198-2020 - page 7

7
(Tiếp theo trang 1)
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 31-8-2020
Luật & đời
NGÂNNGA
T
AND Cấp cao tại TP.HCM vừa
mở phiên tòa phúc thẩm lần
hai vụ bị cáo Phạm Quốc Đính
(cựu giám đốc Xí nghiệp Nghĩa
Tín) kêu oan về tội vi phạm các
quy định về quản lý rừng.
Tại phiên tòa, bị cáo cho rằng
cấp sơ thẩm làm oan cho bị cáo
nên đã đề nghị cấp phúc thẩm sửa
án theo hướng không phạm tội.
Theo bị cáo, việc giao rừng
đối với phần đất xâm canh là chủ
trương chung của xí nghiệp, Công
ty Lâm nghiệp Gia Nghĩa và đã
được công ty này phê duyệt, đồng
ý thực hiện. Cấp sơ thẩm quy kết
bị cáo giao đất cho hai hộ dân khi
còn rừng đối với diện tích 5,217
ha là không đúng với thực tế, bởi
hồ sơ cũng thể hiện khi giao rừng
là đất trống.
Bị cáo PhạmQuốc Đính kêu oan cho rằng khi giao đất
cho dân để trồng rừng thì trên thực tế đã không còn rừng.
Ảnh: NGÂNNGA
Chưa làm rõ đất còn rừng hay đất trống
Đây là vụ án
Pháp Luật TP.HCM
từng phản ánh, các cơ quan tố tụng chưa
làm rõ mấu chốt của vụ án này là trước khi giao đất cho các hộ dân (Đàm
Văn Sâm và Võ Thành Sơn) thì trên đất còn rừng hay không.
Cấp sơ thẩm căn cứ vào Quyết định 67 ngày 14-1-2014 của UBND tỉnh
Đắk Nông phê duyệt, công bố kết quả kiểm kê rừng tỉnh Đắk Nông để
kết tội bị cáo Phạm Quốc Đính là không có căn cứ.
Lý do là trong quá trình tiến hành kiểm kê rừng theo kế hoạch của
UBND tỉnh Đắk Nông, các cơ quan liên quan không kiểm kê toàn bộ diện
tích rừngmà chỉ thực hiện kiểm kê trên phạm vi hẹp. Khi kiểm tra kết quả
thống kê thì tổ kiểm tra lấy 10 hồ sơ trong số 20%để đánh giá. Thế nhưng
trong số những hồ sơ này không có hồ sơ nào liên quan đến phần đất do
ông Sơn và ông Sâm canh tác.
TAND Cấp cao tại
TP.HCM xét xử phúc
thẩm lần đầu cho rằng
các hộ nông dân nhận
đất trồng rừng là chủ
trương chung của tập
thể ban giám đốc của
Xí nghiệp Lâm nghiệp
Nghĩa Tín.
Nhiều điểm chưa rõ
vụ giao khoán
đất rừng
TheoVKSNDCấp cao tại TP.HCM, vụ án từng bị hủymột lần
nhưng quá trình điều tra lại vẫn chưa làmrõ được nhiều vấn đề.
Đính đã chỉ đạo xí nghiệp
tổ chức họp thống nhất
xin chủ trương của Công
ty Gia Nghĩa để tiến hành
giao khoán đất trồng rừng
theo Nghị định 135/2005
và được đồng ý.
Năm 2014, ông Đính
được bổ nhiệm kiêm làm
giám đốc Xí nghiệp Nghĩa
Tín nên đã phối hợp
với Công ty Lâm
n g h i ệ p G i a
Nghĩa giao
đ ấ t c h o
một số hộ
d â n c ó
nhu cầu,
khả năng
n h ậ n
k h o á n
đấ t để
t r ồ n g
rừng thì
liên hệ
để làm
thủ tục.
Trong số
nhiều hộ
dân đăng
ký có hai hộ
ông Võ Thành
Sơn và ông Đàm
Văn Sâm xin nhận
trên tổng diện tích giao khoán
cho hai hộ ông Sơn và ông Sâm
là 5,217 ha, thuộc rừng tự nhiên
là rừng sản xuất.
Tháng 11-2017, TAND tỉnh Đắk
Nông xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt
bị cáo Phạm Quốc Đính ba năm
tù về tội vi phạm các quy định
về quản lý rừng. Bị cáo kháng
cáo kêu oan.
Tháng 3-2019, TAND Cấp cao
tại TP.HCM xét xử phúc thẩm
lần đầu cho rằng các hộ nông
khoán đất.
Cáo trạng cho
rằng rừng bị phá
dân nhận đất trồng rừng là chủ
trương chung của tập thể ban
giám đốc Xí nghiệp Lâm nghiệp
Nghĩa Tín… Từ đó TAND Cấp
cao tại TP.HCM đã chấp nhận
kháng cáo, hủy bản án sơ thẩm.
Dù vậy, tháng 11-2019, TAND
tỉnh Đắk Nông xét xử sơ thẩm lần
hai vẫn phạt bị cáo Phạm Quốc
Đính ba năm sáu tháng tù (sơ
thẩm lần một phạt ba năm tù) về
tội danh trên. Bị cáo Đính lại tiếp
tục kêu oan.•
Đại diện VKSND Cấp cao tại
TP.HCM đặt ra nhiều câu hỏi cho
bị cáo để làm rõ thực tế có rừng
hay không có rừng, việc giao đất
rừng là quyết định của tập thể
hay cá nhân… Khi chưa kết thúc
phần xét hỏi, VKS cho rằng vụ
án từng bị hủy một lần, quá trình
điều tra cũng chưa được làm rõ
nhiều vấn đề. Do đó, VKS đề
nghị HĐXX hoãn phiên tòa để
triệu tập những người liên quan.
Sau khi vào hội ý, HĐXX đã
quyết định hoãn phiên tòa để triệu
tập hộ ông Võ Thành Sơn và ông
Đàm Văn Sâm, Sở NN&PTNT…
Theo hồ sơ, tháng 6-2013, ông
Phạm Quốc Đính (phó giám đốc
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp
Gia Nghĩa) được giao phụ trách
Xí nghiệp Lâm nghiệp Nghĩa Tín.
Cuối năm 2013, một số diện tích
đất rừng thuộc ba tiểu khu trên
lâm phần Xí nghiệp Nghĩa Tín
bị nhiều người dân lấn chiếm và
chặt phá trái phép. Vì vậy, ông
Tội về bímật nhànước từvụ
ôngNguyễnĐứcChung
NGUYÊN THY
Theo thông tin từ Bộ Công an, ông Nguyễn Đức Chung
cùng hai thuộc cấp của ông và một cán bộ công an đã bị
khởi tố, tạm giam về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước, tội
chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật
nhà nước. Trong số đó, có một bị can từng làm ở phòng
thư ký - biên tập, tổ giúp việc UBND TP Hà Nội; một bị
can là tài xế, đồng thời là chuyên viên phòng này. Bị can
còn lại thì từng là cán bộ của C03, Bộ Công an.
Báo chí ghi nhận ông Chung và đồng phạm đã chiếm
đoạt tài liệu liên quan đến vụ án Nhật Cường. Nói đầy đủ,
đây là vụ án buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán, rửa
tiền, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm
trọng xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ
kỹ thuật Nhật Cường… Vụ án này là một trong những đại
án kinh tế, được Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống
tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.
Tội danh của các bị can được quy định tại Điều 337 Bộ
luật Hình sự hiện hành như sau:
“1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt,
mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước,
nếu không thuộc trường hợp phạm tội gián điệp thì bị phạt
tù từ hai năm đến bảy năm. 2. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến 10
năm: a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật; b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn… 3. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức; b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật… 4.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm
năm”.
Có thể nhận thấy đối tượng bị tội này xâm hại chính là
trật tự quản lý hành chính, bí mật nhà nước trong các lĩnh
vực như: chính trị, đối ngoại, kinh tế, quốc phòng... Về
dấu hiệu phạm tội, “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” là cố
ý làm cho nhiều người không có trách nhiệm biết được bí
mật nhà nước.
Đối với hành vi “chiếm đoạt vật hoặc tài liệu bí mật
nhà nước”, người phạm tội đã sử dụng những thủ đoạn để
trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt, dùng vũ lực hoặc đe dọa
người có thẩm quyền hoặc có các thủ đoạn gian dối khác
để có được tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước…
Xem kỹ nữa, mức hình phạt thấp (thấp nhất là hai năm
tù), cao (cao nhất là 15 năm tù) ở tội này sẽ được các tòa
án quyết định tùy thuộc vào độ mật của các tài liệu, vật bị
cố ý làm lộ hay bị chiếm đoạt.
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước có nhiều quy định liên
quan về việc này. Theo đó, bí mật nhà nước chính là thông
tin có nội dung quan trọng do
người đứng đầu cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của luật
này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại
đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Bí mật nhà nước được phân loại thành ba độ mật là
tuyệt mật, tối mật và mật.
Độ tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị,
quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất
có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc
gia, dân tộc.
Độ tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị,
quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp,
giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, y tế…, nếu bị lộ, bị
mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc
gia, dân tộc.
Độ mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị,
quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, tài nguyên và
môi trường, khoa học và công nghệ, thông tin và truyền
thông…, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm
trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Còn nhớ ở loại tội không phổ biến mà chủ thể phạm tội
là bất kỳ ai này, bị án Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”)
từng gây lạ khi là doanh nhân mà lại bị buộc tội làm lộ bí
mật nhà nước. Đối với trường hợp của ông Chung cùng
đồng phạm, cùng chờ cơ quan điều tra sớm đưa ra kết
luận họ đã chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước như thế
nào, bí mật thuộc độ gì…, tức khác gì so với bị án Phan
Văn Anh Vũ.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook