181-2020 - page 3

3
Ngày 10-8, theo
chinhphu.vn,
Ban chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính
phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam đã ra thông cáo đặc
biệt về tang lễ của nguyên Tổng bí thư Lê
Khả Phiêu. Theo đó, tang lễ nguyên Tổng
bí thư Lê Khả Phiêu theo nghi thức quốc
tang.
Linh cữu nguyên Tổng bí thư Lê Khả
Phiêu được quàn tại Nhà tang lễ quốc gia,
số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ viếng được tổ chức tại Nhà tang lễ
quốc gia bắt đầu từ 8 giờ ngày 14 đến 12
giờ ngày 15-8-2020.
Lễ truy điệu tổ chức vào 12 giờ 30 ngày
15-8-2020 tại Nhà tang lễ quốc gia. Lễ an
táng lúc 14 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang
Mai Dịch, Hà Nội.
Cùng thời gian này, tại Hội trường
Thống Nhất, TP.HCM và Hội trường 25B,
đường Quang Trung, TP Thanh Hóa, tỉnh
Thanh Hóa cũng tổ chức lễ viếng, lễ truy
điệu nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Trong hai ngày quốc tang (14 và 15-8-
2020), các công sở, nơi công cộng treo cờ
rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.
Ban lễ tang nguyên Tổng bí thư Lê Khả
Phiêu gồm 35 người. Tổng bí thư, chủ tịch
nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng Ban
lễ tang.
LƯU ĐỨC
(Theo
chinhphu.vn
)
Thời sự -
ThứBa11-8-2020
THUNGUYỆT
S
áng 10-8, tại phiên họp
thứ 47, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội tiếp tục cho
ý kiến về dự án Luật Cư trú
(sửa đổi).
Ủy ban Pháp luật:
Giữ sổ hộ khẩu đến
hết năm 2025
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp
luật Hoàng Thanh Tùng cho
hay đa số ý kiến tán thành
việc thay đổi phương thức
quản lý cư trú theo cách
mới. Tuy nhiên, có ý kiến
cho rằng đến thời điểm luật
có hiệu lực thi hành (từ
ngày 1-7-2021) sẽ “không
đủ thời gian để bảo đảm các
cơ sở dữ liệu liên quan có
thể hoàn thiện và vận hành
trên thực tế”.
Ủy ban Pháp luật cho rằng
để thay đổi phương thức quản
lý dân cư từ sổ hộ khẩu, sổ
tạm trú sang bằng mã số
định danh thì cần ít nhất
hai điều kiện: 1/ Phải hoàn
thành việc xây dựng cơ sở
dữ liệu quốc gia về dân cư,
cơ sở dữ liệu về cư trú và
cấp đầy đủ mã số định danh
cho mọi công dân; 2/ Tất
cả cơ quan đăng ký cư trú
theo quy định mới của luật
(cơ quan công an từ cấp xã)
phải được trang bị đủ máy
móc, thiết bị, hạ tầng mạng;
cán bộ, chiến sĩ đủ năng lực
để thực hiện việc cập nhật,
quản lý, xử lý thông tin về
cư trú trên hệ thống cơ sở
dữ liệu quốc gia.
“Theo kết quả khảo sát của
thường trực Ủy ban Pháp
luật, vẫn còn khá nhiều ý
kiến lo ngại việc bảo đảm
thực hiện các điều kiện nói
trên” - ông Tùng nói và cho
dụng đồng thời cả thông tin,
dữ liệu điện tử và giấy tờ, tài
liệu chứng minh nơi cư trú
(bao gồm cả sổ hộ khẩu, sổ
tạm trú đã được cấp) trong
các giao dịch hành chính,
dân sự… cho đến hết ngày
31-12-2025…
Bộ Công an: Bỏ sổ
hộ khẩu từ 1-7-2021
Tại phiên họp, Bộ trưởng
hoàn toàn có đủ khả năng,
điều kiện để thực hiện cách
thức quản lý mới!” - Bộ
trưởng Công an Tô Lâm
khẳng định.
Đại tướng Tô Lâm cũng
cho rằng việc giữ lại sổ hộ
khẩu đến hết năm 2025 là
“không phù hợp, không thực
tế”. “Đây là sự thay đổi rất
căn bản, là mong muốn của
nhân dân, của công dân. Bây
giờ lại kéo dài thêm một
nhiệm kỳ năm năm nữa thì
quyết tâm, hiệu quả thực
hiện luật sẽ không cao” - Bộ
trưởng Công an nói.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Thị KimNgân ủng hộ đề xuất
của Chính phủ và Bộ Công
an, không kéo dài thời gian
chuyển tiếp tới năm 2025.
Theo bà Ngân, quyền tự do
cư trú đã được quy định,
cần bỏ những thủ tục, giấy
tờ lạc hậu. “Thủ tục định ra
mà lạc hậu rồi thì phải bỏ,
phải cải cách, tại sao cứ bám
vào những cái cũ như sổ/quy
định tạm trú, tạm vắng mà
có quản được đâu. Giảm bớt
thủ tục cho dân nhờ! Cái gì
tiến bộ, thuận tiện, hiện đại
cho dân thì phải làm, đừng
luyến tiếc những thủ tục
rườm rà” - Chủ tịch Quốc
hội nói.
Phó Chủ tịch Quốc hội
Uông Chu Lưu cho rằng
luật dự kiến có hiệu lực từ
ngày 1-7-2021 nhưng phải
năm năm sau mới bỏ được
sổ hộ khẩu thì “không phù
hợp”. Vấn đề đặt ra, theo
ông Lưu, Bộ Công an, các
cấp cần chỉ đạo quyết liệt
xây dựng mã số định danh
cá nhân, cơ sở dữ liệu… để
đến trước tháng 7-2021 cơ
bản phải xong.
Ông cũng yêu cầu Bộ Công
an phải rà soát sửa đổi, bổ
sung cho việc bãi bỏ các quy
định có liên quan đến sổ hộ
khẩu, sổ tạm trú phải hoàn
thành trước tháng 7-2021.•
Bộ trưởng Tô Lâmphát biểu tại phiên họpỦy ban Thường vụQuốc hội sáng 10-8. Ảnh: HOÀNGHẢI
biết thêm nhiều ý kiến đề
nghị trong luật cần quy định
về lộ trình chuyển tiếp phù
hợp. Việc này nhằm bảo đảm
việc chuyển sang phương
thức quản lý mới thực sự
khả thi và trong quá trình
đó cần tiếp tục sử dụng sổ
hộ khẩu, sổ tạm trú.
Ông Tùng lo ngại nếu bỏ
ngay sổ hộ khẩu, sổ tạm trú
sẽ gây xáo trộn lớn đến hoạt
động bình thường của cơ
quan, tổ chức, gây khó khăn,
phiền phức cho người dân
khi thực hiện thủ tục hành
chính và các giao dịch dân
sự khác. Từ đó, thường trực
Ủy ban Pháp luật đề nghị bổ
sung vào dự thảo luật quy
định cho phép cơ quan nhà
nước và người dân được sử
Bộ Công an, Đại tướng Tô
Lâm, cho biết cơ quan chủ
trì soạn thảo luật vẫn đề
nghị thời điểm có hiệu lực
thi hành của luật là từ ngày
1-7-2021. Như vậy, vào thời
điểm đó, luật có hiệu lực thi
hành sẽ chuyển toàn bộ việc
quản lý cư trú sang phương
thức mới, sổ hộ khẩu và sổ
tạm trú hết giá trị. “Chúng
tôi là cơ quan chủ trì thấy
“Giảm bớt thủ tục
cho dân nhờ! Cái gì
tiến bộ, thuận tiện,
hiện đại cho dân
thì phải làm, đừng
luyến tiếc những thủ
tục rườm rà.”
Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Thị Kim Ngân
30
thủ tục hành chính ở cấp bộ
đang có yêu cầu xuất trình sổ
hộ khẩu, sổ tạm trú và các giấy
tờchứngminhnơi cư trú.Trong
khiđó,mộtsốđiềukiệnkỹthuật
bảođảmviệc kết nối, khai thác,
chia sẻ dữ liệu vẫn đang trong
quá trình xây dựng, hoàn thiện
và phải cần một số năm nữa
mới có thể hoàn thành.
Tiêu điểm
Cũng tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban
Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho hay nhiều
ý kiến tán thành việc không quy định điều
kiện riêng về đăng ký thường trú tại TP trực
thuộc trung ương. Có ý kiến tán thành nhưng
đề nghị cần có lộ trình cụ thể cho việc thực
hiện tại thủ đô Hà Nội và TP.HCM để bảo
đảm sự đáp ứng của cơ sở hạ tầng, các dịch
vụ thiết yếu tại đô thị lớn. Có ý kiến khác lại
đề nghị vẫn duy trì điều kiện riêng về đăng
ký thường trú tại TP trực thuộc trung ương
như luật hiện hành.
Đa số trong thường trực Ủy ban Pháp luật
nhất trí với đề nghị của Chính phủ và kiến
nghị của các cơ quan trực tiếp đăng ký, quản
lý cư trú ở các TP trực thuộc trung ương về
việc không cần thiết quy định điều kiện đăng
ký thường trú.
“Quy định như hiện hành đã hạn chế một
số người nhập cư vào các TP lớn. Trong khi
trên thực tế những điều kiện nhằmhạn chế/
không cho người dân đăng ký thường trú
không thực hiện được và người dân vẫn có
quyền, vẫn mua được nhà, vẫn cho con em
đi học... khi không có hộ khẩu!” - Bộ trưởng
Tô Lâm nói.
Ở các TP lớn: Không cần điều kiện đăng ký thường trú
Năm2021 sẽ “khai tử” sổ hộ khẩu
Bộ Công an đề nghị từ ngày 1-7-2021, bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và chuyển quản lý dân cư sang theomã số
định danh công dân trong khi Ủy ban Pháp luật cho rằng “cần có lộ trình” bỏ sổ hộ khẩu đến hết năm2025.
Quốc tangnguyênTổngbí thưLêKhảPhiêungày 14và15-8
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng Ban lễ tang.
ÔngLêKhảPhiêu sinhnăm
1931, tại xã Đông Khê, huyện
Đông Sơn, Thanh Hóa. Ông
vào Đảng năm 17 tuổi, phần
lớn cuộc đời gắn với quân
đội, qua nhiều vị trí công tác.
ÔnglàThượngtướng,nguyên
ChủnhiệmTổng cục Chính trị
Quânđội nhândânViệt Nam.
Tới tháng6-1991, ởĐại hộiVII,
ông Lê Khả Phiêu tham gia
Ban chấp hành Trung ương
khi đã 60 tuổi.
Tới Hội nghị Trung ương 3 khóa VII, tháng
6-1992, ông được bầu bổ sung tham gia Ban
bí thư. Tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa
nhiệm kỳ, tháng 4-1994, ông được bầu bổ
sung vào Bộ Chính trị.
Đại hội VIII, tháng 6-1996,
ông Lê Khả Phiêu tiếp tục
tham gia Bộ Chính trị.
Tại Hội nghị Trung ương 4
khóaVIII,tháng12-1997,Trung
ươngbầuông làmTổngbí thư
thay ông Đỗ Mười.
Ông là đại biểu Quốc hội
khóa IX, X.
Với nhiềucông laovà thành
tíchxuất sắcđối với sựnghiệp
cáchmạngcủaĐảng, củadân
tộc, ôngđượcĐảng vàNhà nước tặng thưởng
huân chương Sao vàng; huy hiệu 70 nămtuổi
Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý
khác của Việt Nam và quốc tế.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook