198-2020 - page 10

10
Vỉa hè có nắp mương hỏng
Trên đường Đồng Khởi, khu phố 3, phường Tân Hiệp,
TP Biên Hòa, Đồng Nai có nắp mương mới bị hỏng.
Người dân đã cắm cây để cảnh báo mối nguy cho người
đi đường
(ảnh)
.
Mong cơ quan chức năng cần thay nắp mới để đảm
bảo an toàn cho người dân.
SÔNG HƯƠNG
Đất chưa cógiấy chứngnhận, chia thừakế
như thế nào?
Trước khi mất, bố mẹ để lại cho anh
chị em chúng tôi một mảnh đất nhưng chưa được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng). Việc để lại này
chỉ nói miệng chứ không có di chúc. Chúng tôi dự định
đưa ra tòa để nhờ tòa án giải quyết chia thừa kế.
Cho tôi hỏi ngoài các di sản khác để lại thì mảnh đất
chưa được cấp sổ hồng đó có được tòa chia hay không và
xử lý như thế nào?
Bạn đọc
Nam Trung
 (TP.HCM)
Luật sư
Lê Văn Bình
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
, trả lời:
Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất
được thực hiện quyền thừa kế, tặng cho khi có các điều
kiện như: Đất không có tranh chấp; quyền sử dụng đất
không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; trong thời gian
sử dụng đất...
Về vấn đề xử lý chia thừa kế liên quan đến mảnh đất
chưa được cấp sổ hồng đã được hướng dẫn tại khoản 1
mục II Nghị quyết 02/2004 của Hội đồng Thẩm phán
TAND Tối cao. Cụ thể:
Trong trường hợp có văn bản của UBND cấp có thẩm
quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp nhưng
chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tòa
án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất
và quyền sử dụng đất đó.
Trong trường hợp UBND cấp có thẩm quyền có văn bản
cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản
là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép
tồn tại trên đất đó thì tòa án chỉ giải quyết tranh chấp về di
sản là tài sản trên đất.
Do đó, căn cứ vào các quy định trên, việc xử lý phân
chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất chưa được cấp sổ
hồng thì phụ thuộc vào các giấy tờ sở hữu đất của cha mẹ
bạn đối với khu đất đó. 
Nếu có các giấy tờ sở hữu hợp pháp thì sẽ được tòa án
giải quyết chia quyền sử dụng đất cho các anh chị em.
Ngược lại, tòa án sẽ chỉ giải quyết chia di sản là tài sản
trên đất.
HỮU ĐĂNG
Bạn đọc -
ThứHai 31-8-2020
HỮUĐĂNG
P
hản ánh tới
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Nguyễn
Văn Nam cho biết đã
hai năm nay căn nhà mà ông
mua trúng đấu giá do Chi cục
Thi hành án dân sự quận 4
(THADS) bán phát mại tài
sản vẫn chưa được bàn giao.
Bên cạnh đó, Ngân hàng
Thương mại cổ phần Việt
NamThịnhVượng (VPBank)
cũng cho biết đơn vị này cũng
không được THADS quận 4
trả lại tiền để thu hồi nợ.
Đã đứng tên trên
giấy tờ nhà nhưng
không được vào ở
Theo hồ sơ, bà QTMH (chủ
căn nhà trên đường Nguyễn
Khoái, phường 2, quận 4,
TP.HCM) thế chấp căn nhà
tại Ngân hàng VPBank để
đảm bảo cho khoản vay tại
ngân hàng này.
Tuy nhiên, do không trả
được nợ, phát sinh nợ xấu
nên ngân hàng đã khởi kiện
bà H. ra tòa để bảo vệ quyền
lợi của mình (đã có bản án có
hiệu lực của tòa).
Đến tháng 9-2016, Chi cục
THADS quận 4 ra quyết định
THA theo yêu cầu, trong đó
có nội dung: Trường hợp
bà QTMH không trả được
nợ thì ngân hàng có quyền
yêu cầu cơ quan THADS có
thẩm quyền phát mại tài sản
để thu hồi nợ.
Sau đó, do bà H. không
tự nguyện THA nên Chi cục
THADS quận 4 tiến hành
thủ tục kê biên, xử lý tài sản.
Đến tháng 8-2018, ông
Nam mua trúng đấu giá căn
nhà nêu trên với số tiền gần
2 tỉ đồng, tiền mua nhà được
ông Nam chuyển đủ cho Chi
cục THADS quận 4 hơn một
tuần sau đó.
Mặc dù tài sản đã được bán
đấu giá thành nhưng sau rất
nhiều lần vận động, bà H. vẫn
không hợp tác để giao nhà
nên tháng 9-2019, Chi cục
THADS quận 4 đã ra quyết
định cưỡng chế để giao tài
sản trên cho ông Nam.
Cho đến nay, trên giấy tờ
nhà đã cập nhật sang tên ông
Nam nhưng căn nhà thì vẫn
đang bị người khác chiếmgiữ.
Về phía ngân hàng, đại diện
VPBank cũng cho biết vụ án
đã được tòa án các cấp xét
xử xong từ năm 2015. Đến
giai đoạn THA thì bị chững
lại. Đã hai năm trôi qua, cơ
quan THA không tiến hành
cưỡng chế bàn giao tài sản
cho người mua trúng đấu giá
và chuyển tiền THAcho ngân
hàng thu nợ.
Việc chậm trễ gây bức xúc
cho người phải THA, làmphát
sinh thêm tiền lãi cho khách
hàng. Do đó, VPBank đề nghị
cơ quan THAvà Ban chỉ đạo
THADS quận 4 sớm tiến hành
cưỡng chế bàn giao tài sản
cho ông Nam và chuyển tiền
THA về ngân hàng thu nợ.
Chưa có câu trả lời
thỏa đáng
Sau rất nhiều lần khiếu
nại và làm văn bản yêu cầu
sớm cưỡng chế giao nhà thì
đến ngày 10-5-2019, Chi cục
THADS quận 4 có buổi làm
việc với ngân hàng. Tại biên
bản làm việc, chi cục trưởng
Chi cục THADS quận 4 nêu
rõ thời gian giải quyết chậm
nhất là trong tháng 9-2019.
Tuy nhiên, sau đó vụ việc vẫn
giậm chân tại chỗ.
“Quyết định cưỡng chế đã
có, kế hoạch cưỡng chế cũng
đã có nhưng khi tôi khiếu nại
Chi cục THADS thì chi cục
lấy lý do là chưa được sự
phê duyệt của Ban chỉ đạo
THADS quận 4, cụ thể là
chủ tịch UBND quận 4 làm
trưởng ban chỉ đạo.
Khi tôi đề đạt ý kiến sớmcó
chỉ đạo cưỡng chế thì trưởng
ban chỉ đạo lại nói đã yêu cầu
Chi cục THADS báo cáo và
đề xuất phương án để xử lý
dứt điểm. Cho đến nay hai
cơ quan này cứ đẩy qua đẩy
lại khiến vụ việc kéo dài mà
không có hồi kết, không có
thời gian cụ thể để xử lý dứt
điểm” - ông Nam nói.
Được biết trong quá trình
Luật quy định không quá 60 ngày
phải giao tài sản
Khoản 1 Điều 103 Luật THADS 2008 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2014) quy định người mua được tài sản bán đấu
giá, người nhận tài sản để THA được bảo vệ quyền sở hữu,
sử dụng đối với tài sản đó.
Khoản 3 Điều 27 Nghị định 62/2015 (được sửa đổi, bổ
sung bằng Nghị định 33/2020) cũng quy định rõ trong
thời hạn không quá 30 ngày, trường hợp khó khăn, phức
tạp thì không quá 60 ngày, kể từ ngày người mua được tài
sản nộp đủ tiền, cơ quan THADS phải tổ chức việc giao tài
sản cho người mua được tài sản, trừ trường hợp có sự kiện
bất khả kháng.
Luật sư
LÊ DŨNG,
Đoàn Luật sư TP.HCM
Muanhà2nămvẫnchưađược vàoở
giải quyết vụ việc, Chi cục
THADS quận 4 đã có nhiều
báo cáo gửi Ban chỉ đạo
THADS quận để xin ý kiến
chỉ đạo.
Để tìm hiểu rõ hơn vụ việc,
ngày 27-5-2020,
Pháp Luật
TP.HCM
đã có văn bản gửi
chủ tịch UBND quận 4 (kiêm
trưởng ban chỉ đạo THA).
Đến ngày 18-6, UBND quận
4 có văn bản trả lời với nội
dung “Đối với vấn đề cung
cấp thông tin cho báo
Pháp
Luật TP.HCM
, việc tổ chức
THA thuộc thẩm quyền của
cơ quan THADS quận 4,
đề nghị PV liên hệ cơ quan
THADS quận 4 để được cung
cấp thông tin”.
Khi chúng tôi liên hệ với
Chi cục THADS quận 4, bà
Hoàng Thụy Nam Hồng (chi
cục trưởng) cho biết theo quy
định, Chi cục THADS quận
4 không có thẩm quyền trả
lời báo chí, đề nghị PV liên
hệ Cục THADS TP.HCM để
được trả lời.
Ngày 19-6,
Pháp Luật
TP.HCM
đã có công văn gửi
Cục THADSTP.HCMnhưng
cho đến nay đã hơn hai tháng
sau nhiều lần liên hệ, chúng
tôi vẫn chưa nhận được phản
hồi từ cơ quan này.
Theo thông tin mới nhất
chúng tôi có được, ngày 13-7,
UBND quận 4 đã có văn bản
gửi Ngân hàng VPBank cho
biết trong khoảng thời gian từ
tháng 2 đến tháng 5-2020, do
tìnhhìnhdịchbệnhCOVID-19
nênđãhoãnkếhoạchcưỡngchế.
Ngoài ra, người đang chiếm
giữcănnhà làbàQTMHđã lớn
tuổi và neo đơn nên các thành
viên Ban chỉ đạo THADS đã
thống nhất tiếp tục vận động
bà H. tự nguyện giao nhà đến
cuối quý III-2020. Sau thời
điểm này, nếu bà H. không
chấp hành, Chi cục THADS
quận 4 sẽ tiến hành cưỡng
chế theo quy định.•
Cho đến nay, trên
giấy tờ nhà đã cập
nhật sang tên ông
Namnhưng căn nhà
thì vẫn đang bị người
khác chiếmgiữ.
Mua nhà trúng đấu giá từ năm2018 nhưng cho đến nay căn nhàmà ông Nambỏ tiền tỉ ra để mua
vẫn chưa nhận được.
Căn nhà trên đườngNguyễn Khoái, quận 4mặc dùmua gần hai nămnay nhưng ôngNamvẫn chưa
được nhận nhà. Ảnh: ĐẶNG LÊ
Góc ảnh
BỐ CÁO THÀNH LẬP VPLS TRỊNH VĨNH PHÚC
Quảng cáo
Tên:
VănphòngluậtsưTrịnhVĩnhPhúc.
GĐKHĐsố:
41.01.3405/TP/ĐKHĐ,cấpngày17/8/2020.
Trụsở:
122/7TrầnĐịnhXu,P.NguyễnCưTrinh,Q.1,TP.HCM.
Ngườiđạidiện:
LS.TrịnhVĩnh
Phúc.
Lĩnhvựchoạtđộng:
Thựchiệncácdịchvụpháp lýtheoquyđịnhcủapháp luật.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook