
Dung bày tỏ.
Về vấn đề này, hiệu trưởng
một trường tiểu học ở quận 12
cho biết mục tiêu của trường
là làm sao có thể đáp ứng đủ
chỗ học cho HS trên địa bàn,
còn chuyện tổ chức hai buổi/
ngày là xa vời. “Do trường ở
địa bàn đông dân cư nên hiện
tại số lượng danh sách đủ điều
kiện đã vượt chỉ tiêu cho phép.
Giờ tôi đã báo cáo và chờ chỉ
đạo từ Phòng GD&ĐT” - vị
này nói thêm.
Tại Trường Tiểu học Kim
Đồng, quận Gò Vấp, năm
học tới nhà trường giảm số
lớp tổ chức bán trú. Ông Võ
Minh Thông, Hiệu trưởng
nhà trường, cho biết năm
ngoái trường tổ chức được
năm lớp bán trú thì năm học
2020-2021 chỉ khoảng 3-4
lớp để dành phòng cho các
lớp một buổi xoay xở việc
học sao cho đủ 31 tiết. Để
đáp ứng chương trình giáo
dục phổ thông 2018, các lớp
một buổi sẽ phải học nămbuổi
sáng và thêm hai buổi chiều.
Tương tự, ông Nguyễn
Nghĩa Dũng, Hiệu trưởng
Trường Tiểu học Yên Thế,
quận Tân Bình, cho hay đáp
ứng chương trình mới là học
hai buổi/ngày nên năm 2020,
trường giảm tuyển sinh lớp
1. Bình thường, những năm
trước có khoảng sáu lớp 1,
trong đó bốn lớp bán trú và
hai lớp một buổi thì năm học
2020-2021, trường chỉ tuyển
năm lớp và tất cả đều tổ chức
bán trú.
Quận xoay xở
mọi cách
Năm học 2020-2021, cùng
với 62 tỉnh/thành, TP.HCM
bắt đầu thực hiện chương
trình giáo dục phổ thông mới
ở cấp tiểu học với khối lớp
1. Để có thể đảm bảo được
việc học hai buổi/ngày, các
quận/huyện đều rất chật vật
vì trường lớp không phát triển
tương xứng với tốc độ tăng
dân số cơ học.
Gò Vấp là khu vực chịu
áp lực tăng dân số cơ học
hằng năm. Ở bậc tiểu học,
dự kiến số lượng trẻ vào lớp
1 là 7.727.
Ông Nguyễn Thanh Thủy,
Trưởng phòng GD&ĐT quận
GòVấp, cho biết quận cố gắng
đáp ứng đủ chỗ học rồi sau
đó mới tính đến chuyện bán
trú. “Quận tạm ngưng thực
hiện trường chuẩn quốc gia
ở Trường Tiểu học Lê Quý
Đôn vì sĩ số HS quá đông,
khó có thể đáp ứng được 35
HS/lớp. Trong khi một số dự
án xây dựng trường học ở
phường 9, phường 12 chưa
được triển khai do vướng vấn
đề bồi thường, giải tỏa. Do
đó, ưu tiên hàng đầu hiện nay
là đáp ứng đủ chỗ học” - ông
Thủy nói.
Theo ông Thủy, để bảo
Học sinh lớp1, TrườngTiểuhọc PhanHuy Ích (quậnTânBình) trong lễ khai giảngnămhọc 2019-2020.
Ảnh: NQ
Các quận tùy cơ ứng biến
Theo chương trình mới, HS lớp 1 sẽ học hai buổi/ngày.
Tuy nhiên, với điều kiện cơ sở vật chất cũng như tốc độ tăng
dân số cơ học tạiTP.HCM, đó làmột thách thức. Một số quận,
huyện chỉ đạt hơn 20% HS học hai buổi/ngày.
Để giải quyết vấn đề, ngành giáo dục đang chỉ đạo rà
soát, nơi nào thiếu thiết bị dạy học thì muamới. Các trường
nên ưu tiên cho HS lớp 1. Đối với những quận, huyện đông
dân cư có thể linh hoạt thiết kế việc dạy học 6-7 buổi/tuần.
Thậm chí, các trường có thể tận dụng ngày thứ Bảy để triển
khai các hoạt động tập trung.
Ông
NGUYỄNVĂN HIẾU
,
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM,
phát biểu tại buổi họpbáovề côngbố kết quả chọn lựa sáchgiáo khoa
Chiều 9-7, tại Trường THPT Nguyễn Huệ, thị trấn Đắk
Đoa, huyện Đắk Đoa, Gia Lai, Bộ Y tế phối hợp với UBND
tỉnh Gia Lai tổ chức phát động Chiến dịch phòng, chống dịch
bạch hầu tại bốn tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.
Đây là chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh bạch
hầu, trước hết thực hiện ở bốn tỉnh Tây Nguyên bao gồm
Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông với đối tượng
là tất cả những người từ hai tháng tuổi trở lên. Theo đó, trẻ
từ hai tháng tuổi đến 18 tháng tuổi tiêm một mũi vaccine
5 trong 1; trẻ từ 19 tháng tuổi đến 48 tháng tuổi: tiêm một
mũi vaccine DPT và người từ 48 tháng tuổi trở lên: tiêm hai
mũi vaccine Td (mũi thứ hai cách mũi thứ nhất một tháng).
Phát biểu tại lễ phát động, GS-TS Nguyễn Thanh Long,
quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, nhấn mạnh: “Đây là kế hoạch
chống dịch bạch hầu có quy mô lớn từ trước đến nay tại
Việt Nam. Mục tiêu chung của kế hoạch là đảm bảo ít nhất
90% các đối tượng từ hai tháng tuổi trở lên đến 40 tuổi tại
bốn tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông được sử
dụng vaccine chứa thành phần bạch hầu đảm bảo an toàn”.
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính tới
ngày 8-7, tại khu vực Tây Nguyên ghi nhận 68 ca dương
tính với bạch hầu. Đắk Lắk là tỉnh mới nhất ghi nhận ca
mắc đầu tiên; Đắk Nông có 27 ca; Gia Lai có 16 ca;
Kon Tum có 24 ca. Đã ghi nhận ba trường hợp tử vong.
Việc tổ chức tiêm chủng được triển khai theo hình thức
tiêm chủng chiến dịch tai các điểm tiêm chủng cố định và
lưu động. Theo đó, tại trạm y tế tiến hành tiêm chủng cho
đôi tương la trẻ hai tháng tuổi trở lên và thực hiện tiêm
vét; tại các điểm lưu động sẽ thực hiện tiêm chủng cho đối
tượng sinh sống tại vùng sâu, vùng xa, vung khó tiếp cận. ​
HÀ PHƯỢNG
Đời sống xã hội -
ThứSáu10-7-2020
Quá tải, phụ huynh vất vả tìm
chỗ học cho con
Trước tình hình học sinh tăng, lại phải đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều trường tiểu học
ở TP.HCMphải giảm chỉ tiêu tuyển sinh lớp 1, giảm lớp bán trú.
đảm 100% HS ở quận Gò
Vấp được học hai buổi/ngày
theo chương trình phổ thông
2018 là rất khó.
“Do đó, tôi đề xuất nếu
được có thể chia đôi khối lớp
1. Một nửa khối học vào thứ
Hai, Tư, Sáu và nửa còn lại
học vào thứ Ba, Năm, Bảy.
Như thế, nếu có năm phòng
học, tôi sẽ tổ chức được tám
lớp học hai buổi/ngày. Phòng
học còn lại sẽ dành cho các
hoạt động tập trung khác.
Thực tế, học sinh lớp 1 mỗi
ngày chỉ học 7-8 tiết, mỗi
tiết 35 phút. Giờ thêm một
tiết mỗi ngày thì cũng không
sao” - trưởng Phòng GD&ĐT
quận Gò Vấp nói thêm.
Tại quậnTân Phú, ôngTrần
Trọng Khiêm, Phó phòng
GD&ĐT, cho biết năm học
tới khoảng 7.000 HS vào lớp
1, trong khi số lượng HS lớp
5 ra trường chỉ hơn 6.000. Vì
thế, tình hình tuyển sinh đầu
cấp tại quận luôn áp lực. Do
đó, mục tiêu của quận là đảm
bảo đủ chỗ học cho HS. Căn
cứ vào số HS của các trường
cùng với cơ sở vật chất mới
tính toán đến việc tổ chức học
hai buổi/ngày. Thường tỉ lệ
hai buổi/ngày của quận luôn
dao động ở mức 20%-30%.
“Tuy nhiên, năm học 2020-
2021, trên tinh thần hướngHS
học hai buổi/ngày nên ngành
đang có định hướng kể từ năm
học tới trở đi quận sẽ phấn
đấu xây dựng lộ trình mỗi
năm sẽ phát triển một trường
tiểu học dạy hai buổi/ngày bắt
đầu từ lớp 1, thực hiện theo
hình thức cuốn chiếu” - ông
Khiêm nhấn mạnh.
Tại quận Bình Tân, năm
học tới sẽ đưa vào sử dụng
hai trường mới, trong đó có
một trường tiểu học với 22
phòng. Năm 2020, theo số
liệu thống kê từ quận, có hơn
12.300 trẻ vào lớp 1 trong khi
học sinh lớp 5 ra trường hơn
9.000. Do đó, để đảmbảo chỗ
học, quận Bình Tân tiếp tục
tổ chức cho hơn 42%HS lớp
1 học hai buổi/ngày, còn lại
sẽ học sáu buổi/tuần, tức học
cả ngày thứ Bảy để đảm bảo
yêu cầu về số tiết học theo
chương trình mới.
Ông Dương Văn Dân,
Trưởng phòng GD&ĐT quận
8, chia sẻ năm nay quận có
một trường tiểu học mới đưa
vào sử dụng. Những năm
trước tỉ lệ bán trú tại quận
khoảng 86%. Năm 2020, để
triển khai chương trình mới,
phòng chỉ đạo các trường cố
gắng tổ chức bán trú, đảm
bảo 100%. Tuy nhiên, sĩ số
HS các lớp sẽ cao, dao động
40-45 HS.•
Chiếndịch tiêmvaccine phòngbạchhầu tại 4 tỉnhTâyNguyên
Năm 2020, theo
số liệu thống kê từ
quận, có hơn 12.300
trẻ vào lớp 1 trong
khi HS lớp 5 ra
trường hơn 9.000.
GS-TS
Nguyễn
Thanh
Long,
quyền Bộ
trưởng
Bộ Y
tế, tại
lễ phát
động.
Ảnh: PV
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook