181-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa11-8-2020
điện, nước. Đây cũng là ý kiến của
đa số thành viên trong thường trực
Ủy ban Pháp luật.
Những người ủng hộ quan điểm
này cho rằng điện, nước là nhu cầu
thiết yếu của cá nhân, tổ chức. Nếu
áp dụng biện pháp này sẽ tác động
tiêu cực không chỉ đến người vi
phạmmà còn có thể ảnh hưởng đến
người khác có liên quan...
Những ý kiến khác lại cho rằng
việc bổ sung biện pháp này là cần
thiết, buộc cá nhân, tổ chức đã
bị xử phạt vi phạm hành chính
(VPHC) chấm dứt ngay hành vi
vi phạm. Tuy nhiên, quy định như
dự thảo là quá rộng, chưa tương
xứng với chế tài bị áp dụng trong
một số trường hợp, có thể ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của người dân.
Vì vậy, đề nghị quy định rõ chỉ
áp dụng biện pháp trên tại địa điểm
vi phạm và chỉ áp dụng đối với
cá nhân, tổ chức bị xử phạt bằng
hình thức tước quyền sử dụng giấy
phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn. Cạnh đó, cần
giới hạn việc áp dụng biện pháp
này trong hai lĩnh vực có yêu cầu
bức thiết nhất là xây dựng và bảo
vệ môi trường.
Thảo luận, ChủnhiệmỦybanKinh
tế Vũ Hồng Thanh cho rằng thực tế
còn một bộ phận chây ỳ trong chấp
hành xử phạt VPHC. Nguyên nhân
xuất phát từ cả cơ quan chức năng
và người chấp hành. “Tôi nghiêng
về phương án của Chính phủ và ý
kiến thiểu số trong thường trực Ủy
ban Pháp luật để có thêm biện pháp
răn đe” - ông Thanh nói.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ
tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng
các lập luận đưa ra, dù đồng ý hay
phản đối, đều có tính hợp lý. Tuy
nhiên, do còn ý kiến khác nhau, ông
Lưu cho biết sẽ trình cả hai phương
án để QH tiếp tục thảo luận và nếu
cần thiết thì lấy phiếu để đại biểu
QH quyết định.
Phạt nặng việc nhập cảnh
trái phép vào Việt Nam?
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại
Nguyễn Văn Giàu nêu vấn đề quản
lý người nước ngoài xâm nhập
vào Việt Nam trái luật. “Phát biểu
đây cũng có vẻ hơi lạc đề nhưng
không phát biểu thì tâm tư” - ông
Giàu nói.
Ông Giàu dẫn số liệu cho thấy
bảy tháng đầu năm nay có hơn
16.000 người xâm nhập trái phép
vào Việt Nam. “Lúc đầu chỉ nghe
ở các tỉnh biên giới, bây giờ thì
nghe là đi sâu vào các tỉnh nội
địa” - ông Giàu nói. Theo ông, việc
TAND tỉnh Quảng Ninh vừa nhanh
chóng xét xử sáu người môi giới
trái phép cho người nước ngoài
vào Việt Nam với mức án nghiêm
khắc (thấp nhất hai năm, cao nhất
năm năm) là đáng hoan nghênh.
Tuy nhiên, về chế tài hành chính,
ông Giàu đề nghị “phải xem lại, có
đủ răn đe hay không”. Theo ông,
hiện chưa có quy định xử phạt
hành chính đối với các khu lưu trú
cho người nước ngoài nhập cảnh
trái phép ở và người môi giới cho
người nước ngoài nhập cảnh trái
phép, đề nghị cơ quan soạn thảo
bổ sung. “Nếu biện pháp hành
chính quy định đủ rõ, đủ cụ thể thì
người trong nước sẽ hiểu và giảm
dần việc môi giới hay cho người
ĐỨCMINH
N
gày 10-8, tại phiên họp thứ
47, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội (QH) tiếp tục cho ý kiến
về những vấn đề lớn còn ý kiến
khác nhau của dự án Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Xử
lý vi phạm hành chính.
Nội dung gây nhiều tranh luận
trong quá trình soạn thảo cũng như
thảo luận tại QH liên quan đến đề
xuất bổ sung biện pháp cưỡng chế:
“Ngừng cung cấp các dịch vụ điện,
nước tại địa điểm vi phạm đối với cá
nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ vi phạm”.
Nếu cần thì lấy ý kiến
đại biểu Quốc hội
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
Hoàng Thanh Tùng cho hay quá
trình tiếp thu chỉnh lý còn hai
loại ý kiến khác nhau. Thứ nhất,
đề nghị tiếp thu ý kiến của nhiều
đại biểu QH, không bổ sung biện
pháp ngừng cung cấp các dịch vụ
Ông Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, phát biểu. Ảnh: HOÀNGHẢI
Tranh luận
việc ngừng
điện, nước tại
nơi vi phạm
Do có hai luồng ý kiến khác nhau nên nội
dung này sẽ trình để Quốc hội tiếp tục
thảo luận và nếu cần thiết thì lấy phiếu để
đại biểuQuốc hội quyết định.
nước ngoài nhập cảnh trái phép
lưu trú” - ông Giàu nói.
Phát biểu sau đó, Bộ trưởng Bộ
Tư pháp Lê Thành Long (đại diện
cơ quan chủ trì soạn thảo dự án
luật) cho rằng các hành vi vi phạm
quy định về xuất nhập cảnh, cư
trú, đi lại… đã được quy định tại
Nghị định 167 năm 2013 (xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực
an ninh, trật tự, an toàn xã hội…).
Theo ông Long, với các hành vi
tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho
người khác xuất nhập cảnhViệt Nam
trái phép, mức phạt tiền có thể lên
tới 30-40 triệu đồng. Người nước
ngoài cư trú ở Việt Nam mà không
được phép của cơ quan có thẩm
quyền cũng chịu mức phạt tương
tự. Ngoài mức phạt tiền thì có biện
pháp bổ sung là tịch thu tang vật,
trục xuất. Ngoài các chế tài hành
chính còn chế tài hình sự quy định
trong BLHS.
Bộ trưởng Tư pháp cũng khẳng
định sẽ tiếp thu ý kiến của ông Giàu,
rà soát xem có thể bổ sung hình thức
xử phạt hành chính không nhưng
tinh thần là đã có quy định.
Đáp lại, ông Giàu đề nghị nâng
mức phạt tối đa với hành vi vi phạm
quy định về xuất nhập cảnh, cư
trú, đi lại từ 30-40 triệu đồng lên
75 triệu đồng. Vấn đề lưu trú và
thông báo lưu trú, ông Giàu lưu ý
Luật Cư trú hiện nay mới chỉ quy
định với người Việt Nam mà chưa
quy định với người nước ngoài.
“Cái này cực kỳ nguy hiểm” - ông
Giàu nói và đề nghị cần nghiên
cứu bổ sung.•
Tại báo cáo một số vấn đề lớn xin ý kiến Ủy ban
Thường vụ QH về giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo
luật, Ủy ban Pháp luật đã nêu một số kiến nghị nhằm
tăng cường hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật về
xử phạt VPHC.
Cụ thể, cơ quan thẩm tra dự án luật đề nghị Chính
phủ chỉ đạo rà soát các nghị định quy định về xử phạt
VPHC trong các lĩnh vực để quy định mức tiền phạt
tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Đồng thời, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành,
địa phương, các lực lượng chức năng thực hiện nghiêm
quy định của pháp luật về xử phạt VPHC, áp dụng đồng
bộ không chỉ hình thức phạt tiền mà cả các hình thức
xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả, không
để xảy ra tình trạng “phạt cho tồn tại”…
BáocáocủaỦybanPhápluậtcũngnhấnmạnhnguyên
tắc:“Mọi hành vi VPHC phải được phát hiện, ngăn chặn
kịp thời và phải bị xử lý nghiêmminh, mọi hậu quả do
VPHC gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định
của pháp luật”.
Không để tình trạng “phạt cho tồn tại”
Cần giới hạn việc
áp dụng biện pháp này
trong hai lĩnh vực có
yêu cầu bức thiết, nhất
là xây dựng và bảo vệ
môi trường.
Hoãn xử để triệu tập hội đồng xét xử cấp sơ thẩm
Ngày 10-8, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên phúc
thẩm vụ Trần Hữu Kiển (sinh năm 1981, luật sư Đoàn
Luật sư tỉnh Bến Tre) bị truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản.
Phiên tòa được mở do bị cáo kháng cáo kêu oan. Trước
đó, bị cáo Kiển có đơn gửi HĐXX yêu cầu tòa triệu tập
HĐXX cấp sơ thẩm (chủ tọa phiên tòa, thư ký và kiểm sát
viên) tới tham gia phiên tòa. Lý do, biên bản phiên tòa sơ
thẩm và bản án sơ thẩm không phản ánh đúng diễn biến
tại phiên tòa.
Tại phiên phúc thẩm, HĐXX đã triệu tập hai điều tra
viên. Tuy nhiên, bị cáo Kiển vẫn giữ nguyên yêu cầu của
mình. Cạnh đó, bị cáo còn yêu cầu thu thập toàn bộ băng
ghi âm, ghi hình quá trình xét xử.
Bị cáo cho biết trong quá trình tạm giam có thu thập
được một số tài liệu liên quan tới vụ án nhưng cán bộ trại
giam đã thu giữ, không cho mang theo khi đến tòa.
Sau khi hội ý, HĐXX nhận thấy yêu cầu triệu tập
HĐXX cấp sơ thẩm và thu thập thêm băng ghi âm
ghi hình của bị cáo là có căn cứ nên quyết định hoãn
phiên tòa.
Theo hồ sơ, bà Trương Thị Thu Thủy (ngụ Bến Tre) là
đương sự trong một vụ chia di sản thừa kế. Tòa tuyên bà
Thủy và những người trong gia đình được chia số tiền
thừa kế khoảng 6 tỉ đồng.
Bà Thủy ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, ủy quyền cho
ông Kiển được đại diện thương lượng với các đồng
thừa kế khác trong vụ án. Năm 2014, bà Thủy được
chia số tiền thừa kế hơn 1,3 tỉ đồng. Số tiền này được
chuyển vào tài khoản của ông Kiển nhưng ông này
không đưa tiền cho bà mà nói dối là chưa thỏa thuận
được. Năm 2016, bà Thủy mới phát hiện sự việc và tố
cáo ông Kiển.
Xử sơ thẩm, TAND tỉnh Bến Tre phạt Kiển 12 năm
tù. Bị cáo kêu oan. Cuối năm 2018, TAND Cấp cao
tại TP.HCM xử phúc thẩm, tuyên hủy toàn bộ bản án
sơ thẩm, giao hồ sơ về cấp sơ thẩm để điều tra, xét
xử lại. Sau đó, cơ quan tố tụng tỉnh vẫn giữ nguyên
quan điểm truy tố. Cuối năm 2019, TAND tỉnh Bến
Tre xử sơ thẩm lần hai, tuyên phạt bị cáo Kiển mức
án như cũ.
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook