181-2020 - page 9

9
Bộ Công Thương
chính thức đề xuất
phương án một giá điện
Đối với cơ cấu biểu giá bán lẻ điện chomục đích sinh hoạt, dự thảo được
Bộ CôngThương xây dựng đề xuất hai phương án lựa chọn.
ANHIỀN
B
ộ Công Thương đang
dự thảo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ
quy định về cơ cấu biểu giá
bán lẻ điện để sửa đổi Quyết
định 28/2014, chính thức đưa
ra lấy ý kiến. Theo đó, đối với
cơ cấu biểu giá bán lẻ điện
cho mục đích sinh hoạt, dự
thảo được Bộ Công Thương
xây dựng đề xuất hai phương
án lựa chọn.
Cụ thể, phương án 1 với cơ
cấu biểu giá bán lẻ điện sinh
hoạt năm bậc. Bậc 1 (ghép bậc
1 và bậc 2 hiện hành thành bậc
1mới) 0-100 kWh, giá được giữ
nguyên bằng bậc 1 hiện hành.
Bậc 2 vẫn giữ nguyên giá cho
các hộ có mức sử dụng điện
phổ biến 101-200 kWh. Bậc 3
ghép các bậc 201-300 kWh với
301-400 kWh thành bậc mới.
Bậc 4 từ 401-700 kWh và bậc
5 là trên 700 kWh. Như vậy,
biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt
đã được rút xuống từ sáu bậc
hiện nay xuống còn năm bậc. 
Với phương án 2, dự thảo đưa
ra hai lựa chọn là phương án
2Avà 2B. Trong đó, giá bán lẻ
điện sinh hoạt cho khách hàng
lựa chọn một giá tương ứng là
145% và 155% so với mức giá
bán lẻ điện bình quân.
Hiện nay, mức giá bán lẻ
điện bình quân được Bộ Công
Thương quy định là 1.864,44
đồng/kWh, do đó nếu điện một
giá được lựa chọn sẽ lên tới
trên 2.703 đồng/kWh và 2.889
đồng/kWh (chưa gồm VAT).
Tỉ lệ giá bán lẻ so với mức
giá bán lẻ điện bình quân ở
các phương án cũng có chênh
lệch nhau khá lớn. Cụ thể, nếu
ở phương án 1, bậc 1 có tỉ lệ là
90% thì bậc 5 ở mức cao nhất
với 168%. Trong khi phương
án 2A, bậc 5 mức cao nhất là
274%vàphươngán2Blà185%.
Với các phương án này, dự
thảo quy định khách hàng sử
dụng điện được quyền lựa chọn
áp dụng giá bán lẻ điện nămbậc
hoặc giá bán lẻ điện một giá.
Thời gian tối thiểu khi khách
hàng thay đổi từ giá bán lẻ
điện năm bậc sang giá bán lẻ
điện một giá hoặc ngược lại là
một năm tính từ thời điểm bắt
đầu thay đổi (12 kỳ hóa đơn
thanh toán).
Bộ Công Thương cho biết
hai phương án điều chỉnh các
bậc thang nêu trên đều đảm
bảo nguyên tắc không làm
thay đổi mức giá bán lẻ điện
bình quân hiện hành cho khách
hàng sinh hoạt.
Đối với nhóm khách hàng
ngoài sinh hoạt, dự thảo cũng
đưa ra hai phương án lựa chọn.
Cụ thể, phương án 1 bao gồm
nhómkháchhàng sảnxuất, hành
chính sự nghiệp và kinh doanh.
Trong đó, nhómkhách hàng lưu
trú du lịch, doanh nghiệp dịch
vụ logistics sẽ được gộp vào
nhóm sản xuất. Phương án 2 là
gộp các nhóm sản xuất, hành
chính sự nghiệp và kinh doanh
thành một nhóm là khách hàng
sử dụng điện ngoài sinh hoạt.
Trong dự thảo này, chính sách
về hộ nghèo theo tiêu chí về
thu nhập do Thủ tướng Chính
phủ quy định vẫn được hỗ trợ
hằng tháng tương đương tiền
điện sử dụng 30 kWh tính theo
giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1
hiện hành.
Hộ chính sách xã hội theo
tiêu chí do Thủ tướng Chính
phủ quy định (không thuộc diện
hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện
theo quy định tại khoản 2 điều
này) và có lượng điện sử dụng
cho mục đích sinh hoạt trong
tháng không quá 50 kWh được
hỗ trợ tiền điện tương đương
tiền điện sử dụng 30 kWh tính
theo giá bán lẻ điện sinh hoạt
bậc 1 hiện hành.•
Khách hàng sử dụng điện được quyền lựa chọn áp dụng giá bán lẻ điện 5 bậc hoặc giá bán lẻ điệnmột giá. Ảnh: HTD
Với các phương án
này, dự thảo quy
định khách hàng
sử dụng điện được
quyền lựa chọn áp
dụng giá bán lẻ điện
năm bậc hoặc giá
bán lẻ điện một giá.
Báo cáo Bộ Chính trị tiến độ
đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản giao
Bộ GTVT hoàn thiện báo cáo gửi Bộ Chính trị về tiến
độ, kết quả nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư dự án đường
sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Trước đó, Bộ GTVT trình Thủ tướng báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao
Bắc - Nam. Trong đó, bộ này đề xuất nâng cấp đường
sắt hiện hữu để chở hàng, xây dựng một tuyến đường
sắt mới chở khách với tốc độ thiết kế 350 km/giờ.
Tổng mức đầu tư dự án đường sắt Bắc - Nam mới là
1,35 triệu tỉ đồng (hơn 58,7 tỉ USD). Giai đoạn 1 dự án
(dự kiến từ năm 2020 đến 2032) đầu tư hạ tầng toàn bộ
tuyến Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM với số vốn
567,2 ngàn tỉ đồng. Giai đoạn 2 (dự kiến từ năm 2032
đến 2050) đầu tư các đoạn còn lại với số tiền 783,1
ngàn tỉ đồng. Sau khi hoàn thành (năm 2050), dự án sẽ
giúp người dân di chuyển từ Hà Nội đến TP.HCM mất
5 giờ 20 phút với 91 đôi tàu/ngày đêm. Trong đó, nhu
cầu tiêu thụ điện của dự án là 2,3 tỉ kWh.
Hiện Thủ tướng đang giao Hội đồng Thẩm định Nhà
nước tiến hành thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do Bộ
GTVT trình.
VIẾT LONG
TP.HCM: Thanh tra
giao thông“ra tay” xử lý
xe chạy giờ cấm
Sáng 10-8, lực lượng thanh tra giao thông (TTGT)
Sở GTVT TP.HCM và CSGT quận 9 đã phối hợp ra
quân xử lý, chấn chỉnh tình trạng xe tải, xe ben chạy
vào giờ cấm trên đường Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn
Xiển (quận 9, TP.HCM),
Ghi nhận của PV tại đường Nguyễn Văn Tăng nối
với đường Nguyễn Xiển, chủ yếu là xe tải nhỏ và xe
máy, xe tự chế di chuyển. Đến khoảng 10 giờ 30, xuất
hiện một xe tải nặng di chuyển theo hướng đường
Nguyễn Xiển về Nguyễn Duy Trinh. Tại đây, lực
lượng TTGT thuộc Sở GTVT TP.HCM đã tiến hành
kiểm tra hành chính và xử lý chủ xe do lưu thông
trong giờ cấm.
Khi bị dừng xe để kiểm tra, tài xế NTP, người điều
khiển xe tải vào giờ cấm, cho biết anh mới chuyển
địa bàn từ quận Tân Phú về quận 9 nên không biết
đường này bị cấm lưu thông từ 6 giờ tới 22 giờ. Tại
thời điểm kiểm tra, tài xế P. chưa xuất trình được
bằng lái với lý do để quên ở nhà. Tiếp đó, tài xế này
còn yêu cầu lực lượng thanh tra chờ người nhà của
mình mang bằng lái tới.
Tuy nhiên, ông Lê Tấn Lực, Đội phó Đội TTGT
số 5, cho biết do tài xế không xuất trình được giấy tờ
cũng như bằng lái, lực lượng TTGT và CSGT đã yêu
cầu tài xế đưa xe về Công an quận 9 để tạm giữ cho
đến khi tài xế xuất trình được giấy tờ.
Theo ông Lê Văn Thường, Phó Chánh TTGT, Sở
GTVT TP, qua tuần tra, kiểm soát tình trạng xe tải, xe
ben chạy giờ cấm trên đường Nguyễn Xiển, Nguyễn
Duy Trinh đã giảm hẳn.
Ngoài ra, ông Lực cũng cho biết lực lượng TTGT và
CSGT đang tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp
vi phạm, trong đó có hành vi chạy vào giờ cấm. Tuy
nhiên, do lực lượng mỏng, địa bàn rộng nên gặp khá
nhiều khó khăn trong quá trình xử lý. Bên cạnh đó còn
có tình trạng tài xế cố tình chống đối khi bị kiểm tra.
“Lực lượng TTGT và CSGT địa phương sẽ tiếp tục ra
quân và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm” - ông
Lực nhấn mạnh.
Còn theo ông Thường, để xóa bỏ tình trạng xe chở
quá tải, xe chạy vào đường cấm, giờ cấm thì buộc lực
lượng chức năng phải ra quân mạnh mẽ hơn. Theo đó,
các đội sẽ thay phiên tuần tra, kiểm soát và thực hiện
các kế hoạch kiểm tra. “Cụ thể, Đội TTGT số 5 cùng
với CSGT quận 2 và quận 9 sẽ tăng cường tuần tra,
kiểm soát những tuyến đường cấm và giờ cấm” - ông
Thường thông tin.
Ngoài ra, ông Thường cũng cho biết lực lượng
TTGT cũng sẽ tăng cường kiểm tra và xử lý các
trường hợp đậu xe trên những tuyến đường cấm dừng,
cấm đỗ tại hai khu vực lớn là nút giao An Phú (quận
2) và nút giao Phú Hữu (quận 9).
ĐÀO TRANG
Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn vừa thông báo
do ảnh hưởng của dịch COVID-19, công ty tạm ngưng chạy
tàu tuyến TP.HCM đi Nha Trang, Phan Thiết và ngược lại.
Cụ thể, tạm ngưng chạy tàu SNT1/SNT2 (tuyến
TP.HCM - Nha Trang) từ ngày 13-8 đến 16-9. Tuyến
TP.HCM - Phan Thiết cũng tạm ngưng chạy tàu từ ngày
11-8 đến 10-9. Hành khách có vé các mác tàu này có thể
liên hệ nhà ga để trả vé (không mất phí).
Ngoài ra, hành khách khi đi tàu cần lưu ý phải khai báo
y tế trước khi lên tàu, kiểm tra thân nhiệt tại các nhà ga,
thường xuyên rửa tay bằng dung dịch hoặc xà phòng sát
khuẩn (được trang bị tại nhà ga và trên tàu...), đeo khẩu
trang tại các nhà ga, trên tàu và hạn chế đi lại giữa các toa
xe nếu không cần thiết.
THY NHUNG
Đường sắt tiếp tục tạm ngưng tàu đi Nha Trang, Phan Thiết
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook