4
Thời sự -
Thứ Tư 9-9-2020
ĐẶNG TRUNG
T
rên số báo trước,
Pháp
Luật TP.HCM
phản ánh
việc nhiều thôn ở xã Ái
Thượng, huyện Bá Thước,
Thanh Hóa tận thu tiền làm
đường nông thôn mới (NTM)
theo cách bổ đồng nhân khẩu.
Vì chủ trương này mà người
già, trẻ em, trẻ bị thiểu năng
cũng phải đóng tiền.
Vì sao có chuyện tận thu
này? Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Nguyễn Đức
Lục, Chủ tịch UBND xã Ái
Thượng, lý giải và cho là
“Thu 700.000 đồng/khẩu là
bình thường”, trong khi tỉnh
và huyện khẳng định nếu thu
như thế là sai.
Chủ tịch xã: Đã bàn
bạc, ai cũng đồng tình
Theo ôngNguyễnĐức Lục,
xã Ái Thượng đã có 4/11 thôn
đạt chuẩn NTM và phấn đấu
đến năm 2022 đạt xã NTM.
Bốn thôn đạt NTM có 242
hộ, gồm các thôn Đan, Vèn,
Trênh và Cân đã xây dựng
đường NTM với khoảng 3,5
km. Hiện còn thônThungTâm
(có 146 hộ với hơn 600 nhân
khẩu) đang triển khai thu để
xây dựng NTM với khoảng
1 km đường.
“ViệcxâydựngđườngNTM
là dân tự bàn và giao cho ban
phát triển thôn tự thu, tự mua
xi măng và tự làm. Còn lại
những công trình khác mà
sử dụng ngân sách nhà nước
thì xã tự làm. Vì làm dân chủ
nên người dân họ thích! Họ tự
thu, tự làm, không qua thầu
nào hết. Làm như thế cho nó
minh bạch, người dân khỏi
nghi ngờ” - ông Lục nói.
Ông Lục cũng xác nhận
có chủ trương ép dân phải
đóng góp để về đích NTM
mà Nhà nước đầu tư, còn
lại một ít dân tự bàn, có khả
năng thì đóng góp chứ không
bắt ép của dân... “Thôn Vèn
cao nhất xã về thu nhập bình
quân đầu người nên việc thu
700.000 đồng/nhân khẩu là
bình thường” - ông Lục nói.
Về việc thu tiền đóng góp
NTM với cả trẻ em, ông Lục
cho biết có việc thu cả trẻ
em từ sáu tháng tuổi trở lên
nhưng miễn cho người tàn
tật, người mất sức lao động.
“Còn người ta tính thu trẻ
không đúng, khó làm” - ông
Lục nói.
Tỉnh: Thu tiền như thế
là sai
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ôngTrầnĐứcNăng,
PhóChánhVăn phòng thường
trực NTM tỉnh Thanh Hóa,
cho biết: Chính sách chung
của tỉnh Thanh Hóa là không
được huy động trẻ em, người
già, người nghèo, người được
bảo trợ xã hội đóng tiền làm
đường xây dựng NTM. Nếu
có việc thu tiền các đối tượng
trên là sai.
Ông Năng cho hay tỉnh có
cơ chế mở để huy động sức
dân nhưng phải trên tinh thần
tự nguyện, tự giác và phải
công khai, sử dụng hiệu quả.
“Việc huy động đó có thể
bằng ngày công hoặc là tiền
nhưng phải trên tinh thần tự
nguyện” - ông Năng nói.
“Trước mắt, chúng tôi cho
kiểmtra thực tế. Nếu đúng như
báo phản ánh thì đây là việc
gây bất bình. Tỉnh đã tuyên
truyền cách làmvà hướng dẫn
rồi mà còn làm sai là không
được, phải quy trách nhiệm
đến nơi đến chốn” - ông
Năng nói.
“Tôi khẳng định nếu xác
định thu sai, địa phương phải
làm rõ để có căn cứ kiểm
điểm trách nhiệm các cá
nhân liên quan. Khi đã thu
sai thì phải hoàn lại cho các
đối tượng đã thu sai trước
đó. Tỉnh luôn quán triệt đến
các địa phương là không
được bắt ép, thu quá sức
dân, thu của người nghèo,
các đối tượng bảo trợ xã hội,
trẻ em, người tàn tật không
nơi nương tựa...” - ông Năng
khẳng định.•
Thanh Hóa kiểm tra việc tận thu
làm đường nông thôn mới
Chủ tịch xã lý giải việc huy động trẻ emcũng phải đóng tiền làmđường nông thônmới vì “còn đi tới 70-80 nămnữa”!
thôn Vèn, thôn Thung Tâm
có việc đóng tiền theo nhân
khẩu để xây đường NTM.
Tại thôn Thung Tâm đang
triển khai thì chia thành hai
đợt đóng, trong đó đợt 1 là
400.000 đồng/nhân khẩu và
đợt 2 là 300.000 đồng/nhân
khẩu. “Bước đầu, nhân dân
đóng góp đợt 1 là 240 triệu
đồng/600 nhân khẩu, còn ngân
sách xã bỏ ra 300 triệu đồng
là đạt thôn NTM. Trường hợp
muốn đạt lên kiểu mẫu thì
năm 2021 mới thu tiếp” - ông
Lục cho hay.
Ông Lục cho là xã không
em là đúng vì còn đi 70-80
năm nữa. Bàn làm sao mà cứ
100% người dân giơ tay biểu
quyết là làm” - ông Lục nói.
Khi chúng tôi nêu các
trường hợp người già, trẻ
thiểu năng cũng phải đóng
tiền xây đường, ông Lục cho
hay: “Sẽ xem lại nhưng lâu
nay dân vẫn thu như thế và
dân tự bàn, tự làm”.
Ông Lục cũng khẳng định
số tiền đã thu nếu có sai chắc
chắn không trả lại được vì có
nơi đã quyết toán công trình.
“Giờ chẳng lẽ lại đi thu cả
làng để trả lại cho trẻ em thì
Chủ trương chung
của Thanh Hóa là
không được huy
động trẻ em, người
già, người nghèo,
người được bảo trợ
xã hội đóng tiền làm
đường xây dựng
nông thôn mới, nếu
có việc thu tiền các
đối tượng trên là sai.
Hà Nội: Mỗi phường không quá 23 cán bộ, công chức
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 19 quy
định số lượng và một số nội dung về cán bộ, công chức
xã/phường/thị trấn.
Theo đó, đối với phường loại 1 (phân loại theo quy mô
dân số và diện tích), được bố trí tối đa 23 người, trong đó
cán bộ không quá 10 người, công chức không quá 13 người.
Đối với phường loại 2, bố trí tối đa 21 người, trong đó
cán bộ không quá chín người, công chức không quá 12
người.
Đối với phường loại 3, được bố trí tối đa 19 người,
trong đó cán bộ không quá chín người, công chức không
quá 10 người.
Theo Quyết định 19, đối với cấp phường thuộc thị
xã Sơn Tây có chức danh chủ tịch Hội Nông dân thì số
lượng cán bộ bố trí tăng một người, số lượng công chức
giảm đi một người.
TP Hà Nội định hướng bố trí bí thư đảng ủy kiêm
nhiệm chủ tịch HĐND phường. Trường hợp thực hiện
mô hình bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch UBND thì
bố trí phó bí thư đảng ủy (thường trực) kiêm chủ tịch
HĐND phường.
Đối với xã/thị trấn loại 1, được bố trí tối đa 22 người,
trong đó cán bộ không quá 11 người, công chức không
quá 11 người; xã/thị trấn loại 2, được bố trí tối đa 20
người, trong đó cán bộ không quá 11 người, công chức
không quá chín người; xã/thị trấn loại 3, được bố trí tối
đa 18 người, trong đó cán bộ không quá 10 người, công
chức không quá tám người.
TP Hà Nội cũng đưa ra định hướng bố trí bí thư đảng ủy
kiêm nhiệm chủ tịch HĐND xã. Trường hợp thực hiện mô
hình bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch UBND thì bố trí
phó bí thư đảng ủy (thường trực) kiêm chủ tịch HĐND xã.
Quyết định cũng quy định rõ về cơ cấu công chức đối
với từng chức danh: Chỉ huy trưởng quân sự; tài chính -
kế toán; văn phòng - thống kê; địa chính - xây dựng - đô
thị và môi trường; văn hóa - xã hội; tư pháp - hộ tịch.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 17-9-2020.
TRỌNG PHÚ
Chị Lê Thị Nhung ở thôn Thung
Tâm, xã Ái Thượng cho hay là
trẻ em, người già đau ốmtrong
gia đình cũng phải đóng tiền
làmđường nông thônmới.
Ảnh: ĐẶNGTRUNG
Một trang trong sổ thu đợt 1
mỗi người 400.000 đồng
của thôn Thung Tâm.
Ảnh: ĐẶNGTRUNG
Huyện yêu cầu xác minh, làm rõ
Chiều 8-9, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông Bùi Văn
Lưỡng, Bí thư Huyện ủy Bá Thước (Thanh Hóa), cho biết:
“Ngay sau khi báo thông tin về việc làm đường nông thôn
mới ở xã Ái Thượng, tôi đã chỉ đạo các đơn vị nhanh chóng
xác minh, làm rõ.
Chúng tôi cho kiểm tra lại, cái gì chưa đúng, sai sót thì
phải khắc phục. Trường hợp có thu sai thì phải trả lại cho
dân, không thể để như thế được”.
Cũng theo ông Lưỡng, có thể thôn không hiểu mà xã
chỉ đạo không sát, trong khi lãnh đạo phải nắm. “Chiều
8-9, huyện tổ chức cuộc họp về vấn đề báo nêu để chỉ đạo
khắc phục các thiếu sót nếu xã chỉ đạo không sát”- ông nói.
Ông cũng cho hay là sau khi có kết quả kiểm tra sẽ thông
báo sau.
Người đàn ông cầm dao truy sát
cả gia đình người tình
Sáng 8-9, Công an tỉnh Khánh Hòa phối hợp với cơ
quan chức năng tiếp tục khám nghiệm hiện trường,
khám nghiệm tử thi để điều tra vụ trọng án xảy ra tại
thôn Phú Văn, xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, Khánh
Hòa.
Theo thông tin ban đầu, khuya 7-9, Nguyễn Văn Lạc
(39 tuổi, ngụ huyện Diên Khánh) đến nhà chị Đinh Thị
Yến P. (35 tuổi, ngụ thôn Phú Văn, xã Ninh Trung) giải
quyết mâu thuẫn tình cảm giữa hai người. Lạc cầm dao
định đâm chị P. nhưng chị này chạy thoát.
Sau đó, Lạc dùng dao đâm liên tiếp mẹ ruột chị P. là
bà Đinh Thị L. (60 tuổi) cùng hai người con bảy tuổi
và bốn tuổi của chị P. Tiếp đó, Lạc đã dùng dao tự đâm
vào cổ mình.
Khi hàng xóm cùng lực lượng chức năng đến, bà L.
và Lạc đã tử vong, riêng hai con của chị P. bị thương
nặng được đưa đi cấp cứu. Theo một nguồn tin, giữa
chị P. và Lạc có quan hệ tình cảm lâu nay.
TẤN LỘC