2
Thời sự -
Thứ Tư 9-9-2020
Nhân sự mới
Chiều 8-9, Bí thư Thành
ủy TP.HCM Nguyễn Thiện
Nhân đã trao quyết định
của Ban bí thư chỉ định bà
Phạm Thị Hồng Hà, Giám
đốc Sở Tài chính TP.HCM,
tham gia ủy viên Ban chấp
hành Đảng bộ TP.HCM
nhiệm kỳ 2015-2020.
Cùng ngày, ông Lê Tiến
Châu, Bí thư Tỉnh ủy,
Chủ tịch UBND tỉnh Hậu
Giang, chủ trì buổi lễ công
bố và trao quyết định về
công tác cán bộ.
Theo đó, chủ tịch UBND
tỉnh Hậu Giang quyết định
tiếp nhận và phân công ông
Lã Hoàng Trung, Giám đốc
Trung tâm Chứng thực điện
tử quốc gia (Bộ TT&TT),
giữ chức giám đốc Sở
TT&TT tỉnh Hậu Giang
thời hạn hai năm.
Chủ tịch UBND tỉnh Hậu
Giang cũng quyết định bổ
nhiệm lại ông Dương Thanh
Tùng giữ chức phó giám
đốc Sở VH-TT&DL tỉnh;
bổ nhiệm lại ông Lê Hoàng
Anh giữ chức phó giám đốc
Sở TN&MT thời hạn năm
năm kể từ tháng 9-2020.
TÁ LÂM - CHÂU ANH
Karaoke tại
Bình Dương được
hoạt động trở lại
Ngày 8-9, ông Trần
Thanh Liêm, Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Dương,
vừa ký văn bản cho phép
karaoke và các dịch vụ
không thiết yếu trên địa
bàn được phép hoạt động
trở lại sau một tháng yêu
cầu tạm dừng.
Theo đó, Bình Dương
cho phép mở lại các loại
hình nghệ thuật biểu diễn,
cơ sở kinh doanh dịch vụ
karaoke và các giải thi đấu
thể thao nhưng phải đảm
bảo các biện pháp phòng,
chống dịch COVID-19 như
khuyến cáo của Bộ Y tế.
Ngành giáo dục phải
tăng cường các biện pháp
phòng, chống dịch để đảm
bảo sức khỏe cho học sinh,
sinh viên. Các ban, ngành,
địa phương tiếp tục phối
hợp thực hiện mục tiêu kép
vừa phòng, chống dịch hiệu
quả, vừa đẩy mạnh phát
triển kinh tế - xã hội.
Cùng ngày, Phó Chủ tịch
UBND TP Hà Nội, Trưởng
Ban chỉ đạo phòng, chống
dịch COVID-19 Hà Nội
Ngô Văn Quý cho biết: “TP
sẽ tiếp tục dừng hoạt động
bar, karaoke đến lúc TP hết
dịch và đến ngày 16-9 TP
sẽ xem xét trên tình hình
thực tế”.
L.ÁNH - T.PHÚ
Ngày 8-9, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng
(BĐBP) đã tổ chức hội nghị trực tuyến
“Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ biên
giới, kiểm soát cửa khẩu, lối mở, ngăn chặn
xuất nhập cảnh trái phép và phòng, chống
dịch COVID-19 của BĐBP”.
Thiếu tướng Lê Đức Thái, Phó Tư lệnh,
Tham mưu trưởng BĐBP, phụ trách tư lệnh
BĐBP, cho biết từ đầu đợt dịch COVID-19
đến nay, lực lượng BĐBP cả nước đã phát
hiện hơn 17.400 trường hợp nhập cảnh trái
phép qua đường mòn, lối mở biên giới,
trong đó số nhập cảnh trái phép qua các
tỉnh biên giới phía Bắc tăng cao. Tại Cao
Bằng, con số này lên tới hơn 5.300 người.
Bộ tư lệnh BĐBP đang duy trì hơn 1.600 tổ
chốt, thường trực 24/24 giờ tại các đường
mòn, lối mở.
Thiếu tướng Thái đề xuất với Bộ Quốc
phòng chỉ đạo các cơ quan chức năng
sớm triển khai chủ trương đầu tư xây
dựng đường cơ động đến các tổ, chốt
biên giới. Bên cạnh đó trang bị công nghệ
thông tin, camera giám sát cho các đơn
vị trọng điểm và kiên cố hóa 250 tổ, chốt
trên biên giới.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Trung tướng
Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng
QĐND Việt Nam, Phó Trưởng Ban chỉ đạo
phòng, chống dịch COVID-19 Bộ Quốc
phòng, yêu cầu trong thời gian tới, lực
lượng BĐBP không chủ quan, lơ là, hướng
tới việc chung sống an toàn với dịch bệnh.
Tập trung đấu tranh các chuyên án, triệt
phá các đường dây tổ chức đưa dẫn người
xuất nhập cảnh trái phép; tăng cường công
tác quản lý, bảo vệ chính trị nội bộ, kịp
thời phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm
các sai phạm, không để xảy ra tình trạng
người xuất nhập cảnh trái phép, trốn cách
ly gây nguy cơ lây lan dịch bệnh trong
cộng đồng.
VIẾT THỊNH
Suốt hơn 180 năm qua, vào ngày 30-7, 1
và 2-8 âm lịch hằng năm tại lăng Tả quân
Lê Văn Duyệt (tên thường gọi là Lăng Ông,
quận Bình Thạnh, TP.HCM) luôn diễn ra
lễ giỗ Đức Thượng công Tả quân Lê Văn
Duyệt.
Ngày 29-7, 1 và 2-8 âm lịch (tức ngày 16,
17 và 18-9) sắp tới sẽ là dịp giỗ 188 năm
ngày mất của Đức Tả quân.
Năm nay lễ giỗ có phần đặc biệt hơn
bởi công trình phục dựng cổng và tôn tạo
hàng rào di tích nghệ thuật quốc gia lăng
Lê Văn Duyệt do Trung tâm Bảo tồn di tích
TP.HCM thực hiện vừa hoàn thành, đang
trong giai đoạn quyết toán.
Lễ giỗ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt diễn
ra trong ba ngày gồm: Ngày tiên thường,
ngày chánh giỗ và ngày hậu thường.
Chương trình lễ giỗ theo nghi thức tế lễ tiểu
cung đình triều Nguyễn.
Trong ngày tiên thường (ngày 29-7 âm
lịch), ngoài nghi thức mời trầu rượu, tặng
lộc, cúng tiên thường… sẽ có lễ gắn bảng
tên đường Lê Văn Duyệt cho đoạn đường
Đinh Tiên Hoàng cũ (đoạn từ cầu Bông đến
giao lộ Phan Đăng Lưu).
Dự kiến lễ gắn bảng tên đường có sự
tham dự của lãnh đạo TP, quận, địa phương,
ban quản lý di tích, ban quý tế và hàng trăm
người dân.
QUỲNH TRANG
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ
Quốc phòng xin ý kiến chủ trương lập hồ
sơ di tích lịch sử địa đạo Củ Chi trình Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên
Hợp Quốc (UNESCO) ghi vào danh mục
di sản thế giới.
Theo đó, UBND TP.HCM đề nghị Bộ
Quốc phòng có ý kiến thống nhất về chủ
trương lập hồ sơ di tích lịch sử địa đạo Củ
Chi trình UNESCO ghi vào danh mục di
sản thế giới.
Sau khi có ý kiến thống nhất về chủ
trương của Bộ Quốc phòng, UBND TP sẽ
chỉ đạo Sở VH-TT TP phối hợp với các cơ
quan chuyên môn triển khai thực hiện các
bước tiếp theo theo hướng dẫn của Bộ VH-
TT&DL.
Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi là một
công trình khoa học quân sự còn được
bảo tồn tốt. Di tích này đáp ứng một số
tiêu chí có giá trị nổi bật toàn cầu, tính
toàn vẹn và tính xác thực theo hướng dẫn
thực hiện Công ước Di sản thế giới của
UNESCO.
KIÊN CƯỜNG
ĐườngĐinh TiênHoàng (đoạn từ cầu Bông đến giao lộ PhanĐăng Lưu) sẽ được gắn
bảng tên Lê VănDuyệt vào đúng lễ giỗ lần thứ 188 của ông. Ảnh: HOÀNGGIANG
Hà Nội nghiên cứu mở 10 tuyến
xe buýt điện
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế
Hùng vừa có văn bản giao Sở Tài chính nghiên
cứu kiến nghị của Sở GTVT, báo cáo TP trong
tháng 9-2020 về đề án đầu tư phương tiện, tổ chức
hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt sử dụng năng lượng sạch (xe điện) có trợ giá
trên địa bàn.
Trước đó, Sở GTVT TP Hà Nội cũng đã báo cáo
UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chủ trương
phát triển vận tải hành khách công cộng của thủ
đô.
Theo đó, Tập đoàn Vingroup đã đăng ký với TP
việc vận hành 10 tuyến xe buýt chạy bằng điện
này với cam kết đầu tư 150-200 xe điện cao cấp,
hệ thống công nghệ hiện đại, tiên tiến. Tập đoàn
cũng đầu tư trung tâm quản lý và vận hành xe buýt
thông minh, depot và hệ thống trạm sạc pin tại các
điểm đầu cuối, bãi đỗ xe ban đêm.
Hiện Sở GTVT đang cùng Tổng Công ty Vận
tải Hà Nội nghiên cứu, khảo sát kết cấu hạ tầng
giao thông, đánh giá nhu cầu đi lại của người
dân theo vùng phục vụ các tuyến xe buýt chạy
bằng điện và về độ trùng lặp với các tuyến xe
buýt khác.
TRỌNG PHÚ
Hơn 10.000 sản phẩm
pate Minh Chay bán ra thị trường
Tại cuộc giao ban báo chí Hà Nội vào chiều 8-9,
ông Nguyễn Minh Hùng, Cục phó Cục Quản lý
thị trường Hà Nội, đã thông tin về vụ việc ngộ độc
pate Minh Chay.
Theo ông Hùng, sản phẩm pate Minh Chay do
Công ty TNHH hai thành viên Lối Sống Mới đóng
tại Đông Anh (Hà Nội) sản xuất. Công ty này
thành lập vào năm 2018. Tháng 1-2020, công ty
được Chi cục Quản lý chất lượng nông sản, lâm
sản và thủy sản (Sở NN&PTNT) cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên,
do dịch COVID-19 nên công ty không hoạt động,
đến tháng 7-2020 mới hoạt động.
“Từ ngày 1-7 cho đến khi phát hiện vụ việc,
công ty đã đưa ra thị trường trên 10.000 sản phẩm
thực phẩm chay với phương thức bán online chứ
không có cửa hàng hay hệ thống phân phối” - ông
Hùng nói.
Cũng theo ông Hùng, sau khi phát hiện vụ việc,
ngày 30-8, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã đến
kiểm tra, đình chỉ hoạt động và niêm phong hoạt
động kinh doanh của công ty. Đến ngày 31-8, Cục
An toàn thực phẩm có văn bản chính thức đề nghị
Công an TP vào cuộc.
“Các cấp, các ngành đang vào cuộc, trong đó
có công an. Hiện vụ việc vẫn đang chờ kết luận
cuối cùng của cơ quan chức năng” - ông Hùng
nói.
TRỌNG PHÚ
Bắt giam 2 người sản xuất tiền giả
Ngày 8-9, Cơ quan An ninh điều tra Công an
TP Cần Thơ đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt
tạm giam đối với Trần Văn Tâm (36 tuổi, ngụ An
Giang) và Phạm Thị Thu Hương (33 tuổi, ngụ
quận Bình Thủy) về tội sản xuất, tàng trữ tiền giả.
Theo kết quả điều tra, tối 30-8, Công an huyện
Phong Điền đã kiểm tra căn nhà ở xã Mỹ Khánh
do Tâm thuê để kinh doanh. Tại đây, công an phát
hiện có máy ép nhựa, máy ép nylon cùng nhiều tờ
giấy in hình tiền Việt Nam mệnh giá 200.000 đồng
và 500.000 đồng.
Qua làm việc, ông Tâm thừa nhận số máy móc
và các khổ giấy in hình tiền trên là của bà Hương
mang đến để in tiền giả từ tháng 6-2020.
Bà Hương cũng thừa nhận do làm ăn thua lỗ nên
đã rủ Tâm in tiền giả để tiêu xài. Cả hai đã ba lần
sản xuất (30 tờ tiền giả) nhưng đều thất bại nên đã
hủy và bị công an phát hiện.
HẢI DƯƠNG
ĐT cung cấp thông tin nóng: 098 . 2000 . 333 , ( 028 ) 39 . 91 . 96 . 13
Không chủ quan, hướng tới việc
chung sống an toàn với dịch bệnh
Gắn tên đường Lê Văn Duyệt vào dịp giỗ của Đức Tả quân
Xin ý kiến trình UNESCO để địa đạo Củ Chi thành di sản thế giới